Đại bác âm thanh của Đức
Hỗn hợp khí metan và oxy bị đốt cháy ở áp suất cao tạo ra sóng âm thanh đủ mạnh để giết người từ khoảng cách 50 m. Đó là nội dung dự án đại bác âm thanh của Đức.
Theo Hubpages, nhằm duy trì lợi thế trên chiến trường, Hitler tập trung giới khoa học trong nước cũng như những khu vực mà Đức quốc xã chiếm đóng. Trùm phát xít chỉ đạo họ phải nghiên cứu những vũ khí mới nhằm tạo cho quân đội sức mạnh hàng đầu thế giới.
Sử dụng âm thanh làm vũ khí là một trong những ý tưởng phát triển kỳ quái của các nhà khoa học Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ảnh: Crab
Ý tưởng của các nhà khoa học không bị giới hạn. Họ đề xuất những dự án phát triển vũ khí gần như phi thực tế. Một trong những dự án phát triển vũ khí kỳ quái là Sonic Cannon (đại bác âm thanh).
Tiến sĩ Richard Wallauschek đã đề xuất ý tưởng sử dụng âm thanh tần số cao để tiêu diệt đối phương. Ông cùng các cộng sự bắt đầu phát triển dự án vào năm 1940.
Cấu tạo của Sonic Cannon bao gồm một buồng đốt và đường ống dẫn đến 2 gương phản xạ parabol cỡ lớn. Hỗn hợp khí metan và oxy bị đốt cháy trong buồng đốt tạo ra tiếng nổ lớn. Âm thanh được các ống dẫn đến gương phản xạ.
Gương này có nhiệm vụ khuếch đại sóng âm đạt tần số 44 Hz. Sóng âm có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, rung xương tai giữa, lỏng ốc tai trong. Một phát bắn của đại bác âm thanh có thể giết người trong phạm vi 50 m với thời gian chỉ 30 giây.
Video đang HOT
Các kỹ sư của dự án tin rằng, khi hoàn thành, Đức quốc xã sẽ có trong tay một vũ khí khiến đối phương sợ hãi. Những tiếng nổ đinh tai, nhức óc phát ra từ đại bác âm thanh vừa tiêu diệt, vừa tạo hiệu ứng tâm lý rất lớn.
Tuy nhiên, Sonic Cannon chỉ thử nghiệm trên động vật mà chưa được thử trên con người. Tính năng của vũ khí vẫn chưa thể kiểm chứng. Mặt khác, thiết kế của nó quá cồng kềnh, tính ứng dụng thực tế không cao.
Thiết bị âm thanh tầm xa LRAD. Ảnh: Wikipedia.
Gương phản xạ có đường kính tới 3 m rất dễ bị tổn thương trong thực chiến. Nếu hỏng thì nó hoàn toàn trở nên vô dụng. Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động của đại bác âm thanh quá ngắn nên không phát huy sức mạnh.
Dù đại bác đã bị khai tử, dự án tạo tiền đề cho một hướng nghiên cứu, phát triển vũ khí phi sát thương mới sử dụng sóng âm thanh, điển hình là chương trình Long Range Acoustic Device (LRAD), (thiết bị âm thanh tầm xa) của Mỹ.
Chương trình được phát triển bởi công ty LRAD cho quân đội và lực lượng thực thi pháp luật Mỹ vào năm 2002. Vũ khí phi sát thương có thể phát ra sóng âm ở tần số 2,5 kHz. Nó có thể gây cảm giác đau đớn cho con người trong phạm vi 300 m, gây thiệt hại thích giác vĩnh viễn trong phạm vi 100 m.
Cảnh sát sử dụng vũ khí âm thanh nhằm giải tán các đám đông biểu tình. Hải quân Mỹ lắp thiết bị này trên một số tàu chiến nhằm chống cướp biển, xua đuổi các tàu thuyền xâm nhập vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế trái phép.
LRAD sử dụng điện để tạo ra sóng âm khác với cơ chế của Sonic Cannon, nhưng nó có chung ý tưởng sử dụng sóng âm làm vũ khí mà các nhà khoa học Đức nghĩ ra hơn nửa thế kỷ trước.
Theo_Người Đưa Tin
TP Thanh Hóa qui hoạch khu dân cư vi phạm luật đê điều
Mặc dù khu bãi ven sông đang thuộc hàng lang thoát lũ nhưng TP Thanh Hóa và các ngành có liên quan vẫn phê duyệt thành khu dân cư.
Ngày 13/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc vi phạm luật Đề điều tại xã Hoằng Anh (TPThanh Hóa).
