Dải băng Greenland tan 280 tỷ tấn mỗi năm, đến mức không thể hồi phục
Dải băng ở Greenland đã tan chảy đến mức không thể hồi phục, và những nỗ lực làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu cũng không thể ngăn được sự biến mất dần dần của băng ở Greenland.
Đây là kết quả nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Ohio.
“Dải băng sẽ vẫn ở trong trạng thái này ngay cả khi khí hậu của chúng ta có quay lại như 20-30 năm trước. Chúng ta vẫn sẽ mất khối lượng băng khá nhanh”, Ian Howat, đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư tại Đại học Bang Ohio, cho biết, theo CNN.
Dải băng Greenland, hay khối băng khổng lồ bao phủ khoảng 80% bề mặt của Greenland, đổ hơn 280 tỷ tấn băng tan vào đại dương mỗi năm, góp phần quan trọng trong sự gia tăng mực nước biển toàn cầu, theo Michalea King, tác giả chính nghiên cứu và là nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio.
Băng tan chảy quá nhanh trong những năm gần đây, cô King nói.
Băng tan ở Greenland khiến cho mực nước biển toàn cầu dâng lên hơn 1 mm/năm và có thể còn tăng hơn nữa. Mực nước biển dự kiến sẽ tăng khoảng 1 m đến cuối thế kỷ 21, cuốn trôi các bãi biển và nhà cửa ven biển.
Băng tan chảy tạo thành hồ nước trên băng ở vịnh băng Ilulissa gần Ilulissat, Greenland năm 2019. Ảnh: CNN.
Các bang ven biển như Florida (Mỹ), và các đảo quốc trũng thấp đặc biệt dễ bị tổn thương. Chỉ cần mực nước biển dâng cao 1 m, nhiều khu vực ven biển bị nhấn chìm. 40% số người Mỹ sinh sống ở các vùng ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng.
“Có rất nhiều khu vực, đặc biệt là ở Florida, nơi mà chỉ 1 m nước biển dâng sẽ nhấn chìm rất nhiều diện tích đất hiện có”, King nói. “Và điều đó càng trầm trọng hơn khi có bão, lốc xoáy và những thứ tương tự, khiến cho mực nước biển dâng cao đột biến so với đường cơ sở”.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng dải băng đang rạn nứt nhanh chóng, dẫn đến mực nước biển dâng cao đột ngột và khó lường, gây khó khăn cho công tác đối phó.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh trong 4 thập kỷ để đo lường những thay đổi với dải băng của Greenland. Các tác giả phát hiện ra rằng sau năm 2000, dải băng co lại nhanh đến mức lượng tuyết rơi không theo kịp tốc độ tan chảy, ngay cả khi tình trạng biến đổi khí hậu được đảo ngược.
Nhà nghiên cứu Howat cho biết toàn bộ bờ biển có băng bao phủ của Greenland đang tan chảy cùng lúc vì biến đổi khí hậu. Tất cả 200 sông băng tạo nên dải băng Greenland được quan sát tan chảy trong cùng một đợt.
Mặc dù sự tan chảy của dải băng Greenland có thể không thể đảo ngược, nhưng đó chỉ là cảnh báo đầu tiên trong nhiều tai nạn trong tương lai. Nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra với tốc độ này, tốc độ tan băng sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều.
'Cổng địa ngục' Siberia mở rộng và lời cảnh báo đối với nhân loại
Hố tử thần Batagaika ở phía đông bắc Siberia, được người dân địa phương gọi là cổng địa ngục, đang ngày càng mở rộng mỗi năm với tốc độ đáng báo động.
Hố tử thần Batagaika đang ngày càng mở rộng mỗi năm.
Theo Daily Star, nằm gần sông Yana, cách thành phố gần nhất khoảng 660km, Batagaika là hố tử thần lớn nhất thế giới với chiều dài 1km và sâu 50 mét.
Nhờ vào các cảm biến lắp đặt quanh miệng hố tử thần, các nhà khoa học phát hiện hố tử thần Batagaika đang mở rộng với tốc độ 30 mét mỗi năm, nhanh hơn nhiều so với trước đây.
Julian Murton, giáo sư địa chất học tại Đại học Sussex, nói hố tử thần Batagaika mới chỉ có dấu hiệu mở rộng từ vài thập kỷ trở lại đây.
"Batagaika đã tồn tại qua nhiều giai đoạn khí hậu ấm lên trong quá khứ, khi hiện tượng này còn xảy ra một cách tự nhiên. Nhưng trong 50-60 năm trở lại đây, hiện tượng ấm lên toàn cầu do tác động của con người đã làm tổn hại đáng kể đến khối băng vĩnh cửu bên dưới hố tử thần", ông Murton nói. "Vậy nên tôi nghĩ thông điệp ở đây là chúng ta phải hết sức cẩn thận".
Theo các nhà khoa học, bên dưới hố tử thần Batagaika là một tảng băng vĩnh cửu khổng lồ tồn tại từ giai đoạn Kỷ băng hà. Do hiện tượng ấm lên toàn cầu, phần đất bao bọc tảng băng vỡ dần ra tạo thành hố tử thần như chúng ta thấy ngày nay.
Kích thước hố tử thần Batagaika mở rộng rõ rệt sau nhiều năm.
Đánh giá lớp băng vĩnh cửu bên dưới cùng hố tử thần, giáo sư Murton nói lớp băng này đã tồn tại từ cách đây 650.000 năm, lâu đời nhất ở khu vực Á-Âu.
Giới khoa học nhận định, hố tử thần Batagaika ngày càng mở rộng với tốc độ nhanh hơn trước là dấu hiệu đáng báo động đối với khí hậu trên Trái đất.
Lớp băng vĩnh cửu tan sẽ phát thải hàng loạt khí gas gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển Trái đất. Điều này càng đẩy nhanh quá trình tan băng.
Các nhà khoa học dự kiến sẽ tìm hiểu thêm thông tin địa chất tại hố tử thần, để xem chuyện gì đã xảy ra trong lần cuối cùng tảng băng vĩnh cửu này tan ra cách đây 10.000 năm - thời điểm Trái đất trải qua Kỷ băng hà cuối cùng.
Từ đó, các nhà khoa học có thể dự đoán chuyện gì xảy ra khi tảng băng vĩnh cửu này tan chảy mạnh hơn trong tương lai.
Đất ngập nước chống biến đổi khí hậu: Tấm lá chắn bảo vệ bờ biển Việt Nam có 9 khu Ramsar (đất ngập nước) và nhiều khu bảo tồn, vùng đất ngập nước có vai trò và giá trị quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa. Khu đất ngập nước Côn Đảo. (Nguồn: TTXVN) Trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, tần suất các thảm họa...