Đại án VNCB: Số tiền 4.500 tỉ đồng không phải của Phạm Công Danh?
Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TPHCM cho rằng, số tiền 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều cho VNCB có nguồn gốc bất hợp pháp, không phải tiền của Phạm Công Danh, mặt khác số tiền này chưa được Ngân hàng nhà nước cho phép hạch toán tăng vốn điều lệ cho VNCB và đã được Phạm Công Danh sử dụng hết nên không có cơ sở tuyên buộc CB Bank trả lại cho Danh.
Ngày 4/9, ông Nguyễn Đình Trung, Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TPHCM vừa ký quyết định kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm ngày 6/8/2018 của TAND TPHCM về hình phạt đối với 4 bị cáo và về phần thu hồi tài sản đối với khoản tiền 4.500 tỉ đồng.
Cụ thể, về hình phạt, Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TPHCM cho rằng TAND TPHCM áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 4 bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân, Hồ Thị Đi, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn An Vinh là trái với quy định pháp luật.
Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TPHCM cho rằng, số tiền 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều cho VNCB có nguồn gốc bất hợp pháp, không phải tiền của Phạm Công Danh.
Đối với nội dung thu hồi 4.500 tỉ đồng từ Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB, VNCB cũ, tiền thân là TrustBank) để trả lại và khấu trừ hậu quả cho bị cáo Phạm Công Danh. Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TPHCM nêu rõPhạm Công Danh dùng tên một số cá nhân chuyển số tiền này về VNCB nhằm tăng vốn điều cho VNCB nhưng nguồn gốc số tiền này là bất hợp pháp, không phải của Danh, 4.500 tỉ đồng chưa được Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho phép hạch toán tăng vốn điều lệ cho VNCB và đã được Phạm Công Danh sử dụng hết, nên không có cơ sở tuyên buộc CB trả lại cho Danh.
Hơn nữa, theo Viện KSND cấp cao tại TPHCM, 4.500 tỉ đồng không phải là vật chứng của vụ án nên không có cơ sở thu hồi.
Trước đó, sau gần 2 tuần xét xử sơ thẩm, TAND TPHCM đã tuyên phạt Phạm Công Danh 30 năm tù, Trầm Bê 4 năm tù, Phan Huy Khang 3 năm tù, 43 đồng phạm còn lại nhận mức án từ 2 năm tù treo đến 10 năm tù. Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên không thu hồi 6.126,8 tỉ đồng từ Sacombank, BIDV, TPBank theo như đề nghị của VKSND thành phố để khắc phục hậu quả, bởi theo tòa, số tiền này 3 ngân hàng trên thu hồi khoản nợ trên số tiền bảo lãnh của VNCB là phù hợp.
Video đang HOT
Ngược lại, HĐXX tuyên thu hồi hàng ngàn tỉ đồng để trả lại cho CB, từ nhiều nguồn mà Danh dùng khoản vay 6.126,8 tỉ đồng từ BIDV, Sacombank, TPBank để chi trả, gồm: 600 tỉ đồng từ bà Hứa Thị Phấn, hơn 194 tỉ đồng từ ông Trần Quí Thanh, hơn 2.371 tỉ đồng từ CB Bank, hơn 1.176 tỉ đồng từ BIDV Sở Giao dịch II, gần 458 tỉ đồng từ BIDV chi nhánh Hải Vân, hơn 438 tỉ đồng từ Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hải Tiến, hơn 36 tỉ đồng từ Sacombank chi nhánh Sài Gòn, gần 800 tỉ đồng từ Danh…
Đối với quan hệ giữa Phạm Công Danh, BIDV, Sacombank và những người liên quan HĐXX, quyết định tách ra thành các vụ án dân sự khác và sẽ giải quyết khi các bên có yêu cầu.
Theo bản án sơ thẩm, Phạm Công Danh sử dụng 29 công ty do bị cáo đứng sau vay tiền tại Sacombank, TPBank, BIDV, dùng tiền của VNCB gửi tại 3 ngân hàng này bảo lãnh cho 29 công ty của Danh, gây thiệt hại cho VNCB 6.126,8 tỉ đồng khi 29 công ty này không có khả năng trả nợ.
Xuân Duy
Theo Dantri
Ngày mai nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình hầu tòa
Ông Đặng Thanh Bình cùng đồng phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 15.000 tỉ đồng của Ngân hàng Xây dựng.
Ngày mai (25/6), TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các đồng phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để xảy ra sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Tạo điều kiện cho Phạm Công Danh rút tiền
Ngoài ông Bình, Viện KSND Tối cao còn truy tố thêm ông Hà Tấn Phước (Tổ trưởng Tổ Giám sát, nguyên Phó Giám đốc NHNN chi nhánh Long An), ông Phạm Thế Tuân (Tổ phó Tổ Giám sát, nguyên Phó Giám đốc Vietcombank chi nhánh TPHCM), ông Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An, thành viên tổ giám sát) và ông Ngô Văn Thanh (thành viên tổ giám sát, nguyên Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An).
