Đại biểu bức xúc vì hàng loạt công viên ở TP.HCM bị “xà xẻo”
Chiều 11-7, tại kỳ họp HĐND TP.HCM, nhiều đại biểu đã nêu tình trạng lấn chiếm công viên xây xanh để phục vụ cho mục đích kinh doanh.
ĐB Nguyễn Thị Tố Trâm bức xúc trước tình trạng lấn chiếm, “bức tử” hàng loạt công viên như 23-9, Phú Lâm, Kỳ Hoà. “Còn Thảo Cầm viên bị “xẻ thịt” bởi hai nhà hàng lớn, nhiều quầy ăn, bán kem, hoạt động giải trí. Thảo cầm viên là vườn thú chứ không phải nơi giải trí, mà chúng ta lại để quá nhiều hoạt động kinh doanh” – ĐB Trâm nêu.
ĐB Nguyễn Thị Tố Trâm. Ảnh Hoàng Giang
Theo ĐB Thi Thị Tuyết Nhung, TP có tới 542 ha đất công viên cây xanh. Nhìn vào số lượng, diện tích thì có nhưng phân bổ hài hòa giữa các địa bàn thì chưa. Cụ thể, đất dành cho công viên cây xanh nội thành chiếm 59,81%, ngoại thành mới chỉ 0,9%.
ĐB Nhung nhìn nhận hầu hết công viên trên địa bàn TP đều tồn tại tình trạng kinh doanh khai thác sai công năng. Chẳng hạn, diện tích công viên Phú Lâm sử dụng các dịch vụ khác chiếm 38,7%; công viên Lê Thị Riêng cho thuê 20% diện tích….
“Có tình trạng này là vì hiện quy hoạch công viên đã lạc hậu, không còn phù hợp, dẫn đến việc không kiểm soát định hướng cho hoạt động của các công viên một cách tốt nhất. TP phải sớm có quy hoạch chi tiết các công viên, đồng thời, tổng rà soát hoạt động lấn chiếm kinh doanh sai mục đích”, bà Nhung đề nghị.
ĐB Thi Thị Tuyết Nhung, ảnh HG
Theo Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường, chỉ tiêu về cây xanh được duyệt hiện nay mới chỉ đáp ứng được 0,69m2/người, đang chiếm tỷ lệ rất thấp. Ông Cường thừa nhận có tình trạng nhiều công viên bị lấn chiếm, hoặc sử dụng sai mục đích như các đại biểu đã nêu…
Video đang HOT
Hồi tháng 4, Sở GTVT đã trình TP đề án quy hoạch chỉnh trang nâng cấp công viên. Theo đó, sẽ chia thành hai nhóm, nhóm 13 công viên có diện tích lớn hiện hữu do Sở GTVT quản lý và 317 công viên do quận, huyện quản lý.
“Trước thực trạng như hiện nay thì giải pháp trước mắt là phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch công viên cây xanh trên địa bàn TP và lập mới hoàn toàn. Có quy hoạch thì mới quản lý dài lâu được”, ông Cường cho hay.
Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường. Ảnh HG
Cùng với đó, Sở GTVT cũng cho rằng cần chấn chỉnh lại các công viên sử dụng chưa đúng công năng, thu hồi những trường hợp lấn chiếm. Sở này cũng cho biết sẽ trình TP văn bản điều chỉnh lại quyết định 199/2004 của TP về quản lý công viên cây xanh để phù hợp với thực tiễn.
Ông Hoàng Tùng, Phó Giám đốc Sở QKHT cũng thông tin thêm rằng hiện nay quy hoạch chung của TP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010 cũng như quy hoạch chung quận huyện đều đã đầy đủ các chỉ tiêu về công viên cây xanh. Vấn đề là tổ chức thực hiện còn gặp khó khăn do kinh phí hạn chế.
Theo ông Tùng để thực hiện tốt quy hoạch công viên thì cần ưu tiên bố trí vốn. Cùng với đó là lên kế hoạch chỉnh trang công viên cây xanh hiện hữu. Sở QHKT đang nghiên cứu thiết kế công viên cây xanh để không chỉ là không gian công viên mà còn là điểm nhấn của đô thị.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhìn nhận công viên cây xanh là nơi dành cho người dân thư giãn. Nhưng trên thực tế, công tác quản lý và sử dụng còn rất nhiều vấn đề. “TP giao Sở GTVT cùng các địa phương phối hợp trình đề án vào cuối tháng 7. Đối với công viên thì quản lý như thế nào, đề xuất ra sao, giải pháp của các địa phương là gì phải cụ thể. Chứ nói mãi mà không hành động là không đúng tinh thần của một TP năng động sáng tạo”, ông Phong nhấn mạnh.
