Đại biểu Nguyễn Sỹ Quang: Sử dụng mạng xã hội bằng danh tính thực để chịu trách nhiệm
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM chiều 16-11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Quang, phó giám đốc Công an TP, cho rằng cần yêu cầu việc sử dụng mạng xã hội bằng danh tính thực để cơ quan chức năng xác minh, kiểm tra.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Quang thông tin về các vấn đề cử tri quan tâm tại buổi tiếp xúc chiều 16-11 – Ảnh: TỰ TRUNG
Chiều 16-11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự cùng với tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 2 gồm các đại biểu Trần Kim Yến – bí thư Quận ủy Quận 1, Đỗ Đức Hiển – ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Nguyễn Sỹ Quang – phó giám đốc Công an TP, tiếp xúc cử tri quận 1, 3, Bình Thạnh.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri góp ý cần xử lý nghiêm trường hợp sử dụng mạng xã hội chửi bới, bịa đặt, xuyên tạc, tin giả… Cử tri Bùi Thị Lan (phường Tân Định, quận 1) góp ý cần quy định việc người dân sử dụng mạng xã hội phải đăng ký bằng danh tính thực để tăng tính chính danh, tính chịu trách nhiệm trước các nội dung đưa lên mạng.
Thông tin đến cử tri về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Quang – phó giám đốc Công an TP.HCM – nhận định văn hóa sử dụng mạng xã hội đang là vấn đề nóng bỏng, trong đó có việc sử dụng mạng xã hội chửi bới, xuyên tạc, không phù hợp với đạo đức, tin giả, tin xấu…
Việc này đang đặt ra yêu cầu đối với việc sử dụng tài khoản mạng xã hội phải thể hiện danh tính thực, không ảo để khi cơ quan chức năng xác minh, kiểm tra thì xác định được ngay chủ tài khoản.
Về xử lý vi phạm sử dụng mạng xã hội, đại biểu Nguyễn Sỹ Quang cho rằng phía nhà cung cấp dịch vụ mạng (nhà mạng) cần có trách nhiệm. Các cơ quan chức năng đã phối hợp, nhiều lần kiến nghị để nhà mạng có trách nhiệm phối hợp trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Video đang HOT
Đồng thời, tùy vào hành vi vi phạm của người sử dụng mạng xã hội mà các cơ quan chức năng gồm cơ quan quản lý thông tin – truyền thông, cơ quan công an, chính quyền địa phương… sẽ xử lý từ hành chính đến hình sự. Thời gian qua TP.HCM đã xử lý rất nhiều.
Liên quan đến hoạt động tội phạm trên mạng, đại biểu Nguyễn Sỹ Quang cho rằng hiện nay rất nhiều giao dịch làm ăn diễn ra trên không gian mạng. Các hoạt động kinh tế, thương mại điện tử… phát triển cùng với thanh toán trực tuyến, kéo theo hoạt động của tội phạm lừa đảo, ăn cắp dữ liệu cá nhân…
“Người dân không nên hám lợi, nghe theo chiêu trò dụ dỗ từ các diễn đàn, mạng xã hội, sẽ rất dễ bị lừa. Cơ quan chức năng sẽ tăng cường giám sát các hoạt động tội phạm trên mạng, bao gồm cả cờ bạc trên mạng…”, ông Quang nói.
43 vụ nhập cảnh trái phép, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Quang cũng thông tin, trong năm nay TP.HCM xảy ra 43 vụ nhập cảnh trái phép, nhất là trong điều kiện TP chống dịch bệnh. Các cơ sở lưu trú, người dân tiếp tay cho người nhập cảnh trái phép vì lợi rất nhỏ nhưng dẫn tới lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng an ninh quốc gia.
“TP đã xử lý rất nghiêm các vụ việc nhập cảnh trái phép cùng với người Việt Nam tiếp tay. Chúng tôi mong phát huy phong trào toàn dân phát hiện và trình báo cơ quan chức năng với các vụ việc nhập cảnh trái phép tại TP…”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Quang nói.
