‘Đại bàng’ Mỹ rụng cánh vẫn tiếp đất an toàn
Chiến đấu cơ huyền thoại F-15 Eagle (Đại bàng) của Mỹ có thể tiếp tục bay dù hư hại nặng.
Các máy bay F-15. Ảnh: Businessinsider
Năm 1983, trong một cuộc diễn tập trên không giữa hai chiếc F-15D và 4 chiếc A-4N của Không quân Israel trên bầu trời sa mạc Negev, một trong hai chiếc F-15 Eagle va chạm mạnh với một chiếc Skyhaw. Khi đó chiếc F-15D #957 có tên “Markia Shchakim” do phi công trẻ Zivi Nedivi điều khiển.
Nedivi kể lại rằng thời điểm đó ông vẫn chưa biết chuyện gì xảy ra. Ông chỉ cảm thấy choáng váng và nhìn thấy quả cầu lửa cực lớn khi chiếc A-4 nổ tung. Sau đó ông mới nhận ra rằng máy bay của mình hỏng nặng sau khi một lượng lớn nhiên liệu bị rò rỉ từ phía cánh phải.
Theo Business Insider, sau khi kiểm soát tình hình, Nedivi được yêu cầu thoát khỏi máy bay nhưng ông từ chối vì tin rằng có thể hạ cánh tại sân bay gần nhất, cách đó khoảng 16 km. Ông bắt đầu giảm tốc độ nhưng chiếc cánh bên phải biến mất lúc nào ông không biết và khiến cho máy bay lộn vòng. Nedivi quyết định khởi động thùng nhiên liệu phụ, tăng tốc và tái kiểm soát tình hình.
Khi tới căn cứ, Nedivi hạ thấp đuôi và hạ cánh với tốc độ 260 knot (khoảng 480 km/h), gấp đôi tốc độ tiếp đất tiêu chuẩn. Phi cơ dừng ngay trước rào chắn an toàn chỉ 10 m. Chỉ đến khi xuống mặt đất, viên phi công này mới biết mình tiếp đất chỉ với một cánh máy bay.
Video đang HOT
Khi nghe tin, công ty sản xuất máy bay McDonnell Douglas khẳng định không thể có chuyện chiếc F-15 có thể tiếp đất chỉ với một cánh cho đến khi xem ảnh. Các chuyên gia nói rằng ngoài thao tác của phi công, chiếc máy bay hỏng đã hạ cánh an toàn nhờ vào lực nâng của hệ thống thông gió động cơ và thân máy bay.
Phương Hà
Theo_Zing News
Israel sử dụng bom hạng nặng tấn công Gaza
Sự tàn khốc của chiến tranh đã lên tới đỉnh điểm khi Không quân Israel dùng bom hạng nặng Paveway II để tấn công dân thường tại Dải Gaza.
Bất chấp nỗ lực của cộng đồng quốc tế, với những lệnh ngừng bắn lỏng lẻo được thiết lập, bạo lực vẫn diễn ra hàng ngày, cướp đi sinh mạng của biết bao người dân vô tội.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 1.000 người đã chết, trong đó có rất nhiều trẻ em, kể từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas của Palestine.
Góp phần vào sự tàn khốc này là những quả bom Paveway II hàng ngày vẫn được tiêm kích Israel thả xuống khu vực này.
Người dân hoảng loạn khi phát hiện quả bom Paveway II đang được thả xuống khu dân cư.
Bom dẫn đường GBU-12 Paveway II thực chất là bộ công cụ gồm đầu tự dẫn laser và cánh lái gắn lên thân quả bom thông thường Mk 82 loại 227kg.
Với phương án này cho phép giảm đáng kể giá thành hơn là việc chế tạo quả bom thông minh hoàn toàn, đơn giá một quả khoảng 19.000 USD.
GBU-12 Paveway II là loại bom dẫn đường bằng laser do Công ty sản xuất vũ khí Texas Instruments chế tạo, dưới sự ủy quyền của Không quân Mỹ.
Hiện nay, bom GBU-12 sử dụng 4 hệ thống dẫn đường giống như GBU-22 Paveway III.
Bom GBU-12 Paveway II nặng 227kg, dài 3,33m, đường kính 273mm, đầu đạn của GBU-12 có độ chính xác cao chứa 87kg chất nổ Tritonal.
Cận cảnh một quả bom bom GBU-12 Paveway II trên tiêm kích của Israel.
Việt Báo (Theo_Báo Đất Việt)
Israel lại oanh tạc Dải Gaza Quân đội Israel đã tiến hành 2 đợt không kích vào Dải Gaza trong ngày 19.1 nhằm trả đũa vụ một quả rốc két tấn công vào miền nam nước này. Chiến đấu cơ F-15 của Không quân Israel - Ảnh: Reuters "Hai địa điểm của khủng bố ở khu vực phía bắc và trung tâm Dải Gaza đã bị tấn công", AFP...