VIỆT HOA – LÊ THOA – TÁ LÂM
Theo_PLO
Đại biểu TPHCM khóc khi thấy công nhân ngâm mình dưới cống rác
Hình ảnh các công nhân phải trầm mình dưới nước hôi thối, bị bỏng hoá chất hay nhiều lần đạp phải kim tiêm làm nhiều đại biểu (ĐB) HĐND TPHCM xúc động.
Công nhân ngâm mình vớt rác dưới cống. Ảnh: N.B
Ngày 11.7, kỳ họp thứ 9 HĐND TPHCM khóa IX tiếp tục với phiên thảo luận tại hội trường.
ĐB Nguyễn Thị Việt Tú chia sẻ, vừa qua, trong chương trình lắng nghe và trao đổi với chủ đề "Ngập nước tại TPHCM nguyên nhân và giải pháp", bà đã rơi nước mắt khi nghe anh công nhân thoát nước kể về công việc vất vả hàng ngày. Theo ĐB Tú, mỗi thay đổi nhỏ trong việc không xả rác bừa bãi cũng sẽ góp phần giảm ngập.
ĐB Tú thiết tha mong thành phố nghiên cứu trang bị trang phục bảo hộ cho công nhân làm việc dưới môi trường cống, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chất bẩn khi làm việc.
ĐB Nguyễn Thị Tố Trâm cho rằng, ý thức người dân đã góp phần vào nỗi cực nhọc của anh công nhân - phải làm việc trong môi trường cống bẩn thỉu, tối tăm đó.
"Tại sao ý thức đơn giản đó không được thiết lập và trở thành văn hóa của người dân. Tôi cho rằng lỗi người dân có một thì lỗi người quản lý là mười. Chúng ta đã có luật hết, sao không áp dụng được và xử phạt nghiêm hành vi vi phạm mà có cảm giác chỉ tổ chức theo phong trào, chưa quyết liệt trong mỗi lần ra quân, sau đó đâu lại vào đấy" - ĐB Trâm nêu.
Rác thải được người dân bỏ bít kín miệng cống thoát nước.
Cũng theo ĐB Trâm, cán bộ phải làm gương trong việc giữ vệ sinh chung và phân loại rác tại nguồn. Trước đây nổ ra câu chuyện lãnh đạo 4 công ty dịch vụ đô thị TPHCM có thu nhập khủng, trong khi người công nhân dấn thân vào làm việc này lại có thu nhập quá thấp.
"Như vậy thì làm sao xây dựng được ý thức người dân. Người dân đóng đủ các loại phí thì phải được hưởng các quyền lợi đi kèm" - bà Trâm nói và cho rằng, "khi ý thức người dân chưa cao thì yếu tố quản lý nhà nước phải đóng vai trò quan trọng".
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nhìn nhận, việc để rác đúng nơi đúng chỗ không chỉ góp phần giảm ngập mà còn làm cho TP xanh, sạch hơn. Giải pháp này không tốn tiền nhưng thời gian qua, chính quyền thành phố, mặt trận các đoàn thể chưa làm tốt.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, người công nhân vệ sinh với thu nhập, trang trải làm sao phải tương xứng với công sức người lao động. Đây là việc đáng suy nghĩ về công tác quản lý nhà nước.
Trước đó, trong chương Lắng nghe và Trao đổi với HĐND TPHCM, anh Ngô Chí Hùng - công nhân Công ty Thoát nước đô thị TPHCM - cho biết, không ít lần bị bỏng rộp da bởi những hóa chất của những tòa nhà xây dựng tuồn thẳng xuống cống.
"Có những hôm lần mò trong cống đạp phải kim tiêm, vật kim loại tứa máu, đau đến thấu tim. Rồi có khi đang loay hoay đưa rác ra ngoài thì nước thải của các nhà vệ sinh xối thẳng vào đầu... Nhưng vì công việc, tụi tôi cắn răng mà chịu, mong sao bà con mình để rác đúng nơi đúng chỗ, đừng xả hết xuống cống nữa" - anh Hùng chia sẻ.
Sau khi nghe anh Hùng tâm sự, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm thay mặt chính quyền TPHCM đã xin lỗi về những vất vả, nguy hiểm mà công nhân thoát nước như anh Hùng phải đối mặt.
Theo Laodong
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội khẳng định chưa "xóa sổ" xe ba bánh "Các thông tin từ 1.7, Hà Nội xóa sạch xe ba bánh là không chính xác" - ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, khẳng định. Lực lượng chức năng tiến hành xử lý xe ba bánh tự chế. Ảnh Trần Vương Sáng 2.7, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Hà cho biết, chủ...