Đại biểu HĐND: Nhiều nơi chỉ mong tắc đường như Hà Nội
“Tôi từng đi tỉnh, họ chỉ mong được tắc đường như Hà Nội, vì ở đó 20h đường đã vắng tanh. Hà Nội đã xanh rồi, người dân rất mừng, nhưng còn ai gây ra ô nhiễm môi trường” – đại biểu Vũ Mạnh Hải nhìn nhận cảnh tắc đường vừa vui, vừa buồn đối với Hà Nội.
Cảnh tắc đường ở Hà Nội. Ảnh: Thành An
Sáng 4.7, đại biểu HĐND Hà Nội thảo luận đề án “Tăng cường quản lý giao thông, phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030″.
Đại biểu Nguyễn Tiến Minh (huyện Thường Tín) đồng tình với đa số mục tiêu và các giải pháp đề án nêu ra.
Theo ông Minh, nếu thực hiện được đề án quản lý phương tiện cá nhân, kết cấu hạ tầng giao thông của Hà Nội sẽ phát triển, có nhiều tuyến đường sắt hay tuyến BRT thì người dân sẽ được tiếp cận phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn và sẽ chọn phương thức vận tải hành khách công cộng và không cần thiết phải đi xe máy.
“Khi ấy, đi làm hay tan công sở, người dân sẽ đi bộ, tập thể dục và đây là thói quen tốt. Hà Nội sẽ có cảnh vừa đi tàu điện ngầm vừa đọc sách, giao tiếp văn minh trên các phương tiện giao thông công cộng” – ông Minh nói.
Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Đình Đoàn (quận Hoàng Mai) cho rằng việc giải quyết tắc nghẽn giao thông cần có giải pháp cứng và mềm. Đối với lộ trình đến năm 2030 cấm xe máy, thành phố cần có giải pháp từ nay như xây dựng hệ thống phương tiện công cộng để tạo thói quen cho người dân. Điều chỉnh giờ học, giờ làm cũng hết sức cần thiết nhưng chỉ là giải pháp trước mắt.
Còn đại biểu Vũ Mạnh Hải (huyện Thường Tín) nhìn nhận, cảnh tắc đường ở Hà Nội vừa vui, vừa buồn đối với thành phố. “Vui vì Hà Nội là điểm đến của nhiều người. Tôi từng đi tỉnh, họ chỉ mong được tắc đường như Hà Nội, vì ở đó 20h đường đã vắng tanh. Hà Nội đã xanh rồi, người dân rất mừng, nhưng còn ai gây ra ô nhiễm môi trường?” – ông Hải nói và đặt câu hỏi.
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ dừng xe máy lưu thông trong nội đô, phương tiện vận tải công cộng là loại hình đi lại chính của người dân.
Video đang HOT
Ông Hải cho rằng, Hà Nội như một đại công trường xây dựng, ngày đêm hoạt động rầm rộ. Do đó, cần có chế tài thật chặt để các xe tải vào thành phố thực sự sạch. “Cần quản lý chặt phương tiện vận tải chở vật liệu xây dựng trong giờ đêm. Quy định những xe đảm bảo tiêu chuẩn (trước mắt phải sạch, lốp xe đen bóng) thì môi trường sẽ được cải thiện” – ông Hải nói.
Trả lời, làm rõ các ý kiến của đại biểu, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Hà Nội phấn đấu ở khu vực nội đô, 80% người dân khi dừng xe máy có thể tiếp cận các điểm tiện dừng phương tiện công cộng với quãng đường dưới 500 m (hiện nay là 40%). 20% còn lại, người dân có thể phải đi bộ dài hơn, hoặc đi bằng xe đạp, nhưng không quá 1 km. Đến năm 2030, Hà Nội sẽ đảm bảo việc kết nối giao thông thuận tiện.
Được biết, với trên 91% đại biểu nhất trí, HĐND Hà Nội đã thông qua nghị quyết về đề án. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội chủ trì phiên thỏa luận cho rằng, việc thông qua đề án “mang tính lịch sử, đột phá, vì sự phát triển của Thủ đô”.
Theo đề án này, thành phố sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận nội thành vào năm 2030; tổ chức thống kê, phân loại theo khu vực (quận, huyện), niên hạn, chủng loại toàn bộ xe máy trên địa bàn thành phố; phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng.
Hà Nội cũng sẽ cấm ôtô hoạt động theo giờ, theo ngày trên một số tuyến phố; thí điểm cấm đỗ theo ngày chẵn lẻ; ban hành quy định hoạt động của xe taxi ngoại tỉnh.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có việc lập quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi đến năm 2030, lộ trình thực hiện 2017-2020.
Với xe taxi và các phương tiện hoạt động kinh doanh tương tự taxi (Uber, Grab…), thành phố cấp hạn ngạch phù hợp với điều kiện giao thông và năng lực của kết cấu hạ tầng…
Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ lập Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố.
Theo Danviet
Đổi giờ học, giờ làm trả lại thành phố sống cuộc đời thành phố
Thói quen làm việc từ sáng sớm là thói quen nông nghiệp, khi phải làm việc ngoài trời, phụ thuộc vào thời tiết để canh tác, gieo trồng, cấy hái, hay chăn thả. Cho nên phương án thay đổi giờ học, giờ làm muộn hơn là hợp lý.
