Đại biểu lo lắng vấn đề an toàn cháy nổ tại các cây xăng
Hôm nay (5-12), HĐND TP.Hà Nội dành trọn thời gian cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. HĐND TP.Hà Nội đã lựa chọn 3 nhóm vấn đề chính để tiến hành chất vấn là kinh tế ngân sách, quản lý đất đai và xã hội, dân sinh.
Nhiều câu hỏi của đại biểu nêu ra rất sát, vừa là hỏi vừa là nhắc nhở, đề xuất, gợi ý giải pháp
Trước khi tiến hành chất vấn trực tiếp các đại biểu (ĐB) đã nghe ông Nguyễn Văn Nam – Uỷ viên Thường trực HĐND TP báo cáo tóm tắt tổng hợp kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8 HĐND TP.
Tiếp đó, Phó chủ tịch UBND TP, ông Vũ Hồng Khanh trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kết luận tại phiên chất vấn của Chủ tịch HĐND TP kỳ họp thứ 7. Báo cáo tập trung trả lời vào 4 nhóm vấn đề về kinh tế – ngân sách và hỗ trợ DN phát triển sản xuất kinh doanh; đô thị và trật tự xã hội; văn hóa – xã hội và dân sinh; quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng.
Ở phần tái chất vấn, ĐB Nguyễn Hoài Nam (quận Hai Bà Trưng) bày tỏ lo lắng về việc bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các cây xăng chưa đủ điều kiện trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay. Đặc biệt, cử tri quận Hai Bà Trưng vẫn rất lo lắng về cây xăng trên đường Nguyễn Đình Chiểu.
“Biện pháp lý thuyết thì nhiều nhưng thực tế kiểm tra mới phát hiện ra không đủ điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa lực lượng PCCC với quận huyện như thế nào để đảm bảo an toàn? UBND TP cần chỉ đạo việc thanh tra, kiểm soát chặt chẽ hơn vì sự cố trong phòng cháy chữa cháy thường gây hậu quả nghiêm trọng” – ĐB Nam kiến nghị.
Video đang HOT
Về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND, ông Vũ Hồng Khanh chia sẻ, băn khoăn của ĐB về PCCC là chính đáng bởi đối với Thủ đô Hà Nội, yếu tố hạ tầng kỹ thuật do lịch sử để lại đang đặt ra nhiều vấn đề như các xe PCCC ko thể tiếp cận được đến tất cả các hộ dân vì có ngõ ngách rất nhỏ, nhà rất cao. Thành phố đang trong giai đoạn tập trung nguồn lực cho các phương tiện, thiết bị giúp phòng cháy chữa cháy tốt hơn.
“Với kinh doanh xăng dầu, UBND TP đã giao các sở, ngành liên quan rà soát lại toàn bộ cửa hàng xăng dầu trên địa bàn, yêu cầu tất cả các cơ sở chưa đủ điều kiện phải hoàn chỉnh, nếu không sẽ dừng hoạt động”, Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh.
Bên cạnh các ý kiến tái chất vấn về PCCC, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, các ĐB cũng đưa ra các câu hỏi liên quan tới việc quản lý chợ làm sao để đáp ứng được nhu cầu dân sinh…
ĐB Nguyễn Hoài Nam chất vấn xung quanh vấn đề an toàn cháy nổ tại các cây xăng
Kết thúc phần tái chất vấn thực hiện các kết luận của chủ tọa tại kỳ họp thứ 7, chuyển sang chất vấn tại kỳ họp thứ 8, bà Ngô Thị Doãn Thanh cho biết, tính đến ngày 29-11-2013 các vị đại biểu HĐND TP đã gửi tới kỳ họp HĐND 29 câu chất vấn. Thường trực HĐND đã tổng hợp, chuyển đến UBND TP để trả lời theo thẩm quyền.
Trên cơ sở các câu hỏi chất vấn của đại biểu, Thường trực HĐND TP lựa chọn, tổng hợp một số nội dung để UBND TP trả lời trực tiếp tại hội trường là kinh tế ngân sách, quản lý đất đai và xã hội, dân sinh. Đây là những nội dung đang được nhiều cử tri và đại biểu quan tâm, đề nghị UBND và các cơ quan có trách nhiệm trả lời trực tiếp tại hội trường.
Trong nhóm vấn đề thứ nhất về kinh tế – ngân sách và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, HĐND TP đề nghị UBND TP báo cáo tình trạng nợ xây dựng cơ bản, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp xử lý nợ; khắc phục tình trạng nợ trong thời gian tới và trong năm 2013; TP đã rà soát bao nhiêu dự án BT, BOT; kết quả rà soát về tiến độ, chất lượng và việc sử dụng đất giao đối ứng với các dự án BT như thế nào? Biện pháp của UBND TP trong quản lý những dự án này trong thời gian tới?
Ở phần chất vấn, ĐB Nguyễn Đình Dương (huyện Từ Liêm) đưa ra câu hỏi: “Ai sẽ là người quyết định tổng mức đầu tư các dự án BT? Các dự án đang triển khai có quyết định dừng thì TP đánh giá hậu quả như thế nào và giải pháp xử lý ra sao?”
