Đại án VNCB: Đề nghị thu hồi số tiền Phạm Công Danh đã chi lãi ngoài
Theo luật sư, số tiền Phạm Công Danh trả cho Hứa Thị Phấn, Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích có nguồn gốc từ hành vi phạm tội, vì vậy đê nghi HĐXX thu hôi toan bô sô tiên nay cho CB dùng vào việc khắc phục hậu quả.
Phạm Công Danh không chiếm đoạt tiền của VNCB?
Ngày 22/1, TAND TPHCM tiếp tục phiên xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank) và 44 người khác về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 23/1, phiên tòa tiếp tục tranh luận
Sau khi kết thúc phần luận tội của đại diện Viện KSND TPHCM, các luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh trình bày quan điểm. Đáng chú ý trong phần này có tới 7 luật sư bào chữa cho bị cáo Danh nhằm làm sáng tỏ tổng số tiền thiệt hại của vụ án.
Mở đầu, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) đề nghị HĐXX xem xét nguyên nhân dẫn đến hành vi sai phạm và dòng tiền. Luật sư Hoài nhấn hai vấn đề chính. Cụ thể, vụ án chưa xem xét bối cảnh gây ra hành vi phạm tội và dòng tiền. Nếu quy hồi dòng tiền thì mức độ thiệt hại của VNCB không nhiều như thế. Ví dụ như khoản tiền VNCB tăng vốn không thành, dòng tiền chuyển cho bà Hứa Thị Phấn…
Theo luật sư, nếu tiền trả cho nhóm bà Phấn là nguyên nhân đầu tiên gây ra hành vi thì cần phải xem xét. Bị cáo Phạm Công Danh và các bị cáo đã phải dùng tiền để duy trì thanh khoản cực kỳ khó và đó là nguyên nhân.
Theo ông Hoài, khi VNCB bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, ngân hàng này đang có 22 chi nhánh, 1.300 nhân sự và đang nắm giữ số lượng tài sản cầm cố hàng ngàn tỉ đồng. Vì vậy, việc ngân hàng Nhà nước mua lại VNCB với giá 0 đồng là thiếu căn cứ.
Trong các ngày xét xử trước đó, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương cho rằng vì áp lực từ ngân hàng Nhà Nước buộc VNCB phải tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỉ đồng lên 7.500 tỉ đồng nên mới tìm cách vay tiền dẫn tới phạm. Sau đó, Phạm Công Danh đã dùng 4.000 tỉ đồng vay được từ các ngân hàng khác để tăng vốn điều lệ cho VNCB.
Video đang HOT
Luật sư Hoài cho rằng Phạm Công Danh không chiếm đoạt tiền của VNCB mà chủ yếu sử dụng để chi chăm sóc khách hàng nhằm bảo đảm cho việc tái cấu trúc, tăng khả năng thanh khoản và tăng vốn điều lệ.
Đề nghị khấu trừ 4.500 tỉ đồng trong thiệt hại của VNCB
Bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh, luật sư Bùi Phương Lan cho rằng bị cáo Danh muốn cứu VNCB nên đã sử dụng rất nhiều tài sản của mình để đưa vào ngân hàng. Thực chất số tiền vay được từ các ngân hàng khác được chuyển đến tay bị cáo Danh để trả lãi ngoài cho nhóm ông Trần Quí Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát) và trả nợ cho bà Hứa Thị Phấn.
“Về quan điểm của đại diện CB (đổi tên từ VNCB) cho rằng dòng tiền 4.500 tỉ đồng Phạm Công Danh đưa vào ngân hàng để tăng vốn điều lệ đã được hòa chung vào tiền của ngân hàng và đã sử dụng hết, tôi cho rằng đây là quan điểm không đúng. Số tiền này đã nằm trong tài khoản của VNCB trước kia và CB sau này. CB đã được hưởng lợi kép, vừa được hưởng khoản tiền 4.500 tỉ đồng mà không phải trả lại, vừa được yêu cầu các bị cáo bồi thường số tiền này. VNCB cần phải khấu trừ khoản tiền này vào thiệt hại cho các bị cáo” – Luật sư Lan kiến nghị.
Cùng bào chữa cho bị cáo Danh, luật sư Hà Hải tiếp tục đề nghị HĐXX thu hồi từ nhóm ba Hưa Thi Phân (người chuyển nhượng ngân hàng cho Phạm Công Danh) hơn 4.000 tỉ đồng (gồm 2.700 tỉ đồng tiền gốc và lãi đến tháng 12/2017); thu hồi của ông Trần Quí Thanh và bà Trân Ngoc Bich (Tập đoàn Tân Hiệp Phát) 2.700 tỉ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án.
Luật sư Hà Hải đề nghị thu hồi tiền chi lãi ngoài vi có nguồn gốc từ hành vi vi phạm pháp luật.
