Đại biểu QH nêu tình hình Biển Đông để góp ý dự Luật cảnh sát biển
Theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, quy định như dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam để tránh hiểu cảnh sát biển là lực lượng quân sự, dẫn đến bất lợi trong ứng xử giữa lực lượng chấp pháp của các quốc gia khác với cảnh sát biển trên khu vực Biển Đông, không để các thế lực thù địch lợi dụng, khiêu khích, tạo xung đột vũ trang.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội).
Sáng nay (8.6), Quốc hội thảo luận tại hội trường cho ý kiến về dự thảo Luật cảnh sát biển Việt Nam. Nhiều đại biểu khi góp ý đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải sớm ban hành Luật cảnh sát biển.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) cho rằng, hiện nay nước ngoài tăng cường diễn tập, hoạt động chấp pháp, nghiên cứu tôn tạo đảo, sử dụng tàu công vụ tổ chức xua đuổi ngăn cản, thậm chí sử dụng biện pháp cứng rắn làm tổn thất tài sản, gây thương vong cho ngư dân các nước và Việt Nam.
“Gần đây nước ngoài nâng cấp tàu du lịch đưa khách du lịch nước ngoài thường xuyên hơn ra Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều điểm khác trên Biển Đông. Hoạt động tội phạm vi phạm pháp luật trên biển như cải hoán tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá để buôn bán, vận chuyển xăng dầu trái phép vi phạm vùng biển nước ngoài để đánh bắt hải sản”, đại biểu Bình nói.
Đại biểu Nguyễn Đình Cúc (Bà Rịa -Vũng Tàu) cũng đề cập tới vấn đề Biển Đông khi góp ý vào dự thảo Luật, Ông nói, tình hình trên biển diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, các tình huống liên quan đến quốc phòng, an ninh trên biển vẫn diễn biến phức tạp do chiến lược tham vọng kiểm soát biển của các nước trong khu vực; các vụ nổ súng vào ngư dân Việt Nam trên biển, các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia về ma túy, buôn lậu, vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn trên biển. “Vì vậy, nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam ngày càng nặng nề hơn”, đai biểu Cúc nói và cho rằng việc xây dựng Luật cảnh sát biển là cấp bách.
Góp ý cụ thể vào điều luật, đại biểu Nguyễn Văn Được (Hà Nội) đề nghị quy định về vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam như sau: Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng thường trực của Quân đội Nhân dân Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng có chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn và sự ổn định vùng biển. “Quy định như trên vừa ngắn gọn, rõ vị trí, rõ chức năng”, đại biểu Được nói.
Video đang HOT
Phát biểu giải trình một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban soạn thảo dự án Luật cho biết: Về quản lý nhà nước đối với cảnh sát biển một số ý kiến đề nghị làm rõ chủ thể quản lý nhà nước đối với cảnh sát biển trong dự thảo luật.
“Bộ Quốc phòng xin báo cáo, việc quy định vai trò quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với cảnh sát biển như dự thảo luật đảm bảo phù hợp với các khoản, các điều quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các điều quy định của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015″, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nói.
Vẫn theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, dự thảo luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với cảnh sát biển nhằm đảm bảo tính linh hoạt, chủ động trong quản lý điều hành hoạt động của cảnh sát biển.
“Quy định như trên tránh hiểu cảnh sát biển là lực lượng quân sự, dẫn đến bất lợi trong ứng xử giữa lực lượng chấp pháp của các quốc gia khác với cảnh sát biển trên khu vực Biển Đông, không để các thế lực thù địch lợi dụng, khiêu khích, tạo xung đột vũ trang, góp phần giữ gìn vùng biển hòa bình, ổn định và phát triển bền vững”. Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.
Theo Danviet
Đại tướng Ngô Xuân Lịch nói về kinh tế quốc phòng
Theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, 70 năm phát triển lực lượng quân đội đã tham gia xây dựng kinh tế ở nhiều vùng, miền - những địa bàn các doanh nghiệp dân sự hầu như không đầu tư vì lợi nhuận thấp
Sáng 24.11, thảo luận về luật Quốc phòng (sửa đổi), Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chính ủy Quân khu 7 cho rằng, đơn vị quân đội làm kinh tế quốc phòng là một trong những nhân tố chính trị rất rõ. Việc xem lợi ích quốc phòng bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ quyết định, kinh tế là nhiệm vụ quan trọng.
Mục đích đầu tiên của việc quân đội làm kinh tế là gia tăng sức mạnh quân sự, sức mạnh quốc phòng, từ đó gia tăng sức mạnh quốc gia.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
"Quân đội làm kinh tế góp phần xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, cùng với những tiến bộ của công nghệ quốc phòng ngày càng hiện đại. Quân đội làm kinh tế chính là gánh vác nhiệm vụ chính trị xã hội", Thiếu tướng Hoàng nói và cho biết, thời gian tới theo đề án được Chính phủ phê duyệt, quân đội sẽ tái cơ cấu các doanh nghiệp.
Cùng vấn đề trên, Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh - Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương cho biết, quân đội tham gia phát triển kinh tế - xã hội sẽ góp phần thực hiện 4 mục tiêu đó là, Gia tăng sức mạnh quân đội và sức mạnh tổng hợp quốc gia; Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; Tận dụng tiềm lực tiềm năng đất nước; Từng bước nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
Hiệu quả của việc kết hợp kinh tế quốc phòng được Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh chỉ rõ, hiện có nhiều doanh nghiệp quân đội chiếm lĩnh thị trường và đầu tư ra nước ngoài, giữ vị trí xứng đáng trong nền kinh tế.
Dù vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế quốc phòng, hiện nay Bộ Quốc phòng cũng đang sắp xếp theo hướng các doanh nghiệp quân đội không làm kinh tế đơn thuần mà làm kinh tế quốc phòng, kinh tế khoa học công nghệ để phục vụ phát triển tiềm lực quốc phòng, góp phần gia tăng sức mạnh quân đội và tiềm lực quốc gia.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP.Hà Nội) cho rằng, kinh tế và quốc phòng có mối quan hệ chặt chẽ. Hiện quân đội đã có những tập đoàn làm kinh tế rất thành công, hoạt động đúng quy định của pháp luật, có doanh thu lớn nộp ngân sách rất nhiều.
Cụ thể, từ 2012 quân đội sản xuất kinh doanh nộp ngân sách 16.500 tỷ đồng, năm 2015 lên đến 43.000 tỷ đồng, năm nay dự kiến 47.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đại biểu đoàn TP Hà Nội, kết hợp kinh tế quốc phòng, quân đội cần phải rạch ròi từng nhiệm vụ. Cụ thể là kinh tế phục vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc với nội dung hoạt động kinh tế đơn thuần và đặc biệt không sử dụng đất đai sai mục đích như vụ sân bay Tân Sơn Nhất gây xôn xao dư luận vừa qua.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (đoàn Hà Nam) đề nghị trong luật cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan và trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong tổ chức, quản lý và các hình thức kết hợp quốc phòng kinh tế.
Ông cũng đề nghị trong luật cần quy định rõ việc kết hợp kinh tế với quốc phòng do chủ thể nào thực hiện, thực hiện như thế nào. Đặc biệt là chính sách nhà nước với nhiệm vụ này, nhất là đối với nhiệm vụ vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo.
Giải trình thêm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Quốc phòng khẳng định, nhiệm vụ quân đội tham gia làm kinh tế đã, đang và luôn là chức năng quan trọng của quân đội nên cần quy định trong dự thảo luật.
Theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, 70 năm phát triển lực lượng quân đội đã tham gia xây dựng kinh tế ở nhiều vùng, miền - những địa bàn các doanh nghiệp dân sự hầu như không đầu tư vì lợi nhuận thấp.
Nhắc tới tên những doanh nghiệp quân đội như Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tổng công ty trực thăng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)..., Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết, các doanh nghiệp quân đội không ngừng đổi mới, phát triển hội nhập, nhiều thương hiệu doanh nghiệp đi đầu, tạo sản phẩm có giá trị cao, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước.
Theo Bộ trưởng, thực hiện đề án cơ cấu lại doanh nghiệp quân đội tới đây, Bộ Quốc Phòng sẽ chỉ giữ lại 100% vốn Nhà nước tại 17 trong 88 doanh nghiệp hiện có. "Số doanh nghiệp quân đội còn lại sẽ thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn, sáp nhập...", Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bội trưởng Bộ Quốc phòng nói thêm.
Theo Quang Phong (Dân trí)
Tàu Cảnh sát biển 8004 sang thăm giao lưu Cảnh sát biển Trung Quốc Đây là lần đầu tiên, tàu Cảnh sát biển VIệt Nam sang thăm và giao lưu với Cảnh sát biển Trung Quốc. Sáng 8/5, tại Quân cảng Vùng Cảnh sát biển 1, tàu 8004 và đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển lên đường thăm giao lưu với lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc tại thành phố Hải Khẩu,...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu: Quản lý thị trường vào cuộc

