Đại biểu “phản pháo” việc ông Đoàn Ngọc Hải tháo dỡ chốt khu phố
Được mời trình bày tham luận, đại biểu cho rằng việc tháo dỡ các trụ sở khu phố chiếm vỉa hè ở quận trung tâm cần phải xem xét lại, chốt dân phòng đặt trên vỉa hè là hợp lý.
Trong thời gian tới, ông Đoàn Ngọc Hải sẽ tiếp tục xuống đường “dẹp loạn” vỉa hè
Chiều 14/6, Quận ủy quận 1, TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết công tác quản lý trật tự đô thị 5 tháng đầu năm trên địa bàn quận 1.
Tại hội nghị, đại diện chi bộ 1, phường Bến Nghé cho rằng thời gian qua quận 1 làm tốt công tác quản lý trật tự đô thị, giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Nhiều tuyến đường của quận đã thông thoáng, vỉa hè sạch đẹp, tuy nhiên một số tuyến đường vẫn còn tình trạng tái chiếm. Ngoài ra, theo vị đại diện này, trong thời gian ra quân đoàn liên ngành quận 1 đã cho xử lý, bứng dỡ nhiều chốt bảo vệ khu phố và việc này cần phải xem lại.
“Chốt bảo vệ khu phố phải đặt trên vỉa hè, ở góc các ngã ba, ngã tư và để lực lượng bảo vệ khu phố quan sát, bảo vệ an ninh trật tự các tuyến đường xung quanh. Chẳng lẽ chốt bảo vệ khu phố lại đặt trong hẻm hay những nơi không có người qua lại à?” vị đại diện này đặt cầu hỏi và cho biết, thời gian hoạt động của chốt bảo vệ khu phố từ 23h đêm đến 5h sáng hôm sau.
Đại biểu này cũng đưa ra dẫn chứng khu vực phường Bến Nghé có chốt bảo vệ khu phố ở góc đường Nguyễn Hữu Cảnh – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Góc đường này rộng hơn 4m, chốt bảo vệ khu phố chỉ nhô ra vỉa hè 1,2m nhưng cũng phải tháo dỡ trong chiến dịch vỉa hè.
“Có người nói với tôi rằng, đêm khuya đi trên đường Nguyễn Hữu Cảnh về thấy ngọn đèn sáng, phía sau có chốt khu phố thấy tự tin di chuyển và thấy ấm lòng. Đây là cửa ngõ phía đông vào trung tâm thành phố, chốt khu phố tồn tại ở khu vực đó là đều hợp lý. Vì vậy tôi tha thiết đề nghị tái tạo lại chốt khu phố ở đây, đại diện chi bộ 1 nói.
Video đang HOT
Các trụ sở khu phố bị ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo tháo dỡ vì chiếm vỉa hè
Cũng tại hội nghị, bà Lưu Lê Bích Phượng, Bí thư phường Nguyễn Thái Bình cho rằng vỉa hè là “mảnh đất vàng” nên việc chuyển đổi ngành nghề cho người dân gặp không ít khó khăn. “Kinh doanh trên vỉa hè lợi nhuận rất cao. Nhiều khi người dân chỉ bán 3-4 tiếng trên vỉa hè mà một tháng trung bình thu nhập 9-15 triệu. Một xe bánh mì chỉ 3 tiếng đứng bán trên vỉa hè lời từ 6-9 triệu. Sử dụng vỉa hè thời gian ngắn, cơ động hơn so với thuê mặt bằng cho nên khi vận động người dân chuyển đổi ngành nghề rất khó”, bà Phượng nói.
Ngoài ra, theo bà Phượng, ngành nghề chuyển đổi cũng gói gọn trong 12-13 nghề, chủ yếu tập trung các nghề nữ công gia chánh, thêu thùa nên không thu hút được người dân chuyển đổi ngành nghề.
Về kế hoạch xử lý tại các điểm bán hàng chiếm vỉa hè, Bí thư phường Nguyễn Thái Bình cho biết, cách làm của phường là sắp xếp lại chỗ bán hàng cho người dân. “Các xe hàng của người dân được làm gọn lại, ít điểm buôn bán hơn. Người dân sẽ bán theo giờ, người bán buổi sáng có người bán buổi chiều và không thể để cả chục người ra bán trên vỉa hè của một tuyến đường”, bà Phượng nêu
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND quận 1 cho biết, qua 5 tháng đầu năm, lực lượng chức năng quận 1 đã thực hiện 725 lượt ra quân, xử lý hơn 7.000 trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè với tổng số tiền xử phạt hơn 3.2 tỷ đồng.