Trong văn bản nêu rõ: Theo báo cáo của Chi cục Đề điều và phòng chống lụt bão (PCLB), trên tuyến Đê hữu sông Lạch Trường đoạn K1 100 - K1 380 (Đê kết hợp Quốc lộ 10) thuộc xã Hoằng Anh (TP Thanh Hóa) có 4 hộ dân xây dựng công trình nhà ở trên bãi sông, cách chân đê từ 3,5m-4m, nằm trong phạm vi bảo vệ đê và hàng lang thoát lũ sông Lạch Trường.
Các hộ dân đang tiến hành xây dựng công trình nhà ở trên khu đất vi phạm luật đê điều, hàng lang thoát lũ đê hữu sông Lạch Trường được UBND TP. Thanh Hóa quyết định phê duyệt
Việc xây dựng công trình nhà ở của 4 hộ dân trên đã vi phạm Khoản 5, Khoản 10, Điều 7- Luật đê điều và Khoản 2, Điều 12 - Luật phòng chống thiên tai; ngay khi kiểm tra phát hiện các hộ làm móng nhà ở, Hạt quản lý đê điều TP Thanh Hóa đã lập biên bản vi phạm, đình chỉ xây dựng và đề nghị UBND xã Hoằng Anh xử lý.
Qua kiểm tra, đoạn bãi sông trên đã được UBND TP Thanh Hóa phê duyệt mặt bằng quy hoạch bố trí khu dân cư tại quyết định số 8198/QĐ-UBND ngày 29/10/2013, với tổng số 56 lô đất ở, trong đó có 19 lô đã phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất tại quyết định số 6922/QĐ-UBND ngày 28/7/2014, còn lại 37 lô chưa đấu giá; trong số 19 lô trúng đấu giá đã có 4 hộ xây dựng công trình nhà ở.
Việc UBND TP Thanh Hóa qui hoạc mặt bằng bố trí khu dân cư ở bãi sông tương ứng K1 100-K1 380 đê hữu Lạch Trường nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều và hàng lang thoát lũ của sông Lạch Trường là trái với Luật đê điều.
Trong văn bản cũng chỉ rõ, khi phát hiện sự việc trên, Chi cục Đê điều và PCLB đã có văn bản ngày 20/1/2015, Sở NN&PTNT Thanh Hóa có văn bản ngày 23/1/2015 gửi UBND TP Thanh Hóa đề nghị chỉ đạo đình chỉ việc thi công công trình của các hộ, thông báo cho các hộ còn lại dừng thi công và dừng đấu thầu nhưng đến nay (13/3/2015), đã gần 2 tháng, UBND TP Thanh Hóa chưa có biện pháp chỉ đạo xã Hoằng Anh và các phòng, ban liên quan ngăn chặn, xử lý hành vi phạm pháp luật về đê điều tại xã Hoằng Anh theo kiến nghị của Sở NN&PTNT Thanh Hóa. Trong thời gian qua, 4 hộ dân vẫn tiếp tục xây dựng công trình nhà ở, và đến nay đã cơ bản hoàn thành công trình.
Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo UBND TP Thanh Hóa điều chỉnh lại qui hoạch, không qui hoạch khu dân cư ra bãi sông, không cấp phép xây dựng và thống báo cho các hộ đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất không được xây dựng công trình; dừng việc đấu giá quyền sử dụng đất của các lô còn lại nằm trong qui hoạch mặt bằng trên.
Tổ chức tháo dỡ trả lại nguyên trạng mặt bằng đối với các công trình của 4 hộ dân đã xây dựng ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và trong hàng lang thoát lũ sông Lạch Trường.
Ông Trương Ngọc Hải - Chỉ cục trưởng Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Thanh Hóa cho biết, khi chính quyền xã, Thành phố lập qui hoạch chúng tôi không biết. Đến khi người dân tiến hành xây dựng công trình thì mới phát hiện ra có việc qui hoạch khu dân cư. Vì vị trí qui hoạch nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi hành lang thoát lũ nên không thể qui hoạch thành khu dân cư hay bất cứ công trình nào khác, Luật đã qui định rõ.
VOV.VN sẽ tiếp tục tìm hiểu về vụ việc trên./.
CTV Nguyễn Hải
Theo_VOV
Hải quân Việt Nam chuẩn bị bắn đạn thật trên biển Từ 8 giờ ngày 28-4-2014 đến 15 giờ ngày 29-4-2014, Quân chủng Hải quân sẽ bắn đạn thật tại trường bắn Cam Ranh (nằm phía Đông vịnh Cam Ranh,Khánh Hòa trong phạm vi 45x45 hải lý). Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng...