Đại án VNCB: Sắp xử phúc thẩm Phạm Công Danh và đồng phạm
Theo lịch xét xử, ngày 27/12 tới đây, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ đưa vụ án Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và đồng phạm ra xét xử phúc thẩm. Đây là đại án kinh tế được dư luận quan tâm vì số tiền thất thoát lên đến trên 9.000 tỷ đồng.
Phạm Công Danh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
Bị cáo Phạm Công Danh và đồng phạm trong phiên toà xét xử sơ thẩm
Trong phiên toà sơ thẩm vào ngày 9/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TP.HCM đã tuyên mức án 30 năm tù đối với bị cáo Phạm Công Danh về 2 tội: vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo Phan Thành Mai (22 năm tù); Mai Hữu Khương (20 năm tù); Hoàng Đình Quyết (19 năm tù) cho cả 2 tội danh nêu trên.
Ngoài mức án trên, HĐXX cũng tuyên buộc Phạm Công Danh phải hoàn trả tổng cộng hơn 6.000 tỉ đồng gốc và lãi mà Danh thực hiện các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB. Đồng thời, HĐXX tuyên tiếp tục kê biên những tài sản của Phạm Công Danh, tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh để đảm bảo thi hành án.
Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Danh kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm; đề nghị cấp phúc thẩm thu hồi hơn 3.600 tỉ đồng của bà Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông Phú Mỹ) mà bị cáo đã trả bà Phấn để mua cổ phần và tài sản của nhóm Phú Mỹ nhưng đến nay Danh vẫn chưa nhận được tài sản; xin giảm nhẹ hình sự, xem xét lại tội danh vi phạm quy định cho vay vì thực tế không có hậu quả và bị cáo không chỉ đạo để đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội; định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự về Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng)…
Các bị cáo Phan Thành Mai (tổng giám đốc VCNB), Mai Hữu Khương (nguyên giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn), Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) và 20 bị cáo khác có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Video đang HOT
Ngoài ra, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự cũng có đơn kháng cáo.
Triệu tập Trang Phố Núi
Đại án kinh tế gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại VNCB do Phạm Công Danh và đồng phạm gây ra dự kiến sẽ được đưa ra xét xử phúc thẩm vào ngày 27/12.
Trước thềm phiên tòa phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP HCM cho biết tòa đã gửi giấy ủy thác triệu tập bà Phạm Thị Trang (Trang Phố núi) tham gia phiên tòa phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh.
Liên quan đến bà Trang, trong suốt diễn biến phiên tòa, bà Trần Ngọc Bích khai rằng bà chỉ cho Trang vay tiền, không cho Danh vay. Còn ông Danh khẳng định toàn bộ số tiền 5.190 tỷ đồng mà các nhân viên VNCB đã chuyển đi từ tài khoản của bà Bích sang tài khoản của Phạm Công Danh là do bà Bích cho Danh vay.
Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX nhận định: Số tiền 5.190 tỷ đồng chuyển ra khỏi ngân hàng không có chữ ký của bà Bích. Tại tòa, bà Bích cũng như luật sư của bà Bích khai nhận bà không quen biết Danh. Bà chỉ thực hiện các giao dịch với bà Phạm Thùy Trang nhưng số tiền này đã được hoàn thành nghĩa vụ, thì ngân hàng mới tiếp tục cho bà Bích cầm cố sổ tiết kiệm để tiếp tục vay.
Sau khi vụ án xảy ra Trang qua Mỹ sinh sống, cơ quan điều tra đã không làm rõ được hành vi của Trang. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 9/9, bản án sơ thẩm thẩm xác định bà Trang có hành vi giúp sức đối với hành vi vi phạm của Phạm Công Danh, đồng thời, HĐXX sơ thẩm đã có quyết định khởi tố vụ án đối với hành vi giúp sức này của bà Trang.
Theo cáo trạng, VNCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tái cơ cấu ngày 6/9/2012. Sau đợt tái cơ cấu này, Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNBC.
