Đại biểu Lê Thanh Vân: Giáo dục không được quan tâm sẽ tạo ra những hình nhân
Mỗi kỳ Đại hội, xã hội lại có kỳ vọng nhiều vấn đề được giải quyết trong đó có vấn đề quan trọng là giáo dục.
Đại hội Đảng lần thứ XIII thành công, Nghị quyết mới, mở ra tâm thế mới trên tất cả mọi phương diện kinh tế – xã hội, trong đó có giáo dục. Nhiều chuyên gia, thầy cô đặt kỳ vọng lớn trong những năm tới.
Hòa trong không khí đó phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có dịp lắng nghe chia sẻ của ông Lê Thanh Vân – Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Đại biểu Lê Thanh Vân thừa nhận, giáo dục cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội đều là những nội dung Nghị quyết Đại hội của Đảng đề cập đến. Theo đó, giáo dục là vấn đề rất quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội của đất nước. Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
“Giáo dục với sản phẩm đầu tiên, quan trọng là làm cho nhận thức của con người được nâng lên, tạo ra phương pháp tư duy, tạo ra khả năng lĩnh hội tri thức, cải tạo thế giới, cải tạo tự nhiên và xã hội.
Nếu một xã hội học tập có được tri thức thì tất cả mọi người đều biết cách làm ăn, tự nuôi sống mình, biết cách yêu nước ra sao để bảo vệ Tổ quốc, biết cách làm người để giữ đạo lý cho tốt, giữ kỉ cương xã hội. Tất cả đều xuất phát từ giáo dục”, Đại biểu Vân nói về tầm quan trọng của giáo dục.
Video đang HOT
Vì vậy, cổ nhân nói “tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ và văn trong câu nói đó là chỉ giáo dục. Hay “Lập quốc dĩ giáo học vi tiên, bình trị dĩ nhân tài vi bản” (Lập nước lấy việc học làm đầu, trị quốc lấy người tài làm gốc).
Đại biểu Lê Thanh Vân (Ảnh: Thùy Linh)
Đại biểu Lê Thanh Vân giải thích thêm, chỉ có nhân tài với khả năng vượt trội hơn người thường mới dẫn dắt được nhân dân, xã hội đi theo con đường phù hợp với năng lực của xã hội, vị thế của đất nước và xu hướng vận động của thế giới. Nhân tài là sản phẩm của giáo dục.
Giáo dục quan trọng bậc nhất ở chỗ đó. Vì sản phẩm của nó chính là con người – có nhận thức đúng đắn, hiểu được quy luật vận động, có những quyết sách phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, tự nhiên, xã hội.
Ngược lại, nếu giáo dục không được quan tâm, phương pháp giáo dục sai lệch thì tạo ra sản phẩm phản giáo dục. Đó là những hình nhân không hoàn thiện về nhân cách, không đúng nghĩa là con người.
“Tôi gọi là hình nhân bởi có những có cách gọi khác nhau để phân chia động vật bậc thấp và bậc cao. Con người được gọi là động vật bậc cao.
Thế nhưng để làm NGƯỜI đúng nghĩa thì đó phải là con người xã hội, phải có chân – thiện – mỹ, có trí tuệ, có phẩm giá chứ không phải con người tồn tại dưới hình dạng của một “động vật” bậc cao để hành xử không đúng với bản chất của con người.
Con người phải cạnh tranh bằng trí tuệ, sự nhân văn và văn hóa ứng xử được giáo dục đàng hoàng chứ không phải cậy quyền cậy thế để ức hiếp người khác”, Đại biểu Lê Thanh Vân nói.
Qua trao đổi Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, đề cao giáo dục luôn luôn là một nội dung được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm, ở kỳ Đại hội nào cũng vậy, giáo dục luôn được quan tâm, tăng cường cả về nội dung, hình thức, giải pháp. Do đó mỗi kỳ Đại hội, xã hội lại có kỳ vọng nhiều vấn đề được giải quyết trong đó có vấn đề quan trọng là giáo dục.
Xúc phạm danh dự giáo viên, người vi phạm có thể bị phạt tới 10 triệu đồng
Từ 10.3 tới, Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ảnh minh họa
Từ 10.3 tới, Nghị định 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhiều nội dung về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục chính thức có hiệu lực.
Cụ thể, Nghị định 04/2021/NĐ-CP đã tăng mức phạt tiền lên đến 10 triệu đồng (quy định cũ tối đa 8 triệu đồng) đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác; Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung. Bên cạnh đó, phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
Đáng chú ý, tại Điều 26 của nghị định quy định mức phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, người vi phạm buộc phải xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.
Bên cạnh đó, tại Điều 28, Nghị định 04/2021/NĐ-CP cũng quy định mức xử phạt từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc kỷ luật người học không đúng quy định... Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với người học.
Đồng thời, người vi phạm phải xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.
Nghị định số 04/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10.3.2021 và thay thế Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22.10.2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Vụ bé 3 tuổi rơi từ tầng 12: Yêu cầu thực hiện biện pháp phòng chống tai nạn trẻ em Tối 1-3, Ủy ban quốc gia về trẻ em có công văn hỏa tốc gửi các bộ: Xây dựng, Giáo dục và đào tạo, Y tế, Văn hóa - thể thao và du lịch, Thông tin và truyền thông, Công an, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và nhiều đơn vị khác. Ủy ban quốc gia về trẻ em đề...