Đại biểu QH bất ngờ đề nghị có Luật phòng chống phản bội Tổ quốc
Sáng nay (25.5), Quốc hội thảo luận ở hội trường về kinh tế – xã hội, là người phát biểu đầu tiên, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đã đề nghị cần có Luật phòng, chống phản bội Tổ quốc.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (ảnh VPQH).
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nêu, tại điều 44 của Hiến pháp có quy định, công dân phải trung thành với Tổ quốc, tuy nhiên Quốc hội chưa có kế hoạch xây dựng Luật Phòng chống phản bội Tổ quốc để mọi người nhận diện đâu là đối tượng phản bội Tổ quốc.
Từ dẫn chứng trên đại biểu Cảnh đề nghị sớm xây dựng Luật này để giúp các cá nhân thể hiện lòng yêu nước, tham gia bảo vệ, xây dựng Tổ quốc.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương – ảnh VPQH).
Ngay sau phát biểu của đại biểu Cảnh, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) giơ biển xin tranh luận. Theo đại biểu Hồng việc đại biểu Cảnh đề nghị có Luật Phòng, chống phản bội Tổ quốc là tâm huyết của đại biểu. “Tuy nhiên tại điều 44 của Hiến pháp năm 2013, quy định tội phản bội tổ quốc là tội nặng nhất. Điều này cũng được thể chế hóa trong Bộ luật Hình sự và các luật bảo vệ Tổ quốc liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia. Chính vì thế không nên đặt vấn đề có luật phòng, chống phản bội Tổ quốc”, đại biểu Hồng nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Nghệ An (ảnh VPQH).
Video đang HOT
Phát biểu ở góc độ khác, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An) cho biết, cử tri đòi hỏi Quốc hội làm nhiều hơn, nhanh hơn, quyết liệt hơn những vấn đề bức xúc đang đặt ra.
“Trước hết, suy thoái đạo đức, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Hiện thực cuộc sống trong thời gian gần đây đang xảy ra những sự việc động trời và khó tin, những hành vi mất nhân tính như lấy than củi tre làm thuốc trị ung thư, cà phê trộn pin, cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng, bảo mẫu bạo hành dã man trẻ em trong các trường, tình trạng bạo lực học đường, trong bệnh viện, các vụ thảm án giết nhiều người gây chấn động dư luận”, đại biểu Cầu nêu.
Vị đại biểu tỉnh Nghệ An này cho hay, cử tri lo lắng và tâm tư “ước gì đời sống kinh tế vật chất được như hiện nay, đạo đức xã hội được như ngày xưa”. Theo đại biểu Cầu nguyên nhân thực trạng đáng buồn trên có nhiều nhưng cốt yếu nhất là sự xuống cấp về đạo đức, sự buông lỏng kỷ cương phép nước.
“Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có đủ giải pháp cứng rắn, trừng trị, ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi mất nhân tính như trên càng nhanh càng tốt”, đại biểu Cầu nhấn mạnh.
Đại biểu Cầu nói thêm, cử tri phấn khởi trước kết quả phòng, chống tham nhũng thời gian gần đây nhưng vẫn tâm tư, trăn trước sự thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đất đai, xây dựng cơ bản.
“Tình trạng giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án lớn nhưng chưa thu tiền sử dụng đất gây thất thoát cho ngân sách. Đất để nhiều năm không triển khai gây lãng phí, trong khi đó nhân dân không có đất sản xuất. Tình trạng dự án treo còn xảy ra nhiều, xuất hiện tình trạng đầu cơ chọn đất vàng để chuyển nhượng, mua bán trục lợi cá nhân còn thất thoát lớn”, đại biểu Cầu nêu.
Vị đại biểu này dẫn chứng, trong xây dựng cơ bản, cử tri so sánh: Nếu xây 1 ngôi nhà cùng thiết kế thì người dân chỉ xây hết 650 triệu đồng, còn Nhà nước xây ít nhất 1 tỷ đồng mà chất lượng thẩm mỹ không bằng của người dân. Cử tri kiến nghị nhà nước nên tính toán lại định mức, tính toán lại đổi giá, trượt giá nếu không sẽ còn thất thoát hơn.
“Thực tiễn 12 đại dự án thua lỗ mà Chính phủ đang xử lý rốt ráo hiện nay là 1 ví dụ nhãn tiền. Gần đây Kiểm toán nNà nước phát hiện những sai phạm tại các dự án BOT, BT, cổ phần hoá doanh nghiệp. Cá biệt, như dự án nạo vét kè sông Kê Sào tỉnh Ninh Bình điều chỉnh tăng đến 36 lần từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đã chứng minh những tâm tư của cử tri là có cơ sở”, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu băn khoăn.
Theo Danviet
"Tố cáo qua điện thoại là trực tiếp chứ không phải gián tiếp"
Thảo luận về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) sáng 24/5, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng dùng điện thoại để tố cáo là trực tiếp chứ không phải gián tiếp. Nếu không sử dụng điện thoại thông minh thì trở về thời kỳ 0.4, chứ không phải 4.0 như xu hướng hiện nay.
Đại biểu Hồ Thị Cẩm Đào (Sóc Trăng).
