Đại biểu chất vấn giám đốc Sở Công Thương TP.HCM vụ ‘rau không sạch núp bóng rau sạch’
Đại biểu HĐND TP.HCM Phạm Thị Diễm Tuyết đặt vấn đề hiện nay thói quen đi siêu thị của người dân dần phổ biến.
Nhưng qua vụ việc rau không sạch vào siêu thị, giải pháp nào để lấy lại niềm tin của người dân vào hệ thống bán lẻ?
Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ trả lời chất vấn – Ảnh: HỮU HẠNH
Sáng 8-12, tại kỳ họp thứ 8, HĐND TP.HCM khóa X, đại biểu đã chất vấn Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ về tình hình cung ứng xăng dầu, hàng hóa Tết, phát triển hệ thống siêu thị, phát triển ngành logistics, an toàn thực phẩm…
Rau dỏm vào siêu thị lại được nêu ra
Trong đó, đại biểu Phạm Thị Diễm Tuyết đặt vấn đề: hiện nay thói quen đi siêu thị của người dân dần phổ biến. Tuy nhiên thời gian qua có hiện tượng rau không sạch núp bóng rau sạch vào siêu thị. Đại biểu này cho rằng cần có giải pháp để tăng niềm tin của người dân vào các điểm bán lẻ hàng hóa.
Trả lời chất vấn, ông Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết vấn đề này xuất phát từ sai phạm của nhà cung cấp cho các chuỗi bán lẻ. Bên cạnh đó, cũng là do cơ quan quản lý chưa kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời.
Thông qua báo chí và người dân, công tác quản lý đã được chấn chỉnh. Chính các kênh phân phối cũng đã vào cuộc rà soát kỹ lưỡng hơn, giám sát quá trình sản xuất và phân phối. Thời gian qua, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP cũng tăng cường kiểm tra hàng hóa tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống và các kênh phân phối.
Về phía Sở Công Thương, đơn vị này thường xuyên làm việc với hệ thống phân phối và các đơn vị sản xuất, cung ứng để nhắc nhở. Tuy nhiên, ông cho rằng cần có các quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ, cụ thể hơn từ khâu sản xuất đến khi hàng hóa ra thị trường.
Video đang HOT
Đại biểu đặt câu hỏi chất vấn Sở Công Thương – Ảnh: HỮU HẠNH
Tiến tới tự chủ năng lượng điện
Cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Lê Thị Hồng Thanh cho biết TP.HCM có nhu cầu năng lượng rất lớn, chiếm khoảng 10% nguồn điện của cả nước. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này của TP đang đứng trước nguy cơ bị thiếu hụt.
Đại biểu này đề nghị giám đốc Sở Công Thương thông tin về chiến lược phát triển điện, giải pháp tiến tới tự chủ nguồn năng lượng này cũng như công tác phát triển điện áp mái.
Về vấn đề này, giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết mỗi năm, TP tiêu thụ khoảng 25 tỉ kWh điện. Tuy nhiên, hiện nay TP không chủ động được nguồn cung mà tiếp nhận từ Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và các khu vực xung quanh.
Ông Vũ cho rằng TP.HCM phải chủ động được năng lượng điện để đảm bảo an ninh. Do đó, thời gian qua TP đã kiến nghị Bộ Công Thương và được Thủ tướng đưa vào quy hoạch Nhà máy điện Hiệp Phước tại quận 7 với công suất 1.200 MW giai đoạn 1 và và 1.500 MW giai đoạn 2.
Công suất tối đa mà ngành điện TP.HCM cần trong giai đoạn hiện nay là 4.300 MW. Nếu nhà máy tại quận 7 đi vào vận hành cả hai giai đoạn thì TP sẽ tự chủ được nguồn năng lượng này.
Còn về điện mặt trời, TP.HCM là một trong những địa phương phát triển điện áp mái theo quyết định của Thủ tướng. Hiện TP có khoảng 14.100 hộ gia đình, xí nghiệp, cơ quan đơn vị lắp điện mặt trời với công suất 386 MW.
