Đại bi – Xin chào các bệnh nội khoa
Đại bi hay còn gọi là Ngải nạp hương, Từ bi, Đại ngãi … Tên khoa học Blumea Balsamifera (L) DC, họ Cúc ASTERACEAE.
Đại bi là loại cây nhỏ, cao 1 – 2m, thân có nhiều khía rãnh chạy dọc, nhiều lông, trên ngọn có mang nhiều cành. Lá mọc so le, hình bầu dục, mũi mác, dài 15 – 20cm, rộng 5 – 8cm, mặt trên lá có lông, màu xanh thẫm mặt dưới lá trắng nhạt, mép lá gần như nguyên hay xẻ thành răng cưa gốc lá thường chằng chịt thành mạng lưới, có 2 – 4 hoặc 6 thùng nhỏ. Toàn cây có lông trắng mềm, có mùi thơm dễ chịu của Long não (Băng phiến) cụm hoa màu vàng, mọc thành chùy ngủ ở kẽ lá hay đầu cành. Quả bé, có 2 cành dài 1mm mang chùm lông ở đỉnh. Cây Đại bi thường mọc hoang hoặc mọc thành bãi rộng ở vùng đồng bằng hay đất đốt phá, chịu hạn tốt, ra hoa kết quả hằng năm quả phát tán được là nhờ có chùm lông ở đầu.
Bộ phận dùng là lá và Mai hoa băng phiến (Borneol) cất từ lá. Lá thu hái quanh năm, chứa 0,2 – 1,88 tinh dầu và borneol. Tinh dầu chứa D-borneol I-campho cineola limonen axit palmitic axit myristic sesquiterpen ancol. Mai hoa băng phiến điều trị bên ngoài có tác dụng giảm đau, tiêu viêm.
Theo tài liệu Đông y cổ: Mai hoa băng phiến vị đắng, cay, tính hơi hàn, vào ba kinh tâm, phế, can. Có tác dụng thông cùng, tán uất hoả, tiêu thuỷ, minh mục, dùng chữa cấm phòng, cấm khẩu, đau bụng, đầy bụng ăn, chậm tiêu, đau ngực, ho lâu ngày có đờm, đau mắt, đau họng. Liều uống từ 1 – 2g trong ngày.
Lá Đại bi được dùng kèm thuốc điều trị cảm sốt, cúm, ứ mồ hôi… nên dùng phối hợp dùng nhiều loại lá như: Đại bi, lá Bưởi, lá Chanh, lá Xả (mỗi thứ một nắm cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi để xông, đã xông phải chọn nơi kín gió trước, trong và sau khi xông phải lau khô mồ hôi… có thể xông từ 2 – 3 lần trong 1 tuần khi dứt cảm cúm có sốt nhẹ).
Chữa đầy bụng, ăn chậm tiêu, ho có đờm: Lá Đại bi tươi 20 – 30g sắc uống trong ngày ngoài ra còn dùng lá Đại bi nấu nước, ngâm rửa vết lở, ngứa tại chỗ, vết thương sưng đau.
Chữa viêm họng, viêm amydal mạn tính: Băng phiến 1g, Khô phàn (Phèn chua phi khô) 2,5g Hoàng bá đốt ra than 2g, Đăng tâm thảo đốt thành than 3g, tất cả tán nhỏ, ngày dùng 3 – 4g ngậm rà vùng họng.
Video đang HOT
Theo SKDS
Khi bị ho nên làm gì?
Ho có khi kéo dài nhiều ngày, mỗi một cơn có khi ngắn nhưng có khi rất dài làm cho người bệnh cực kỳ khó chịu và mệt mỏi.
Phân loại ho
Ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh. Nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi từ mùa nắng nóng sang mưa lạnh. Có rất nhiều loại ho, tùy tính chất mà người ta đặt tên:
Có rất nhiều loại rau củ quen thuộc để chế biến thành món ăn làm bài thuốc trị ho.
- Ho khan: Là ho mà hầu như không có đờm, càng ho càng rát cổ họng, tức ngực và đôi khi thấy đau ở vùng ngang rốn. Ho khan thường gặp trong bệnh cúm, người nghiện thuốc lá, thuốc lào, người hít phải nhiều khói hoặc mùi hóa chất. Nhiều khi cũng gặp trong một số trường hợp bị cảm lạnh đột ngột.