Theo đại biểu Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc), việc mở rộng hình thức tố cáo cần được nghiên cứu thận trọng để phù hợp với tình hình chung và đảm bảo khả thi, dù đây là quyền hiến định. Nếu mở rộng hình thức tố cáo sẽ gây khó khăn cho cơ quan nhà nước vì thống kê cho thấy có tới 60% tố cáo sai sự thật và chỉ có hơn 10% là tố cáo đúng.
"Giờ thêm hình thức tố cáo sẽ dẫn tới tràn lan thiếu căn cứ, khó kiểm soát bởi hòm thư điện tử có thể tự tạo lập ảo, số điện thoại ảo, khó xác định tính chính xác với người sử dụng sim rác"- ông Hà nói.
Đại biểu Võ Đình Tín (Đắk Nông) cũng băn khoăn việc mở rộng hình thức tố cáo sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc tìm trách nhiệm của người tố cáo không đúng sự thật. Còn nếu cho phép tố cáo qua thư điện tử thì có thể tạo kẽ hở để người tố cáo xúc phạm, vu khống người khác.
"Việc mở rộng hình thức tố cáo cần nhân lực để xác định nội dung tố cáo, nên việc này khó khả thi. Tôi cho rằng nên giữ nguyên quy định của luật hiện hành"- ông Tín nói.
Chung nhận định, đại biểu Hồ Thị Cẩm Đào (Sóc Trăng) phân tích: Do tố cáo được thực hiện qua điện thoại, thư điện tử, fax nên không xác định người tố cáo là ai. Từ đó nảy sinh việc lợi dụng tố cáo để vu khống, vu cáo, xúc phạm người khác, gây ảnh hưởng tới sinh mạng chính trị của họ, tới khi phát hiện ra không phải như thế thì hậu quả đã xảy ra rồi.
Dù vậy, bà Đào cho rằng thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật phải được tiếp nhận, xử lý, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và không bỏ lọt, bỏ sót thông tin quan trọng.
Không nên chỉ chọn việc dễ để làm
Trái lại, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An - lại ủng hộ hình thức tiếp nhận tố cáo qua điện thoại. Luật Phòng chống tham nhũng được ban hành 13 năm trước đã quy định "cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công dân tố cáo qua mạng, điện thoại và các hình thức tố cáo phù hợp khác".
"13 năm rồi Quốc hội chấp nhận cái này mà công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn, tại sao giờ lại bỏ cái này đi? Nếu bỏ hình thức tiếp nhận tố cáo qua điện thoại đi thì sẽ mất một kênh quan trọng. Việc giữ nguyên như dự thảo là hợp tình hợp lý"- ông Cầu đề nghị.
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu- Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Vị đại biểu tỉnh Nghệ An thắng thắn nói tiếp: "Chúng ta là công chức nhà nước, nếu nói sòng phẳng là ăn lương nhà nước từ thuế của dân đóng thì yêu cầu của dân ta phải làm. Một người tố cáo qua điện thoại, cơ quan chức năng ghi lại và hẹn người tố cáo để họ cung cấp thông tin. Tôi nghĩ tại sao Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 tiến bộ thế mà không kế thừa lại phải bỏ đi? Tôi nghĩ để người dân thực hiện quyền hiến định chứ không phải vì khó khăn của cơ quan quản lý nhà nước mà ta chọn việc dễ để làm còn việc khó thì không".
Đồng tình, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phân tích: Các nhà mạng đang cố gắng xoá bỏ sim rác, đăng ký tên tuổi người sử dụng, vì vậy không nên thoái thác từ chối tiếp nhận thông tin tố cáo qua điện thoại.
"Hiện nay chúng ta đang nói tới thời kỳ khoa học công nghệ 4.0 rồi, nhưng nếu không sử dụng điện thoại thông minh thì trở về thời kỳ 0.4 rồi. Dùng điện thoại gọi là tố cáo trực tiếp chứ không phải gián tiếp, không nên thoái thác đây là vấn đề khó"- ông Nhưỡng ví von.
Theo dự thảo Luật Tố cáo, hình thức tố cáo gồm: Việc tố cáo được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói; văn bản tố cáo bao gồm bản giấy, bản fax, thư điện tử. Tố cáo bằng lời nói bao gồm: người tố cáo trình bày trực tiếp bằng lời nói tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc với cá nhân có thẩm quyền; tố cáo qua điện thoại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về quy trình tiếp nhận tố cáo. Cụ thể là quy định cụ thể về các điều kiện để tiếp nhận tố cáo tương ứng với từng hình thức; xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải công khai địa chỉ trụ sở làm việc, hòm thư điện tử, điện thoại, số fax để người tố cáo gửi tố cáo đến đúng địa chỉ quy định.
Thế Kha
Theo Dantri
Tiết lộ đội quân bí mật sống chết vì Kim Jong Un Một người đào tẩu Triều Tiên đã cảnh báo rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tạo ra một đội quân bí mật sẵn sàng thực hiện cuộc tấn công bí mật trên toàn thế giới. Tiết lộ này xuất hiện trong bối cảnh những đe dọa về chiến tranh hạt nhân đang gia tăng sau khi chính quyền nhà...