Tuy nhiên quyết định này đã hết hiệu lực, Bộ Công Thương đang tính toán lại giá mua điện mặt trời nên TP đang gặp khó. Chủ tịch UBND TP vừa qua đã chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với ngành điện TP và Viện Năng lượng thực hiện đề án điện áp mái. Theo tính toán công suất cực đại của TP là 6.300 MW. Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đề xuất Thủ tướng cho TP cơ chế đặc thù phát triển điện áp mái.
Hiện nay, 45% điện phục vụ tiêu dùng, 35% cho sản xuất. Do đó, ông Vũ cho rằng nếu các hộ gia đình có điều kiện phát triển điện áp mái thì đây sẽ là một trong các nguồn góp phần tự chủ điện cho TP.
Phân bổ biên chế theo nhu cầu thực tế của các đơn vị
Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân phát biểu – Ảnh: HỮU HẠNH
Cũng trong sáng nay, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân đã thông tin về vấn đề biên chế, việc chuyển huyện lên quận của TP…
Theo đó, ông Nhân cho biết hiện nay các đơn vị đang tích cực hoàn thành các đề án nhánh trong đề án sắp xếp các huyện thành quận hoặc TP trong tháng 12-2022 và sẽ hoàn thành trong quý 1-2023.
Liên quan đến vấn đề biên chế, ông Nhân cho biết UBND TP có tờ trình trình HĐND xem xét. Sở Nội vụ cũng đã làm việc với tất cả đơn vị sở ngành, các địa phương để có con số chính thức. UBND TP đã có văn bản tạm dừng tuyển dụng cho đến khi có nghị quyết của HĐND TP.
UBND TP sẽ ban hành quyết định về chỉ tiêu biên chế cho sở ngành, quận huyện sau khi có nghị quyết, sẽ tham mưu phân bổ biên chế theo vị trí việc làm, nhu cầu thực tế của các đơn vị.
Giám đốc Sở Nội vụ cũng cho hay đã có xem xét đến biên chế của ngành y tế và giáo dục. Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị nêu rõ trong trường hợp tăng thêm giường bệnh, phòng học thì được phép tuyển dụng mới. Trên cơ sở đó, sở sẽ căn cứ vào đề án vị trí việc làm mà các đơn vị, địa phương xây dựng để phân bổ nhân sự hợp lý.
Doanh nghiệp công nghiệp kỳ vọng tận dụng đà tăng trưởng sản xuất
Mặc dù thị trường giá cả đang bị tác động bởi giá vàng, giá dầu của thế giới; số ca mắc COVID-19 cũng có xu hướng tăng khi các hoạt động gần như mở cửa hoàn toàn... nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh không bị ảnh hưởng nhiều.
Công nhân lao động Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng tại khu Công nghiệp An Hạ, huyện Bình Chánh. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố trong tháng 3/2022 đã tăng 25,9% so với tháng 2/2022 và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý I/2022, IIP trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tăng 1% so với cùng kỳ; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,3%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 4,2%...
Báo cáo của Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho thấy, ở nhóm ngành công nghiệp cấp II, có 20/30 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2022 tăng so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tăng cao như công nghiệp chế biến, chế tạo khác; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; sản xuất thiết bị điện...
Có 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2022 tăng 5,4% so với cùng kỳ, bao gồm: ngành hóa dược tăng 18,9%; ngành cơ khí tăng 4,0%; ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 3,2%; chỉ có ngành sản xuất hàng điện tử giảm 12,9%.
Với chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2022 của nhiều nhóm ngành nghề, lĩnh vực tăng, cộng đồng doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh kỳ vọng tận dụng đà tăng trưởng này để tiếp tục ổn định, phục hồi và phát triển sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương mở cửa thị trường nội địa và quốc tế, cũng như thúc đẩy kết nối lại thương mại, đầu tư, du lịch... Là những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp "phá băng" thị trường trong thời gian tới.
