Đại án VNCB: Nhân viên ngân hàng BIDV cũng kêu oan
Sau khi các bị cáo nguyên là nhân viên TPBank kêu oan, đến lượt các bị cáo nguyên là nhân viên ngân hàng BIDV cũng kêu oan. Các bị cáo này cũng cho là mình chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên.
Ngày 26/1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm bước sang ngày xét xử thứ 20 với phần các bị cáo nguyên là cán bộ BIDV được luật sư bào chữa, bảo vệ trước tòa cũng như tự bào chữa bổ sung.
Mở đầu phiên tòa, luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TPHCM) bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà (nguyên Phó giám đốc BIDV chi nhánh Gia Định) đã nêu ra những luận điểm, chứng cứ để bào chữa và yêu cầu HĐXX tuyên bị cáo Hà không phạm tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi, người bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà
Theo luật sư, tháng 5/2013, VNCB giới thiệu và đề nghị BIDV tiếp nhận nhu cầu và xem xét cho khách hàng vay vốn để kinh doanh vật liệu xây dựng. Đồng thời, VNCB cam kết trường hợp các công ty trên không đáp ứng được điều kiện về tài sản đảm bảo theo quy định của BIDV thì VNCB sẽ dùng tài sản, tiền gửi của VNCB để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán với BIDV.
Trong số 12 công ty do ông Danh giới thiệu thì Viện KSND cáo buộc BIDV Gia Định cho công ty Phong Hiệp do ông Trần Hiệp làm giám đốc vay 430 tỉ đồng.
Luật sư cho rằng: “Từ bối cảnh và cách phê duyệt chủ trương trên thì rõ ràng BIDV Gia Định tiếp nhận hồ sơ tín dụng là thực hiện theo chỉ đạo. VNCB hay công ty Phong Hiệp không phải là đối tác hay khách hàng do chính chi nhánh Gia Định chủ động tìm và triển khai như các quy trình hợp đồng thông thường khác”.
Video đang HOT
Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX đánh giá bị cáo Hà tiếp nhận hồ sơ, thực hiện chủ trương và phê duyệt của hội sở dưới sự giới thiệu của VNCB, ông Hà hoàn toàn không chủ động và không có động cơ tư lợi nào khác.
Luật sư Quỳnh Thi cho rằng: Hoàng Long Hà không có hành vi cố ý làm trái các quy đinh nhà nước về quản lý kinh tế với mục đích giúp sức cho Phạm Công Danh chiếm đoạt tiền, gây thất thoát cho VNCB. Luật sư đề nghị HĐXX và Viện KSND xem xét lại tội danh cho Hoàng Long Hà.
Ông Hà cũng khẳng định rằng ông không hề phê duyệt khoản vay 325 tỉ đồng đối với công ty Phong Hiệp dưới hình thức bảo lãnh bằng tiền gửi của VNCB nhưng chưa đủ điều kiện cho vay là thiếu chữ ký người thẩm định theo Thông tư 28 của Ngân hàng Nhà Nước (đây là khoản vay được cho là sai phạm, là nguyên nhân chính mà ông Hà bị khởi tố).
Tại tòa, ông Hà khẳng định chỉ ký cho công ty Phong Hiệp vay 105 tỉ đồng, còn 325 tỉ đồng ai ký thì ông không biết.
Tương tự bị cáo Hà, bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn (nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp 1 chi nhánh Gia Định) và bị cáo Nguyễn Vũ Bảo (nguyên chuyên viên Phòng khách hàng doanh nghiệp 1 chi nhánh Gia Đình) đồng loạt kêu oan. Hai bị cáo đều cho rằng hành vi của bị cáo không vi phạm khoản 3, Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; không hề quen biết ông Phạm Công Danh…
Các bị cáo thuộc nhóm nhân viên BIDV cho rằng Viện KSND Tối cao xác định hành vi của Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo đã tạo điều kiện để Phạm Công Danh có được tiền sử dụng trái pháp luật, gây thiệt hại cho VNCB 337 tỉ đồng là không chính xác.
Xuân Duy
Theo Dantri
Nhân viên ngân hàng tự tất toán sổ tiết kiệm của khách chiếm đoạt tiền tỷ
Trang lợi dụng chức vụ của mình, chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập nhiều chứng từ khống tất toán sổ tiết kiệm của 12 khách hàng để chiếm đoạt hơn 82,3 tỉ đồng. Sau đó, số tiền này được chuyển về tài khoản Trang chỉ định để Trang trả nợ.
Ngày 27/9, TAND TPHCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Trần Thị Thu Trang (sinh năm 1976, nguyên Phó Trưởng phòng Kế toán giao dịch và Ngân quỹ - Chi nhánh Gia định thuộc Ngân hàng TMCP Bản Việt) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến vụ án, 5 bị cáo khác nguyên là nhân viên kế toán, nhân viên ngân quỹ của Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Gia Định (là cấp dưới của Trang) bị truy tố tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo tại phiên tòa.
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, Trang được Ngân hàng Bản Việt bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng Kế toán giao dịch và ngân quỹ Chi nhánh Gia Định.
Từ tháng 6/2008, Trang vay tiền của những người thân quen với lãi suất cao, đến đầu năm 2013 thì mất khả năng thanh toán. Để có tiền trả nợ, Trang đã lợi dụng chức vụ và quyền kiểm soát giao dịch của mình để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Từ ngày 7/2/2013 đến ngày 4/9/2013, Trang đã ký giả 53 chữ ký, chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập nhiều chứng từ khống tất toán sổ tiết kiệm của 12 khách hàng để chiếm đoạt hơn 82,3 tỉ đồng.
Cụ thể, Trang chỉ đạo 2 nhân viên giao dịch lập chứng từ tất toán sổ tiết kiệm, đồng thời chỉ đạo 3 nhân viên ngân quỹ chi tiền mặt cân đối bù trừ chứng từ cuối ngày cho Trang.
Sau khi hoàn tất thủ tục tất toán sổ tiết kiệm, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của Trang hoặc tài khoản ảo do Trang tự lập ra, tài khoản của chủ nợ.
Kết quả điều tra xác định, Trang đã sử dụng tiền chiếm đoạt được trả cho 15 chủ nợ đã cho vay lãi suất cao.Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, Trang đã dùng tiền của mình hoặc tiền chiếm đoạt được trả cho khách hàng nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình. Tổng cộng Trang đã chi, được khách hàng xác nhận và trả lại cho ngân hàng là 7,5 tỉ đồng. Như vậy số tiền mà Trang đã chiếm đoạt của Ngân hàng Bản Việt là 74,8 tỉ đồng.
Các nhân viên kế toán, nhân viên ngân quỹ mặc dù biết làm theo chỉ đạo của Trang là sai quy định nhưng không dám tố cáo, làm theo lệnh giúp Trang thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài tới ngày 30/9.
Xuân Duy
Theo Dantri
Truy tố 3 người giúp Giang Kim Đạt bỏ trốn ra nước ngoài Ba đối tượng đã làm giả giấy tờ, hộ chiếu để giúp Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng Vinashinlines, trốn ra nước ngoài. Viện KSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 3 bị can có hành vi giúp Giang Kim Đạt bỏ trốn ra nước ngoài. Ba bị can bị truy tố về tội danh "Tổ chức người khác...