- Ho có đờm (đờm nhiều hoặc ít, đờm lỏng hoặc sánh, đặc): Thường gặp trong viêm phế quản, bệnh hen, viêm long ở giai đoạn đầu của bệnh sởi, thủy đậu, trong bệnh viêm phế quản do vi khuẩn hoặc do virus.
- Ho kèm theo khó thở: Thường xuyên hoặc thở từng cơn, hay gặp trong hen phế quản, bệnh suy tim...
- Ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày: Thậm chí kéo dài nhiều tháng, nhiều năm hoặc từng đợt như ho trong bệnh hen phế quản, bệnh lao phổi, viêm phế quản mãn tính, dãn phế quản ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào. Trong các trường hợp này thường là ho về đêm, nhất là mùa lạnh và khi bài tiết nhiều đờm.
- Ho từng cơn kéo dài kèm chảy nước mắt, mũi: Thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng vắc-xin bệnh ho gà xuất hiện ban đêm và kéo dài làm cho các bé mặt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi và rất mệt mỏi do cơn ho và do cả mất ngủ kéo dài.
- Ho ra máu tươi: Hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh lao phổi, đôi khi gặp trong viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản.
- Ho dị ứng chưa xác định được nguyên nhân nhưng khi dùng thuốc chống dị ứng thì hết cơn ho.
Khi bị ho nên làm gì?
Khi bị ho, tốt nhất nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán bệnh sớm và có hướng điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị, bởi vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm và nguy hiểm cho tính mạng. Trong kinh nghiệm điều trị của Đông y, có nhiều món ăn là bài thuốc hiệu nghiệm để điều trị, xin giới thiệu vài món tiêu biểu sau đây:
- Đường phèn 500 g, giấm để lâu 500 ml. Đường phèn cho vào nồi sau đó đổ giấm lên, đun sôi. Chờ đường phèn tan hết, để nguội, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần uống 10 ml, mỗi ngày uống 2 lần. Dùng chữa ho khan mới phát.
- Tỏi 5 nhánh, bách bộ 15 g, sinh cam thảo 5 g. Thêm đường phèn và nước vừa đủ đem sắc thành 2 chén nước, chia 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang. Dùng chữa ho mới phát, mũi tắc hoặc chảy nước mũi.
- Lá tía tô tươi 20 g, rửa sạch xắt vụn, gạo tẻ 50 g. Nấu cháo loãng, bỏ tía tô, đường phèn vừa đủ, ăn nóng. Sau khi ăn, lên giường đắp mền cho đổ mồ hôi. Dùng chữa giai đoạn mới ho.
- Một củ gừng, mật ong, giấy bạc bọc thức ăn. Dùng giấy bạc bọc củ gừng tươi, bỏ lên vỉ nướng. Sau khi nướng đen thì xắt nhuyễn, bỏ vào ly, cho một lượng mật ong hoặc đường đỏ thích hợp, pha với nước nóng, dùng khi còn nóng. Dùng cắt cơn ho, tiêu đàm.
- Đu đủ chín cây một quả, gọt bỏ vỏ. Mật ong vừa phải. Cho mật ong vào nấu để ăn dần. Dùng chữa ho không có đờm.
- Củ cải một củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi 3 lát, trần bì một miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ sắc cùng với hai thứ kia để uống. Dùng chữa ho lạnh chảy dãi.
- Trứng gà 2 quả, đường phèn 50 g. Lấy một chén nước, cho đường phèn vào nấu tan hết, để nguội. Đập trứng gà, đánh tan rồi hấp chín, cho vài giọt nước gừng vào ăn. Dùng chữa ho khan.
Theo SKDS
Ung thư phổi chữa được không? Ba chồng tôi bị đau tức ở vùng ngực bên trái, đau lưng, khó thở và ho nhiều vào xế chiều và ban đêm, có một cục hạch di chuyển nhiều chỗ trên cơ thể. Ông đi chụp phim thì thấy bên ngực phải một nửa phía trên có màu trắng, BS chẩn đoán ba tôi bị ung thư phổi giai đoạn cuối....