Đại bàng đầu trắng kịch chiến trên đường phố
Cảnh sát ở Plymouth, Minnesota, phải giải cứu hai con đại bàng đầu trắng mắc kẹt trên mặt đường trong khi kịch chiến giành lãnh thổ vào chiều ngày 3/11.
Đôi đại bàng may mắn không bị thương nặng sau tai nạn. Video: CBS
Người dân địa phương trông thấy hai con đại bàng đánh nhau ở giữa một giao lộ trong thành phố và gọi điện cho cảnh sát. Sĩ quan Mitch Martinson được phái tới nơi để tách hai con đại bàng ra trong khi đám đông người qua đường vây quanh. Nhờ có sự hỗ trợ từ cảnh sát, đôi đại bàng cuối cùng có thể tách nhau ra và bay đi xa.
Martinson đang điều phối giao thông bên ngoài một trường trung học khi nhận cuộc gọi báo cáo về hai con chim. Do không biết chắc làm thế nào để xử lý tình huống, anh quyết định liên lạc với Cơ quan Tài nguyên Thiên nhiên Minnesota (DNR) và Trung tâm Chim săn mồi tại Đại học Minnesota. Các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng đại bàng đầu trắng đang tranh giành lãnh thổ.
Martinson nhớ anh từng xem trên chương trình Animal Planet cách che mắt một con chim để giúp nó bình tĩnh lại. Anh thử cách này với sự giúp đỡ của một cư dân địa phương và đôi chim cuối cùng thoát khỏi tình huống mắc kẹt. Hai con đại bàng đầu trắng dường như không bị thương sau cuộc chiến. Nhưng theo Trung tâm Chim săn mồi, những cuộc chiến như vậy có thể gây ra vết thương nặng và thậm chí tử vong.
Đại bàng đầu trắng (Haliaeetus leucocephalus) là động vật biểu tượng của Mỹ, xuất hiện trên Quốc huy. Loài chim săn mồi lớn này có thể phát triển tới chiều dài hơn một mét và nặng 3 – 6,3 kg, với sải cánh rộng 1,8 – 2,3 m. Chúng thường xây những chiếc tổ rất lớn trên cây. Tổ lớn nhất từng được ghi nhận sâu tới 4 m, rộng 2,5 m và nặng một tấn.
Hàn Quốc tranh cãi việc 'cấm học sinh dùng điện thoại'
Trong khi ngày càng nhiều trường ở Hàn Quốc cấm học sinh dùng điện thoại, cơ quan giám sát nhân quyền quốc gia cho rằng việc này vi phạm các quyền của con người.
Trong một tuyên bố ngày 3/11, Úy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc (NHRCK) bày tỏ quan điểm rõ ràng trước đơn khiếu nại của một học sinh trung học, tỉnh Daegu, về việc bị cấm dùng điện thoại ở trường.
Em này cho biết, theo quy định của trường, học sinh phải tắt điện thoại di động trong suốt thời gian đi học, không có ngoại lệ vào cả giờ giải lao và ăn trưa. Đây là quy định phổ biến của nhiều trường tại Daegu.
Nếu dùng lén mà bị bắt gặp, học sinh sẽ bị giáo viên tịch thu điện thoại một tuần. Khi các em tái phạm, thời gian bị giữ tăng thêm một tuần nữa. Ngoài ra, học sinh sẽ bị phạt bằng các hình thức như lao động, dọn dẹp khuôn viên trường, lớp.
Trong trường hợp các em bị bắt dùng điện thoại lần thứ ba, nhà trường sẽ liên lạc với phụ huynh. Tái phạm lần bốn, học sinh đối mặt với các hình phạt, được đưa ra dựa trên quyết định của hội đồng kỷ luật.
Nhà trường giải thích, các lệnh cấm nhằm giảm thiểu việc sử dụng các thiết bị điện tử không cần thiết tại trường học và tạo ra môi trường giáo dục tốt hơn. "Học sinh có thể dùng phòng máy tính của trường để truy cập Internet hoặc điện thoại công cộng tại mỗi tầng. Trong trường hợp khẩn cấp, các em sẽ liên lạc với người thân thông qua giáo viên chủ nhiệm", nhà trường thông tin.
Ảnh: Yonhap
Tuy nhiên, NHRCK cho rằng quy tắc này vi phạm các quyền cơ bản của con người, trong đó có tự do giao tiếp, được bảo đảm bởi Hiến pháp. Tổ chức này cũng cho rằng việc cấm dùng điện thoại cả trong giờ giải lao là quy định quá khắt khe.
Trước giải thích của trường về việc học sinh có thể mượn điện thoại của giáo viên để liên lạc, NHRCK đánh giá điều này có thể dẫn đến vi phạm quyền riêng tư của thầy cô trong một số tình huống.
"Trong xã hội hiện đại, điện thoại di động không chỉ là một công cụ viễn thông mà còn là phương tiện để tương tác và kết nối xã hội, đồng thời cũng là nguồn thu thập thông tin cần thiết. Bên cạnh các lệnh cấm hoàn toàn, các trường nên tìm cách khác để tạo ra một môi trường giáo dục tốt hơn mà vẫn đảm bảo các quyền cơ bản của học sinh", đại diện NHRCK nói.
Các cuộc tranh luận về lệnh cấm sử dụng điện thoại trong trường không phải mới xuất hiện tại Hàn Quốc. Cơ quan giám sát nhân quyền thường khuyến nghị các trường không nên quá hà khắc trong việc này, cần thay đổi quy định.
Trước đó vào tháng 10, tổ chức này đã đề nghị một trường trung học sửa đổi nội quy, theo đó giáo viên chỉ thu điện thoại của học sinh vào buổi sáng và trả lại khi giờ học kết thúc.
Anh tăng tốc tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh Tỷ lệ lây nhiễm gia tăng ở các trường trung học khiến Anh phải lên kế hoạch tăng tốc tiêm chủng cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi trong vài tuần tới. Vương quốc Anh (bao gồm nước Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland) ghi nhận hơn 45.100 trường hợp mắc Covid-19 mới - số ca mắc trong ngày cao nhất kể...