Dự kiến phiên tòa này kéo dài đến hết tháng 6.
Theo cáo trạng, ông Đặng Thanh Bình được giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, vụ Pháp chế, giúp Thống đốc chỉ đạo việc tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém theo đề án của chính phủ, trong đó có VNCB.
Tháng 8/2012, ông Bình đã ký tờ trình gửi Chính phủ về phương án tái cơ cấu VNCB và đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương. Theo đó, xuất phát từ thực trạng của một số ngân hàng thương mại, trong đó có VNCB và thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN trong việc củng cố lại VNCB, cơ quan Thanh tra giám sát NHNN đã có tờ trình về việc củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại ngân hàng này. Ông Đặng Thanh Bình là người ký quyết định thành lập tổ giám sát đối với hoạt động của VNCB.
Theo phương án tái cơ cấu và chuyển nhượng cổ phần giữa nhóm cổ đông Phú Mỹ (do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện) sang cho nhóm cổ đông Thiên Thanh (do ông Phạm Công Danh làm đại diện) thì VNCB được xếp loại ngân hàng yếu kém và cần thiết phải có cơ chế giám sát đặc biệt, mọi giao dịch trên 5 tỉ đồng phải có sự đồng ý của tổ giám sát.
Tuy nhiên, ông Bình đã không thực hiện đúng phương án do chính NHNN đề xuất để kiểm tra năng lực tài chính của nhóm cổ đông Thiên Thanh, tạo điều kiện cho nhóm cổ đông này điều hành và nắm giữ ngân hàng, sử dụng ngân hàng như một phương tiện phạm tội.
Gây thiệt hại hơn 15.000 tỉ đồng
Kể từ khi nhóm cổ đông Thiên Thanh điều hành, ngân hàng làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu tăng cao. Vào thời điểm khởi tố vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm năm 2014, vốn chủ sở hữu của VNCB âm hơn 18.000 tỉ đồng, gấp 4 lần so với lúc chưa tái cơ cấu, nợ phải trả là hơn 38.000 tỉ đồng. Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã xác định thiệt hại là hơn 15.000 tỉ đồng.
Không chỉ ông Đặng Thanh Bình thiếu trách nhiệm trong việc giám sát và tái cơ cấu VNCB mà một số thành viên tổ giám sát được ông Bình ký quyết định thành lập cũng có những hành vi sai phạm trong thực thi công vụ.
Cụ thể, các ông Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh thuộc tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB được giao nhiệm vụ, quyền hạn và chủ động tiếp cận không hạn chế mọi tài liệu hồ sơ, thông tin, hệ thống phần mềm và yêu cầu ngân hàng này báo cáo, cung cấp tài liệu, làm việc với mọi cán bộ có thẩm quyền, đối chiếu trực tiếp với khách hàng, chủ nợ, đối tác...
Trong quá trình điều tra, bị can Hà Tấn Phước khai nhận sẽ chịu trách nhiệm chính với những gì đã xảy ra tại VNCB trong thời gian ông làm tổ trưởng.
Trong khi đó, bị can Lê Văn Thanh thừa nhận do năng lực hạn chế, công việc phức tạp lại không hiểu hết được ý đồ và thủ đoạn của Phạm Công Danh nên đã không kịp thời và không quyết liệt trong việc phát hiện và xử lý những việc đã xảy ra, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Còn bị can Phạm Thế Tuân khai rằng được phân công giám sát đối với những giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên. Khi ông Tuân phát hiện ra sai phạm của VNCB, tổ giám sát có báo cáo NHNN nhưng việc báo cáo chưa kịp thời và kiến nghị chưa đầy đủ, tổ giám sát chưa thực hiện hết thẩm quyền theo quy định.
Bị can Ngô Văn Thanh cũng được phân công giám sát các khoản vay trên 5 tỉ đồng nhưng do ngân hàng cố tình không báo cáo nên ông Thanh không giám sát được. Trong khi các bị can thuộc tổ giám sát thừa nhận có sai nhưng đổ cho năng lực yếu kém thì bị can Đặng Thanh Bình, nguyên Phó thống đốc NHNN, lại không thừa nhận sai phạm là trách nhiệm của mình.
Xuân Duy
Theo Dantri
Hàng loạt cán bộ Ngân hàng Nhà nước thoát tội trong vụ án Đặng Thanh Bình Các cá nhân thuộc tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt tại ngân hàng Xây dựng có liên quan tới số tiền 19. 000 tỉ Phạm Công Danh rút ra khỏi ngân hàng. Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định không đủ căn cứ để xử lý hình sự về hành vi thiếu trách nhiệm. Theo dự kiến, ngày...