Theo ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Phúc sinh Group, với thị trường nội địa, khi đời sống kinh tế - xã hội trở lại trạng thái "bình thường mới" thì doanh nghiệp cũng đối mặt với không ít thách thức. Tuy cộng đồng doanh nghiệp Việt; trong đó, có doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng phương thức bán hàng trực tuyến (online) trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng nổ, nhưng vẫn chịu sức cạnh tranh gay gắt từ những sàn thương mại điện tử trong bối cảnh sức mua trên thị trường sụt giảm.
Còn đối với thị trường xuất khẩu, cuộc chiến tranh Nga - Ukraine vẫn diễn biến phức tạp và có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao thương, đầu tư của doanh nghiệp Việt. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải linh động đối với thị trường toàn cầu bằng cách đa dạng thị trường, mới có thể tận dụng được đà tăng trưởng sản xuất.
Bởi, điều kiện sản xuất trong nước đã được tạo thuận lợi hơn, chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất đang từng bước kết nối lại... nhưng nếu không bán được hàng thì doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quản trị và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của năm 2022.
Đồng quan điểm, bà Vưu Lệ Quyên, Tổng giám Công ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Bitis) cho rằng, trong giai đoạn bình thường mới, doanh nghiệp vẫn phải lắng nghe nhu cầu mới trong cả chuỗi sản xuất kinhdoanh lẫn người tiêu dùng. Từ đó, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và ứng dụng công nghệ phù hợp với mô hình vận hành, nguồn nhân lực... bên cạnh những điều kiện thuận lợi từ cơ chế chính sách, cơ hội từ thị trường...
Điển hình, chuyển đổi số phục con người, nhưng nếu con người chưa có tư duy số thì hiệu quả ứng dụng công nghệ khó đạt được hiệu suất cao và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong vận hành doanh nghiệp thì tính hệ thống cực kỳ quan trọng và đó là tài sản lớn của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là nền tảng cơ sở từng bước thay đổi tư duy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mang lại lợi ích thiết thực đối với quản trị doanh nghiệp.
Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, đầu tư... trên địa bàn thành phố, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho hay, ngành công thương đang có kế hoạch tổ chức hàng loạt chương trình gặp gỡ, tham vấn, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cụ thể, mới đây Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Thông qua đó, đại diện nhiều sở, ngành TP Hồ Chí Minh đã giới thiệu thủ tục, quy trình đầu tư và cơ chế chính sách ưu đãi đến doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh.
Theo kế hoạch, Sở Công Thương và sở, ngành TP Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với các nhóm Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài theo từng chủ đề riêng trong thời gian tới. Ngành công thương sẽ tập trung đẩy mạnh những vấn đề xúc tiến thương mại, đầu tư theo từng nhóm thị trường, nhóm hàng hóa (hữu hình lẫn vô hình) để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; thúc đẩy hợp tác phát triển ở một số lĩnh vực như kinh tế số, thương mại điện tử, logistics, công nghiệp...
Thống kê trên địa bàn thành phố từ ngày 1/1-13/3/2022, TP Hồ Chí Minh đã cấp phép 8.477 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt 140.134 tỷ đồng. So với cùng kỳ, số giấy phép tăng 34,5% và vốn giảm 5,7%.
Riêng khu vực công nghiệp, xây dựng, TP Hồ Chí Minh cấp phép 1.766 doanh nghiệp, tăng 38,9% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 38.155 tỷ đồng, giảm 42,6%; trong đó, nhóm ngành công nghiệp có 993 đơn vị với số vốn đăng ký đạt 30.700 tỷ đồng, giảm 44,1% về vốn so với cùng kỳ.
Phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Gỡ 'điểm nghẽn' logistics Tắc nghẽn cơ sở hạ tầng và chưa có cơ chế phù hợp là những nút thắt cần tháo gỡ để phát triển logistics (dịch vụ hậu cần) vùng Đông Nam Bộ. Đây là nội dung được nêu ra tại Hội thảo "Logistics vùng Đông Nam Bộ: Chia sẻ và góc nhìn từ chuyên gia", do Trung tâm Xúc tiến thương mại và...