Theo Tờ trình đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030", một trong những giải pháp được đưa ra là "rà soát, điều chỉnh giờ học tập, giờ làm việc và kinh doanh dịch vụ" (giai đoạn thực hiện từ 2017 - 2020).
Đây không phải lần đầu tiên giải pháp điều chỉnh giờ học tập, giờ làm việc được đề xuất áp dụng ở Hà Nội. Tuy nhiên, rất khác với những lần trước, kết quả khảo sát thông qua phát phiếu lấy ý kiến được Công an thành phố thực hiện với 15.000 người đã đạt tỷ lệ đồng thuận trên 75%.
Nếu lùi giờ làm, các bậc phụ huynh sẽ có thêm quỹ thời gian xử lý các việc khác
Dù kết quả này còn phải được xem xét về tính chính xác, khoa học của việc điều tra, song, có thể thấy nhận thức của người dân về vấn đề giờ làm việc ở thời điểm này đã có sự thay đổi. Tỷ lệ người dân nhận ra sự cần thiết của việc đổi giờ làm việc đã ngày một cao hơn.
Ở những lần đề xuất điều chỉnh giờ làm việc trước đây, lý do phản đối thuyết phục nhất chính là quan điểm cho rằng giải pháp này không giải quyết được gốc rễ của vấn đề ùn tắc giao thông mà chỉ thay đổi được thời điểm ùn tắc mà thôi.
Quan điểm này không sai, nếu như nhìn nhận nguyên nhân ùn tắc giao thông một cách đơn giản là lượng người có nhu cầu tham gia giao thông không thay đổi.
Tuy nhiên, điều khác biệt nằm ở chỗ nếu điều chỉnh giờ làm việc muộn hơn thì người dân sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn về thời điểm xuất phát, về thời gian di chuyển, và về phương tiện giao thông.
Với giờ làm việc hiện nay, 7h30' sáng, thời gian một người thức dậy lúc bình minh đến lúc có mặt tại nơi làm việc chỉ vẻn vẹn từ 90 đến 120 phút.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, với rất nhiều việc phải thực hiện như bữa ăn sáng, rồi đưa con cái đến trường, thậm chí có người còn phải tranh thủ đi chợ để chuẩn bị cho bữa chiều... Chúng ta không có nhiều lựa chọn cho thời điểm di chuyển của mình.
Với khoảng thời gian eo hẹp đó, dĩ nhiên không có sự lựa chọn phương tiện nào phù hợp hơn phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy đề chủ động thời gian.
Nếu như giờ làm việc lùi lại thêm từ 90 đến 120 phút, biên độ thời điểm xuất phát của chúng ta sẽ giãn ra rất nhiều, mật độ người tham gia giao thông đồng thời trên đường, theo đó, sẽ giảm đi.
Với khoảng thời gian rộng rãi hơn, việc lựa chọn phương tiện thay thế như xe đạp, xe bus cũng sẽ dễ dàng hơn. Phương tiện cơ giới cá nhân tự nhiên hạn chế.
Và cũng sẽ hạn chế được những tình trạng như thế này. Ảnh: Báo Giao thông
Điều chỉnh giờ làm không chỉ mang đến những tác động tích cực về giao thông mà còn góp phần quan trọng để cải thiện chất lượng sống của người dân.
ới thói quen thức khuya của người dân thành thị hiện nay, nếu thức dậy lúc 6h sáng để kịp đến cơ quan lúc 7h30, đa số người dân đang ở trong tình trạng thiếu ngủ.
Những tổn hại về sức khoẻ, chất lượng lao động, học tập, do thiếu ngủ là điều khó tránh khỏi. Tất cả những yếu tố đó đều được cải thiện khi điều chỉnh giờ làm muộn hơn.
Điều chỉnh giờ làm việc buổi sáng muộn hơn, rút ngắn thời gian nghỉ trưa, kéo dài giờ làm việc buổi chiều là một giải pháp hợp lý. Tình trạng ăn nhậu buổi trưa sẽ được hạn chế một cách tự nhiên.
Giờ tan tầm thay vì vào thời điểm trời còn nắng gắt chuyển sang buổi tối sẽ khiến người lao động hạn chế được việc tiêu hao sức lực sau một ngày làm việc.
Không phải ngẫu nhiên mà giờ làm việc ở hầu hết các thành phố phát triển trên thế giới đều được bắt đầu từ 9h sáng, thậm chí là muộn hơn.
Bởi thói quen làm việc từ sáng sớm là thói quen nông nghiệp, khi phải làm việc ngoài trời, phụ thuộc vào thời tiết để canh tác, gieo trồng, cấy hái, hay chăn thả.
Việc duy trì giờ làm việc quá sớm như hiện nay chính là duy trì nhịp sống nông thôn cho thành thị. Đó là điều bất hợp lý, và cần được thay đổi.
Điều chỉnh giờ làm việc ở thành phố chính là trả lại cho thành phố sống cuộc đời thành phố. Chỉ khi được sống đúng với nhịp sống phù hợp với mình thì đời sống dân sinh của thành phố mới có thể được vận hành một cách trơn tru.
Theo Danviet
Hà Nội lại muốn đổi giờ học, giờ làm Thành phố Hà Nội cho hay, trên 70% người dân được lấy ý kiến ủng hộ điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông. Rheo Tờ trình đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030", một...