Người dân đổ về trung tâm TPHCM xem hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4

Điều tra vụ người đàn ông chết cháy trên võng ở đường Hồng Bàng

Cháy tòa nhà Viet Tower 18 tầng ở Hà Nội

20 giờ hôm nay, TP.HCM hợp luyện diễu binh, diễu hành trên đường Lê Duẩn

Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Hải "lé" điều hành đường dây cho vay lãi nặng như thế nào?
Có thể bạn quan tâm

Iran và Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế bất chấp lệnh trừng phạt
Thế giới
10:06:06 19/04/2025
Homestay Măng Đen cạn phòng, Đà Lạt vẫn 'thoáng' dịp 30/4
Du lịch
09:55:55 19/04/2025
Những thực phẩm bổ dưỡng chẳng kém sữa, chợ Việt có nhiều lại hay bị ngó lơ
Sức khỏe
09:44:45 19/04/2025
Điều trị nám da bao lâu thì hết?
Làm đẹp
09:27:29 19/04/2025
Chuyện lạ có thật: Sao nam hot hàng đầu lên tiếng tin mang thai giữa họp báo!
Sao châu á
09:03:17 19/04/2025
Concert của trưởng nhóm nhạc nữ quốc dân bị huỷ phút chót, fan Việt phẫn nộ vì lý do khó chấp nhận
Nhạc quốc tế
08:59:59 19/04/2025
Giám đốc Công an Quảng Ninh nói về việc bắt nhanh Bùi Đình Khánh sau 24h gây án
Pháp luật
08:41:07 19/04/2025
Thời điểm lý tưởng cho game thủ, sở hữu siêu bom tấn hay nhất năm 2023 với loạt ưu đãi
Mọt game
08:12:42 19/04/2025
"Quốc bảo nhan sắc" từng khiến cả Hàn Quốc mê mệt bỗng dưng biến mất: Giờ tuổi 43 gây ngỡ ngàng vì đẹp như tượng tạc
Hậu trường phim
08:02:03 19/04/2025