Đại biểu QH: Quan chức tín nhiệm thấp phải từ chức
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp phải từ chức.
Thảo luận về Luật tổ chức Quốc hội ngày 22/1, Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp thì ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.
Ông Tám đề xuất, nên quy định thêm người này được quyền từ chức. Nếu họ không từ chức thì mới báo cáo Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm…
“Về mặt tâm lý, để có kết quả tín nhiệm thấp như vậy có thể họ sẽ muốn từ chức để tránh cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà kết quả sẽ không thay đổi số phận”, ông Tám nói.
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám
Video đang HOT
Cùng ý kiến với Đại biểu Tám, tuy nhiên, Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) nhấn mạnh, nên thay đổi từ “không tín nhiệm có thể từ chức” thành “phải từ chức” để thể hiện tính khẳng định.
Còn đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị, cần làm rõ trường hợp nào là kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm, trường hợp nào là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Hiến pháp phải quy định nguyên tắc một trong những công cụ kiểm soát của quyền lập pháp đối với quyền hành pháp là bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Nếu hành pháp cảm thấy chưa thoả mãn với những phê phán đối với mình thì có thể đề nghị cơ quan lập pháp bỏ phiếu tín nhiệm. Đó là Chính phủ kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm.
Trường hợp đại biểu Quốc hội hay một cơ quan Quốc hội cảm thấy không thể tín nhiệm Chính phủ hoặc thành viên Chính phủ thì kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Quy định như vậy mới đảm bảo tính khả thi trong thực hiện kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu Quốc hội
Là đại biểu phát biểu cuối cùng trong phiên thảo luận ngày 22/10, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, trong Hiến pháp không quy định lấy phiếu tín nhiệm. Do vậy, ông cho rằng, Luật tổ chức không nên quy định lấy phiếu tín nhiệm.
Ông cho rằng, Hiến pháp quy định “bỏ phiếu tín nhiệm” chứ không “lấy phiếu tín nhiệm”. Do vậy, có thể ra một Nghị quyết riêng, chứ không nên ghi trong luật.
“Tôi thấy nghị quyết này thay đổi thường xuyên. Chúng ta vừa có nghị quyết 35 xong, sau đó lại thay đổi. Vừa rồi, các đại biểu có buổi góp ý sâu sắc rõ ràng nhưng khi tiếp thu giải trình vẫn nguyên như cũ, không có gì thay đổi”, Đại biểu Thuyền bày tỏ.
Theo Khampha
Khai mạc kỳ họp Quốc hội ở toà nhà hiện đại
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13, khai mạc sáng nay ngày 20/10 tại Nhà Quốc hội, công trình hiện đại vừa được đưa vào vận hành.
Công trình Nhà Quốc hội (mới) cao 39m với 5 tầng nổi, 2 tầng hầm
Sau phần mở đầu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có Báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015.
Trong sáng 20/10, Quốc hội còn nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày; nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014...
Vào buổi chiều thứ 7 ngày 25/10, Quốc hội sẽ dành một giờ để nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa.
Như thường lệ, thời gian dành cho Quốc hội dành để chất vấn các thành viên Chính phủ kéo dài trong hai ngày rưỡi (17-19/11).
Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành trước các phiên chất vấn, ngày 15/11.
Tại kỳ họp, ngoài các nội dung về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015; kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2014, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2015... thì phần lớn nội dung làm luật là xem xét, thảo luận, quyết định sửa đổi nhiều dự án luật.
Trong số đó, có các dự án luật như như Luật về tổ chức bộ máy nhà nước, Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức TAND (sửa đổi), Luật tổ chức viện KSND (sửa đổi), Luật MTTQ VN (sửa đổi), Bộ luật dân sự (sửa đổi), Luật nhà ở (sửa đổi), Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật doanh nghiệp (sửa đổi), Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi)...
Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra từ ngày 20/10 đến 29/11 tại Hội trường Nhà Quốc hội, công trình vừa gấp rút đưa vào vận hành phục vụ kỳ họp. Đây là công trình hiện đại với 5 tầng nổi, 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn trên 60.000 m2...
Theo Zing News
Vào Quốc hội không chỉ để vỗ tay Không phát biểu, phát biểu bài của người khác, nhấn nút biểu quyết hộ, hỏi mồi... thực tế diễn ra tại các kỳ họp Quốc hội đã được lãnh đạo Quốc hội cùng các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), nguyên ĐBQH thẳng thắn chỉ ra. Cảnh báo cần thiết Đại biểu QH bấm nút biểu quyết (ảnh minh họa). Ảnh: Hồng Vĩnh. Tại...