Kế hoạch lập lại trật tự đô thị của quận 1 được khởi động ngay sau Tết. Với quyết tâm muốn quận trung tâm thành “Singapore thu nhỏ”, đoàn liên ngành đã phá bỏ nhiều công trình của cơ quan công quyền, xử phạt hàng loạt ô tô biển xanh. Nhiều trụ sở, chốt khu phố chiếm vỉa hè cũng bị ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1 chỉ đạo tháo dỡ để trả lại phần đường thông thoáng cho người đi bộ.
Theo Danviet
Ông Đoàn Ngọc Hải tiếp tục 'xuống đường' xử lý lấn chiếm vỉa hè
2 tổ chấn chỉnh lấn chiếm vỉa hè sẽ do Chủ tịch quận 1 (TP HCM) Trần Thế Thuận và cấp dưới Đoàn Ngọc Hải phụ trách.
Chiều 14/6, báo cáo sơ kết công tác quản lý trật tự đô thị 5 tháng đầu năm, ông Trần Thế Thuận - Chủ tịch UBND quận 1 - cho biết sẽ thành lập 2 tổ kiểm tra việc thực hiện xử lý lấn chiếm vỉa hè.
"Một tổ do tôi đứng đầu, tổ còn lại do đồng chí Đoàn Ngọc Hải. Mỗi tuần sẽ kiểm tra hai lần tại 116 tuyến đường đã thông thoáng. Lực lượng chức năng tuần tra bất kỳ lúc nào, kể cả nửa đêm để tránh việc người vi phạm chủ động đối phó, nắm được giờ ra quân", ông Thuận nói.
Đoàn liên ngành quận 1 tiếp tục ra quân. Ảnh: Duy Trần.
Theo Chủ tịch quận 1, từ khi ra quân (ngày 16/1) chấn chỉnh trật tự đô thị, tình trạng vi phạm đã có nhiều chuyển biến tốt, đạt 86%. Tuy nhiên, ông Thuận cũng nhìn nhận tái chiếm vỉa hè đang diễn ra; nhất là tại các đường Hoàng Sa, Nguyễn Đình Chiểu, Tôn Đức Thắng, Bùi Viện, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Thái Học, khu vực Bệnh viện Nhi đồng 2 và Từ Dũ...
Một số tuyến đường vẫn còn tình trạng ôtô đậu đỗ sai quy định như Lý Tự Trọng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân, Sương Nguyệt Anh...
Sắp tới, quận đảm bảo 10 tuyến đường thông thoáng đã đăng kí với UBND thành phố là Đồng Khởi, Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo, Phùng Khắc Khoan, Lý Tự Trọng, Cách Mạnh Tháng 8, Lê Duẩn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ.
Theo báo cáo, đoàn liên ngành quận 1 đã tổ chức 46 đợt kiểm tra, xử lý 203 ôtô, cẩu 60 xe, phạt 245 xe máy, tháo dỡ 812 chướng ngại trên vỉa hè. Đoàn cấp phường tổ chức 725 đợt. Tổng cộng, quận 1 lập hơn 7.000 biên bản, xử phạt 3,2 tỷ đồng.
Là địa phương đầu tiên tại TP HCM khởi phát chiến dịch lập lại trật tự đô thị, quận 1 đã cưỡng chế nhiều công trình lớn, cơ quan công quyền; xử phạt hàng loạt ôtô biển xanh, biển đỏ, xe sang... Động thái này gặp phải nhiều phản ứng trái chiều của người dân nhưng ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định làm đúng quy định.
Việc lập lại trật tự vỉa hè sau đó lan tỏa khắp thành phố. Các tỉnh thành khác như Hà Nội, Đồng Nai, Đà Nẵng... cũng hưởng ứng, hành động quyết liệt.
Sau thời gian lãnh đạo các quận huyện trực tiếp xử lý lấn chiếm vỉa hè, công tác này được giao xuống cấp phường. Tình trạng tái chiếm bắt đầu xảy ra khắp nơi, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong "sốt ruột" vì liên tục nhận được tin nhắn phản ánh. Ông Phong yêu cầu 24 quận huyện phải tiếp tục lập lại trật tự vỉa hè "vì việc nhỏ làm không được thì khó có thể làm được việc lớn".
Duy Trần
Theo VNE
Nếu đấu giá biển số đẹp, có quyền từ chối biển số xấu? "Nếu như đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nói, từ đầu năm đến nay có 400.000 xe bán ra và số tiền biển số thu được từ người dân lên đến 6.800 tỷ đồng. Làm thế nào mà có con số mấy nghìn tỷ như đại biểu nói?" - đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương (Ninh Bình) tranh luận về đề đấu giá...