Đại biểu: Hy sinh, mất mát trong dịch là cái giá do chưa đầu tư y tế cơ sở thỏa đáng
Chỉ ra những hy sinh, mất mát trong cuộc chiến chống dịch vừa qua là cái giá phải trả khi chưa có chính sách đầu tư thỏa đáng cho y tế cơ sở, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm hơn và đầu tư thỏa đáng cho y tế cơ sở.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng cần ưu tiên đầu tư cho y tế cơ sở – Ảnh: N.HIỂN
Phát biểu tại điểm cầu TP.HCM trong phiên thảo luận toàn thể về kinh tế – xã hội sáng 8-11, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng đã có nhiều hy sinh, mất mát trong cuộc chiến chống dịch vừa qua khi có hơn 22.000 đồng bào ra đi vì COVID-19, chưa kể nhiều bệnh nhân khác thiệt mạng gián tiếp do chưa được chăm sóc tốt.
Bà Lan chỉ ra nguy cơ lớn nhất là việc bệnh nhân chuyển sang trạng thái nặng và tử vong, nên để sống chung với dịch, cần chủ động linh hoạt trong việc khống chế tỉ lệ nhiễm, giảm ca gây nặng, giảm tử vong. Từ kinh nghiệm của TP.HCM, cũng đã có những bài học xương máu.
“Cần xem lại thực trạng hệ thống y tế cơ sở, hiện chỉ 30% ngân sách dành cho y tế dự phòng, y tế cơ sở cũng không đáng kể gì đâu so với nhu cầu. Trong khi nhiều địa phương thực hiện việc này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do đó cần có chính sách xuyên suốt, chủ trương quan điểm chỉ đạo của Chính phủ với Bộ Y tế về xây dựng y tế cơ sở”, bà Lan nhấn mạnh.
Theo đại biểu Lan, dù Bộ Y tế đã vào cuộc, nhưng nếu không giải quyết vấn đề căn cơ thì sẽ bị động. Bởi việc xây dựng y tế cơ sở không chỉ cần tiền mà cần thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao.
Đại biểu TP.HCM chỉ ra chính sách hiện nay chắp vá, thay đổi liên tục. Đơn cử như từ trung tâm y tế quận huyện chia làm ba phần bệnh viện, y tế dự phòng, phòng y tế…, dẫn tới bệnh viện chưa phải là bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng què quặt, còn phòng y tế chỉ làm công việc hành chính, đã yếu còn thiếu.
Hoặc tại TP.HCM, khi dịch bùng phát, tất cả trung tâm y tế dự phòng và bệnh viện quận huyện thuộc Sở Y tế, nên khó khăn trong điều phối lực lượng.
Không có loạn giá xét nghiệm nếu bảo hiểm và cơ chế đấu thầu rạch ròi
Về hệ thống điều trị, đại biểu Lan cũng cho rằng đây là phép thử để nhìn lại năng lực điều trị, bởi “chỉ một cơn dịch tan tác hết”. Trong khi đó, bệnh viện là các đơn vị sự nghiệp, chưa được chuẩn bị cơ sở về pháp lý, kiến thức cần thiết để đảm bảo cung ứng trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc và đặc biệt là cơ chế tài chính.
“Ta nói COVID-19 thì ngân sách nhà nước lo, nhưng phân công giữa cơ chế bảo hiểm và ngân sách chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc thanh toán. Ví dụ như việc xét nghiệm, nếu rạch ròi giữa bảo hiểm và cơ chế đấu thầu chặt chẽ thì chắc không có tình trạng loạn giá xét nghiệm”, bà Lan nói.
Cũng theo đại biểu Lan, trong khi nguồn lực y tế thiếu, yếu thì chính sách lại “bỏ quên” lực lượng y tế tư nhân, chưa được huy động kịp thời và chưa có cơ chế tham gia. Tư tưởng “muốn bao cấp, theo giá nhà nước” khiến y tế tư nhân không tham gia được. Dẫn tới vắc xin cũng chưa thể triển khai dịch vụ, trong khi đây là hình thức có thể huy động xã hội đóng góp.
Trước những vấn đề trên, đại biểu Lan cho rằng cần thay đổi quan điểm, bởi “những gì ta phải trả giá” là do chủ trương chính sách chưa đầu tư đủ mạnh cho hệ thống y tế cơ sở. Theo bà, bất cứ ngành nào cũng có tiêu cực, tích cực, nhưng với ngành y tế, mục đích là phục vụ người bệnh, nên phải làm sao tạo điều kiện cho nhân viên y tế, các cán bộ quản lý có cơ hội, môi trường phát triển y đức.