Đóng giả làm bác sĩ để lừa đảo ở Ấn Độ
Bán thuốc giả và thu lời gấp 40 lần giá thị trường, sơn bình cứu hỏa giả làm bình oxy để bán, đóng giả làm bác sĩ... là những chiêu lừa đang nở rộ ở Ấn Độ giữa dịch bệnh.
Đại dịch Covid-19 đã trở thành cơ hội làm ăn béo bở cho đội quân chuyên lừa đảo tại Ấn Độ. Nạn nhân của chúng đôi khi phải trả giá bằng cả sinh mạng.
"Treo cổ hết chúng đi", Narang - giám đốc một công ty tư nhân tại thành phố Noida, bang Uttar Pradesh - bực bội trong lúc kể về việc bị lừa, AFP đưa tin ngày 4/6.
Narang trở thành nạn nhân của chiêu lừa tinh vi trong lúc đi tìm máy tạo oxy cho người bạn bị bệnh.
"Tôi bắt gặp một đường link của nhà cung cấp trông rất đàng hoàng. Họ có cả catalogue với nhiều mẫu mã. Giá cả cũng rất cạnh tranh", Narang nói.
Nhưng sau khi Narang trả khoảng 45.000 rupee (615 USD), sản phẩm anh đặt không bao giờ đến.
"Nếu không treo cổ, chính phủ cũng nên đảm bảo chúng bị tù chung thân. Thiệt hại không phải chỉ là về tinh thần hoặc tài chính, chúng đang đùa với tính mạng con người", Narang nói.
Những người tuyệt vọng tìm kiếm máy thở và giường bệnh đang trở thành nạn nhân béo bở cho tội phạm lừa đảo ở Ấn Độ. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Những người tuyệt vọng tìm kiếm máy thở và giường bệnh đang trở thành nạn nhân béo bở cho tội phạm lừa đảo ở Ấn Độ. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Trường hợp của Narang chỉ là một trong ít nhất 600 cuộc điều tra mà cảnh sát New Delhi khởi xướng trong những tuần gần đây, khi nhiều bệnh nhân Covid-19 cùng người thân đang tìm kiếm oxy, giường bệnh, và thuốc men trong tuyệt vọng.
"Những tên tội phạm coi đây là thời cơ tốt để ra tay", cảnh sát viên cấp cao tại Delhi Shibesh Singh nhận định.
Hậu quả nghiêm trọng của những chiêu lừa đảo được thể hiện rõ nhất trong trường hợp của bà Komal Taneja. Tháng 5, người chồng 36 tuổi của bà chết vì thiếu dưỡng khí, sau khi bình oxy mà họ mua qua mạng với giá 200 USD không bao giờ tới.
"Chúng tôi bắt gặp một số điện thoại trên Internet hứa sẽ giao oxy trong vòng một tiếng nếu trả trước 1 triệu rupee (13.800 USD). Khi chúng tôi chuyển tiền, họ đòi thêm rồi cắt liên lạc", bà Komal nói.
Đơn vị chống tội phạm của ông Singh đã bắt nhiều tội phạm lừa đảo, trong đó có một băng đảng chuyên làm nhái và rao bán thuốc Remdesivir giả với giá gấp 40 lần so với giá thị trường.
"Những người này sản xuất thuốc giả với chi phí khoảng 20 rupee (0,27 USD) rồi bán lại ra thị trường với mức giá trên 10.000 rupee (USD)", ông Singh nói.
Một băng đảng khác sơn lại bình cứu hỏa cho giống bình chứa oxy để bán lại. Có người đóng giả bác sĩ để mời chào những giường bệnh không có thật. Tuần này, 6 người đàn ông bị bắt vì tình nghi rửa vài tấn găng tay y tế từ bệnh viện để đóng gói và bán lại.
"Chúng tôi chỉ có thể kêu gọi người dân hãy cảnh giác khi gọi vào những số điện thoại trên mạng", ông Singh nhắc nhở.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang: 'Nạn lừa đảo đang rất phổ biến' Việc tuyên truyền nạn lừa đảo qua mạng chưa tới và người dân chưa thực sự quan tâm đến việc đề phòng. "Lừa đảo hiện nay rất phổ biến và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại dù lực lượng chức năng tuyên truyền rất nhiều" - Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, ứng cử viên đại biểu...