Sau đó, bị cáo Danh đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc tập đoàn Thiên Thanh (do chính Danh làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc) và VNCB lập các hồ sơ khống để rút tiền, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ của mình và tập đoàn Thiên Thanh, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Tổng cộng trong vụ án này, Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu cùng đồng bọn đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.
Dự kiến phiên tòa này sẽ do thẩm phán cao cấp Đặng Quốc Khởi làm chủ tọa phiên tòa và kéo dài trong vòng 1 tháng.
Xuân Duy – Trung Kiên
Theo Dantri
Sắp xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh
Thông tin từ Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại TPHCM cho biết, cơ quan này sẽ đưa vụ án Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng xây dựng - VNCB) và đồng phạm ra xét xử phúc thẩm vào ngày 27/12.
Phiên tòa này do thẩm phán cao cấp Đặng Quốc Khởi làm chủ tọa phiên tòa và kéo dài trong nhiều ngày.
Ngày 27/12 tới, TAND cấp cao tại TPHCM sẽ đưa vụ án này ra xét xử phúc thẩm
Trước đó, ngày 9/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TPHCM tuyên mức án 30 năm tù đối với bị cáo Phạm Công Danh với 2 tội: vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo Phan Thành Mai (22 năm tù); Mai Hữu Khương (20 năm tù); Hoàng Đình Quyết (19 năm tù) cho cả 2 tội danh nêu trên.
Ngoài mức án trên, HĐXX cũng tuyên buộc Phạm Công Danh phải hoàn trả tổng cộng hơn 6.000 tỉ đồng gốc và lãi mà Danh thực hiện các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB. Đồng thời, HĐXX tuyên tiếp tục kê biên những tài sản của Phạm Công Danh, tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh để đảm bảo thi hành án.
Ông Trần Qúi Thanh là người được bản án xác định có quan hệ vay mượn với Phạm Công Danh thông qua bà Trần Ngọc Bích và Phạm Thị Trang (Trang phố núi). Theo đó, HĐXX tuyên thu hồi 5.190 tỉ đồng đã được Phạm Công Danh chuyển vào tài khoản của ông Thanh, bởi HĐXX xác định khoản tiền này là tiền do hành vi cố ý làm trái của các bị cáo mà có.
Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Danh kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm; đề nghị cấp phúc thẩm thu hồi hơn 3.600 tỉ đồng của bà Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông Phú Mỹ) mà bị cáo đã trả bà Phấn để mua cổ phần và tài sản của nhóm Phú Mỹ nhưng đến nay Danh vẫn chưa nhận được tài sản; xin giảm nhẹ hình sự, xem xét lại tội danh vi phạm quy định cho vay vì thực tế không có hậu quả và bị cáo không chỉ đạo để đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội; định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự về Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng)...
Các bị cáo Phan Thành Mai (tổng giám đốc VCNB), Mai Hữu Khương (nguyên giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn), Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) và 20 bị cáo khác có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngoài ra, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự cũng có đơn kháng cáo.
Theo luật sư Phan Trung Hoài (người bào chữa cho bị cáo Danh) cho biết : "Sức khỏe của ông Danh không được tốt, ông ấy bị suy thận cấp độ 2. Tôi không biết ông ấy có đảm bảo sức khỏe để tham gia phiên tòa này không".
Theo cáo trạng, VNCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tái cơ cấu ngày 6/9/2012. Sau đợt tái cơ cấu này, Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNBC.
Sau đó, bị cáo Danh đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc tập đoàn Thiên Thanh (do chính Danh làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc) và VNCB lập các hồ sơ khống để rút tiền, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ của mình và tập đoàn Thiên Thanh, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Tổng cộng trong vụ án này, Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu cùng đồng bọn đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.
Xuân Duy
Theo Dantri
Ông Phạm Công Danh bị bệnh trước phiên xử phúc thẩm Bị kết án 30 năm vì gây thất thoát 9.000 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng kháng cáo nhiều nội dung nhưng luật sư lo ngại ông không thể ra toà vì bệnh thận trở nặng. TAND Cấp cao tại TP HCM dự kiến mở phiên xem xét kháng cáo của ông Phạm Công Danh (52 tuổi, nguyên Chủ tịch...