“Không thể để cứ xảy ra chuyện ta lại sử dụng biện pháp hành chính, biện pháp hình sự. Tôi là người trong ngành y tế rất đau lòng và người dân sẽ phải trả giá cho việc đó”, bà Lan nói.
Cũng phát biểu về vấn đề trên, đại biểu Trịnh Xuân An, ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và an ninh, nhấn mạnh cần triển khai toàn diện, hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19, trong đó vắc xin cần là trụ cột.
Theo đó, cần tính toán đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin, nhất là ở các địa phương đang bùng dịch mạnh, cần dự liệu phương án tiêm vắc xin mũi 3 và xúc tiến thuốc chữa.
Đi đánh golf trong giãn cách là “bệnh trầm kha” của một bộ phận cán bộ
Video đang HOT
Đánh giá về công tác phòng chống dịch, nhìn nhận ở góc độ thực thi công vụ, đại biểu Mai Thị Phương Hoa, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, chỉ ra trong khi lãnh đạo Chính phủ sát sao chỉ đạo, bám sát địa bàn thì một bộ phận cán bộ cơ sở còn lơ là, chưa sâu sát, còn chủ quan, bị động.
“Đây có thể là căn bệnh trầm kha ở một số nơi, nhưng đến thời kỳ dịch bệnh càng bộc lộ rõ hơn”, bà Hoa dẫn chứng việc cán bộ đi đánh golf trong thời gian giãn cách xã hội, khi bị phát hiện lại khai báo không trung thực, việc cán bộ coi bánh mì không phải là mặt hàng thiết yếu…
Cũng có nơi còn quá cứng nhắc, thô bạo, lạm quyền trong cách hành xử với người dân, gây bức xúc trong dư luận như việc một số cán bộ địa phương vào nhà dân, bắt ép phụ nữ làm xét nghiệm COVID-19.
Đại biểu Hoa đề nghị thực hiện nghiêm nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″, khẩn trương hoàn thiện Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch COVID-19.
Hơn 4.000 cán bộ công an mắc Covid-19, 4 chiến sĩ đã hy sinh
Từ khi Việt Nam có dịch đến nay, hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân đã bị lây nhiễm, mắc Covid-19 và 4 cán bộ công an hy sinh trong khi thực hiện công tác phòng, chống dịch.
Cùng với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương, lực lượng Công an nhân dân đã tham gia rất tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 suốt thời gian qua. Để hiểu rõ hơn câu chuyện về lực lượng công an tham gia chống dịch Covid-19, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của Bộ Công an.
Được biết, từ khi dịch Covid-19 xâm nhập vào Việt Nam, lực lượng công an đã tham gia rất tích cực cùng các địa phương để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, Trung tướng có thể nói rõ hơn về việc này?
- Bộ Công an đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước về nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch, như: đánh giá tình hình, kinh nghiệm phòng chống dịch của thế giới, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; đánh giá dư luận xã hội đối với các chính sách an sinh xã hội; tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với kinh tế - xã hội Việt Nam... Các nội dung tham mưu của Bộ Công an đã được lãnh đạo các cấp ghi nhận, đánh giá cao và sử dụng trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Nhiều đề xuất về chính sách của công an đơn vị, địa phương đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, như: Công an TP Hà Nội đã tham mưu cho UBND TP Hà Nội kiện toàn các Tổ Covid-19 cộng đồng do một cán bộ công an làm Tổ trưởng, qua đó đã huy động được sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội trong phục vụ công tác phòng chống dịch như tuyên truyền, truy vết, bảo vệ vùng xanh,...
Công an TPHCM đã tham mưu cho UBND TPHCM các biện pháp để kéo giảm lượng người ra đường trong thời gian giãn cách, áp dụng chế độ giãn cách triệt để từ 20h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
Công an tỉnh Bình Dương đã tham mưu cho UBND tỉnh Bình Dương ban hành về đảm bảo an ninh trật tự phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi địa phương trở về trạng thái bình thường mới.
Ngoài ra, thể hiện rõ nhất là trong các Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 từ Trung ương đến địa phương luôn có đại diện lãnh đạo của lực lượng Công an.
Bên cạnh đó, lực lượng công an đã nhận diện rõ các âm mưu, thủ đoạn, phương thức của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, tội phạm lợi dụng tình hình dịch chống phá, phạm tội, từ đó tổ chức công tác công an để giữ vững an ninh, trật tự xã hội trên toàn quốc, an ninh tại các khu công nghiệp, an ninh công nhân, an ninh trong dân cư, không để phát sinh điểm nóng phức tạp, gây bất ổn xã hội; đời sống của nhân dân trong vùng dịch được ổn định.