ĐB Phạm Thị Thanh Mai (quận Hà Đông) chỉ ra rằng, tình trạng nợ xây dựng cơ bản theo số liệu báo cáo thực sự đáng báo động. Thủ tướng Chính phủ đã có 2 chỉ thị về tăng cường quản lý vốn đầu tư và xử lý nợ đọng cơ bản, UBND TP cũng có 1 chỉ thị và 5 văn bản.
“Tại sao TP đã chỉ đạo, cảnh báo mà số nợ vẫn tăng và có hay không có chủ quan trong chỉ đạo điều hành? Có hay không việc chạy theo thành tích, theo áp lực chỉ tiêu nhiệm vụ giao quá cao ở một số nơi mà không có khả năng ngân sách đáp ứng, nếu có giải pháp khắc phục như thế nào trong năm 2014 và các năm tiếp theo?”, ĐB Phạm Thị Thanh Mai chất vấn.
Trả lời cho các câu hỏi chất vấn, ông Ngô Văn Quý – Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư cho biết: “Nợ xây dựng cơ bản trong thời gian vừa qua có tăng lên. Qua rà soát thống kê tất cả các quận huyện thì số liệu thứ nhất đến 31-12-2012 số nợ là 2.760 tỷ đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục thống kê vào cuối tháng 12 và báo cáo ở kỳ họp sau.TP đã tích cực chỉ đạo tuy nhiên tình hình chưa được cải thiện. Vì thế TP cũng đã có văn bản phê bình một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc, thời gian tới TP sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn, các đơn vị, quận, huyện phải có phương án trả nợ”.
Về nội dung không bố trí dự án mới dành cho các cấp các ngành, địa phương hay từng dự án? Cái này quy định theo từng địa phương đối với cấp ngân sách của mình, với nguồn ngân sách được phân cấp phải thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như quy định của TP, trước hết là ưu tiên trả nợ, công trình chuyển tiếp, còn dự án mới không được triển khai khi chưa thanh toán. Trừ trường hợp bức xúc, bắt buộc thực hiện thì mới mở ra dự án mới….
Sau phần chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Lê Văn Hoạt đánh giá: “Xoay quanh nội dụng nợ xây dựng cơ bản, những câu hỏi của ĐB nêu ra rất sát, các câu hỏi vừa là nêu vừa là nhắc nhở, đề xuất, gợi ý trong các giải pháp khắc phục, chúng tôi rất chia sẻ và đồng tình với ý kiến của các đại biểu”.
“Qua giám sát của Thường trực HĐND, khi đoàn giám sát về các quận huyện, một số đồng chí lãnh đạo quận huyện còn nói là doanh nghiệp tự bỏ vốn, rồi cam kết bao giờ có thì trả, thì sao lại ngăn không cho. Có đồng chí cho rằng việc này xã tự lo được, huyện tự lo được. Điều đó cho thấy nhận thức chưa tốt, việc cấm nhà thầu ứng vốn thi công đã được ghi vào luật và được nhắc nhở nhiều. Ngoài gây phát sinh nợ cho ngân sách thì đằng sau đó phát sinh nhiều vấn đề như kiện tụng, khiếu nại, đơn thư. Với nhận thức kém như vậy cần phải có chỉ đạo quán triệt sâu sắc hơn”, Phó chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt góp ý.
Theo ANTD
Hôm nay, 2-12: Khai mạc Kỳ họp thứ 8 HĐND TP HàNội
Hôm nay, 2-12, kỳ họp thứ 8 HĐND TP Hà Nội khóa XIV sẽ khai mạc với nhiều nội dung quan trọng.
HĐND TP sẽ xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, dự toán ngân sách năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, dự toán và phân bổ dự toán thu, chi ngân sách năm 2014 của TP Hà Nội và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND theo tờ trình của Thường trực HĐND và UBND TP. Đơn cử, HĐND TP sẽ quyết định giao biên chế hành chính, sự nghiệp của TP Hà Nội năm 2014; giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn... Đặc biệt, HĐND TP sẽ xem xét đề án điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường.
Kỳ họp lần này sẽ dành 1 ngày cho nội dung chất vấn và trả lời chất vấn. Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt cho biết, có những vấn đề đã được chất vấn tại các kỳ họp trước nhưng chậm chuyển biến, cử tri còn kiến nghị nên có thể tiếp tục được đưa ra chất vấn tại kỳ họp này với tinh thần quyết liệt, theo đuổi đến cùng vấn đề.
Theo ANTD
Chưa bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND TP Về việc bổ sung nhân sự thay thế ông Nguyễn Huy Tưởng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội (phụ trách mảng tài chính - ngân sách, đã nghỉ hưu từ 1-10-2013), ông Lê Văn Hoạt, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội cho biết, kỳ họp thứ 8, HĐND TP khóa XIV (sẽ khai mạc vào ngày 2-12 tới), không có...