Đặc biệt, lực lượng công an đã tích cực đấu tranh với các loại tội phạm, như: chống tin giả, đã xử phạt hành chính trên 150 đối tượng đăng tin giả, sai sự thật và ngăn chặn, yêu cầu gỡ bỏ gần 11.000 tin, bài viết chứa thông tin xấu độc. Lực lượng công an đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động sản xuất, buôn bán các loại thuốc, vật tư y tế giả và các hành vi làm lây lan bệnh dịch và xuất nhập cảnh trái phép. Bên cạnh đó, lực lượng công an còn phối hợp các lực lượng Quân đội, Y tế, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển triển khai hiệu quả công tác kiểm soát quản lý xuất, nhập cảnh, phòng, chống nhập cảnh trái phép, nhập cảnh không đúng đối tượng.
Ngay cả khi thành lập các lực lượng liên ngành công an, quân đội, y tế, các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện công tác kiểm soát đi lại tại các chốt, thì lực lượng công an vẫn đảm nhiệm vị trí tổ trưởng, xung kích, đi đầu...
Đã có những thời điểm, ở các địa phương, lực lượng công an cơ sở phải tăng cường hàng chục nghìn loa cầm tay, loa lắp trên các phương tiện tuần tra... trở thành chủ công, trực tiếp làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân yên tâm, tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Có thể nói, nếu không có bóng dáng người chiến sĩ công an thì người dân chưa tin, chưa nghe, chưa yên tâm chấp hành các quy định chống dịch.
Kết quả này là thành công bước đầu trong triển khai chủ trương lớn của Bộ Công an là đưa lực lượng công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã, qua đó hoàn thiện bộ máy công an cơ sở, sát dân, gần dân.
Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 150.000 cán bộ công an đã trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19, công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các chốt kiểm soát, khu cách ly phòng chống dịch; gần 2.000 cán bộ y tế công an tham gia vận hành các bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 cho nhân dân, cán bộ chiến sĩ công an bị lây nhiễm. Từ khi Việt Nam có dịch đến nay, đã có hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân bị lây nhiễm, mắc Covid-19 và 4 cán bộ công an hi sinh khi thực hiện công tác phòng, chống dịch.
Tôi nhớ, đợt bùng phát dịch lần thứ 3, Hải Dương là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, lại rơi đúng thời điểm đang diễn ra sự kiện chính trị là Đại hội 13 của Đảng và thời điểm nhạy cảm cận Tết, nhu cầu đi lại rất lớn, đòi hỏi vừa chống dịch, vừa đảm bảo an ninh trật tự. Thời điểm đó, Bộ Công an đã hỗ trợ tỉnh Hải Dương khâu chống dịch và giữ gìn an ninh trật tự như thế nào, thưa Trung tướng?
- Trong đợt dịch lần thứ 3, Bộ Công an đã tăng cường cho Hải Dương hơn 600 cán bộ, chiến sĩ công an thực hiện nhiệm vụ chốt chặn, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, trực tiếp tuyên truyền các quy định phòng chống dịch cho người dân, hỗ trợ người dân phòng, chống dịch và ổn định cuộc sống.
Bộ Công an đã cấp cho Công an Hải Dương số vật tư y tế, thuốc men trị giá hơn 2 tỷ đồng, cùng nhiều loại quân trang, giường bạt... phục vụ các chốt chặn.
Tương tự như Hải Dương, đến đợt dịch lần thứ 4, Bắc Giang, Bắc Ninh - giai đoạn đầu đã phải căng mình chống dịch, vừa lo đảm bảo an ninh trật tự cho cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, thời điểm này, Bộ Công an đã hỗ trợ 2 tỉnh chống dịch và giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự như thế nào, thưa Trung tướng?
- Bộ Công an đã tăng cường cho Bắc Giang và Bắc Ninh hơn 900 cán bộ, chiến sĩ, (Bắc Giang hơn 600, Bắc Ninh hơn 300) để thực hiện nhiệm vụ chốt chặn, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, đảm bảo an ninh công nhân, trực tiếp tuyên truyền các quy định phòng chống dịch cho người dân và hỗ trợ người dân phòng, chống dịch và ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, Bộ Công an đã trực tiếp cử hơn 300 lượt cán bộ y tế công an vận hành Bệnh viện dã chiến số 2 tại Bắc Giang, để phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 cho địa phương.
Khi đợt dịch lần thứ 4 ở các tỉnh phía Bắc lắng xuống, thì phía Nam lại bùng phát mạnh, nhất là TPHCM. Đã có rất nhiều lực lượng của các Bộ, ngành, địa phương tăng cường vào Nam hỗ trợ chống dịch, trong đó có lực lượng công an. Vậy, tính đến thời điểm này, lực lượng công an Trung ương và các địa phương đã tăng cường lực lượng với số lượng là bao nhiêu để hỗ trợ TPHCM, các tỉnh phía Nam chống dịch và công việc cụ thể như thế nào, thưa Trung tướng?
- Bộ Công an là cơ quan đầu tiên thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương phòng chống dịch đặt tại TPHCM trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch của công an các đơn vị, địa phương phía Nam.
Công an các đơn vị, địa phương đã triển khai hơn 100.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tại gần 15.000 tổ, chốt và khu vực phong tỏa, cách ly tập trung; kiểm soát người, phương tiện đi lại giữa các vùng dịch; xử phạt vi phạm các quy định về phòng, chống dịch. Ngoài lực lượng tại chỗ, Bộ Công an đã điều động gần 10.000 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trực thuộc Bộ Công an tăng cường cho công an các địa phương phía Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Công an đã chủ động xây dựng ứng dụng VNEID và 3 phần mềm trên nền tảng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an dân, an sinh xã hội, như: Hệ thống phần mềm Quản lý công dân vùng dịch; Phần mềm quản lý công dân diện hỗ trợ theo Nghị định 68 của Chính phủ; Phần mềm quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19.
Bộ Công an đã cử hơn 1.000 cán bộ y tế tăng cường cho các địa phương phía Nam thực hiện nhiệm vụ ở các khu điều trị dã chiến, tổ y tế lưu động của địa phương và thiết lập, vận hành Bệnh viện dã chiến của Bộ Công an điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM.
Về công tác tham gia đảm bảo an dân, an sinh xã hội: Công an địa phương đã tổ chức rà soát, điều tra, phân loại các hộ dân trên địa bàn thành 3 nhóm theo từng diện hoàn cảnh: Nhóm đủ điều kiện sống; Nhóm đứt bữa do không có công ăn việc làm; Nhóm lang thang cơ nhỡ. Trên cơ sở đó, lực lượng công an đã tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền chính sách an sinh phù hợp, có hướng tiếp cận hỗ trợ hiệu quả.
Lực lượng công an đã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân ở các vùng dịch thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương về công tác phòng, chống dịch; hạn chế người dân di chuyển giữa các địa phương tự phát. Tổ chức công tác dân vận, hỗ trợ nhân dân bằng nhiều biện pháp thiết thực, như: Công an TPHCM đã thu gom gần 2.000 người lang thang, cơ nhỡ, không nơi cư trú để đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội và khu cách ly, điều trị của thành phố.
Lực lượng CSGT đã tiến hành phân luồng, phân làn, dẫn đường, dẫn đoàn, hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu để hỗ trợ nhân dân về quê; Lực lượng công an cơ sở tổ chức tuyên truyền vận động người dân " ai ở đâu thì ở yên tại đó", yên tâm ổn định cuộc sống và hỗ trợ người dân đăng ký nhu cầu về quê với chính quyền địa phương để tổ chức đưa đón.
Ngoài thực hiện những công việc kể trên, lực lượng công an có phát động phong trào quyên góp, ủng hộ các địa phương, người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 không, thưa Trung tướng?
- Bên cạnh những công việc nói trên, lực lượng công an còn vận động các nguồn lực đóng góp, hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn: Công an tỉnh An Giang đã tổ chức Chương trình " hạt gạo nghĩa tình với nhân dân" lần thứ 3, qua đó cấp phát 200 tấn gạo, 27 tấn cá, 18 tấn rau củ nông sản đến tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị 2,6 tỷ đồng.
Công an tỉnh Bạc Liêu cấp phát 624 phần quà, nhu yếu phẩm, 9,8 tấn gạo, 4,5 tấn rau củ, hỗ trợ người dân tiêu thụ các mặt hàng nông sản... với tổng số tiền trên 824 triệu đồng.
Công an tỉnh Bình Thuận hỗ trợ nông dân tiêu thụ hơn 5 tấn nông sản; tặng gần 500 phần quả cho các hộ dân gặp khó khăn do dịch Covid-19; hỗ trợ 2 tấn trái cây, rau củ, 2 tấn gạo cho các địa phương có dịch bệnh diễn biến phức tạp để hỗ trợ cho người dân...
Công an tỉnh Cà Mau phát động cán bộ chiến sĩ quyên góp ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, tổng số tiền là 705,134 triệu đồng.
Xin cảm ơn Trung tướng Tô Ân Xô!
Nội dung: Nguyễn Dương
Ảnh: Mạnh Quân - Hữu Khoa - Hải Long - Lê Hải Sơn
Thiết kế: Thủy Tiên
Trung ương cho ý kiến về chủ trương phòng chống dịch trong tình hình mới Sáng 4/10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Trước khi tiến hành chương trình Hội nghị, Trung ương đã dành một phút mặc niệm đồng bào, đồng chí, chiến sĩ hy sinh, từ trần vì...