Theo luật sư Hải, trong khoang thơi gian dai, Pham Công Danh đa tra lai tư tiên co nguôn gôc tư hanh vi vi pham phap luât. Theo chưng tư cơ quan điều tra thu thập và luật sư cung cấp cho HĐXX giai đoan 1 thi ông Pham Công Danh đa tra cho lai ngoai hơn 2.760 tỉ đông cho nhom ông Trần Quí Thanh và bà Trân Ngoc Bich.
Toan bô sô khoan tiên ông Pham Công Danh tra lai này co nguôn gôc tư hanh vi vi pham đa đươc cơ quan điêu tra thu thâp va các luật sư chưng minh. Cac khoan tiên nay đa đươc cơ quan điều tra làm rõ, HĐXX xem xet nhưng chưa quyêt đinh thu hôi. Do đo, ông kinh đê nghi HĐXX thu hôi toan bô sô tiên nay cho CB dùng vào việc khắc phục hậu quả.
Luật sư Trần Minh Hải của bị cáo Danh còn kiến nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước. Theo vị luật sư này, nếu tổ giám sát làm đúng trách nhiệm của mình thì vụ án không xảy ra.
Xuân Duy
Theo Dantri
Thẩm phán xử vụ ông Đinh La Thăng: Sức ép lớn nhất là thời gian
Theo thẩm phán Trương Việt Toàn, trong vụ án ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm, HĐXX không chịu sức ép gì ngoài sức ép về mặt thời gian.
Làm việc cả ngày nghỉ Tết
Sau buổi tuyên án ông Đinh La Thăng và 21 đồng phạm sáng 22/1, thẩm phán Trương Việt Toàn - thành viên HĐXX - đã có cuộc trao đổi ngắn với báo giới.
Theo ông Toàn, đây là phiên tòa mà đa số bị cáo đều có chức vụ, quyền hạn, từng giữ trọng trách cao trong cơ quan nhà nước.
HĐXX tuyên án sáng 22/1. (Ảnh: TTXVN)
Trong vụ án này, HĐXX không chịu sức ép gì ngoài sức ép về mặt thời gian. Do thời gian hồ sơ vụ án từ khi chuyển sang tòa đến khi xét xử tương đối ngắn, HĐXX đã phải tập trung nghiên cứu hồ sơ không có ngày nghỉ, từ sáng đến 8-9h tối, kể cả ngày mồng 1 Tết Dương lịch.
"Áp lực cũng được hạn chế đi rất nhiều bởi sự phối hợp rất tốt giữa các cơ quan nội chính Trung ương, đặc biệt khi có kết thúc điều tra, các điều tra viên đã chủ động sao chụp hồ sơ chuyển cho thẩm phán nghiên cứu. Sự phối hợp giữa tòa án với các cơ quan tố tụng trung ương đặc biệt tốt." - thẩm phán Trương Việt Toàn chia sẻ.
Nói về quá trình xét xử, ông Toàn cho hay, tại tòa, do cách thẩm vấn của HĐXX, các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội và thể hiện sự ăn năn dù trước đó, trong suốt quá trình nghiên cứu hồ sơ, một số bị cáo chưa thực sự thành khẩn.
Theo thẩm phán Trương Việt Toàn, ở góc độ quản lý, do thiếu sự giám sát, kiểm tra nên các bị cáo giữ chức vụ tự cho mình quyền hành xử không phù hợp pháp luật. Tuy nhiên, khi ra tòa, các bị cáo hiểu được việc hành xử như vậy thì hệ quả một ngày tất yếu các bị cáo phải vào vòng lao lý nên các bị cáo ăn năn.
"Quá trình xử án, HĐXX đã lắng nghe ý kiến trình bày của các bị cáo cũng như luật sư, đại diện Viện Kiểm sát. Khi lượng hình, HĐXX cũng xem xét đến nhân thân, thành tích của các bị cáo." - thẩm phán Toàn cho hay.
Đưa vụ án ra xét xử là tiếng chuông cảnh tỉnh
Chia sẻ về những đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp được áp dụng trong phiên tòa này, ông Toàn cho biết, đây là một trong những phiên tòa được áp dụng theo Bộ luật Tố tụng hình sự mới.
Ông Đinh La Thăng tại buổi tuyên án. (Ảnh: TTXVN)
Một số điểm mới đáng chú ý như bị cáo không phải đứng trước vành móng ngựa, đại diện Viện Kiểm sát và luật sư ngồi ngang hàng nhau, điều tra viên có thể được triệu tập đến tòa để làm rõ hành vi tố tụng của điều tra viên, hai nguyên tắc suy đoán vô tội và công ước quốc tế về quyền con người được thể chế hóa rất rõ...
Qua vụ án này và một số vụ án tham nhũng gần đây, thẩm phán Trương Việt Toàn cảm thấy tâm huyết với câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng bất kỳ một tổ chức, cơ quan đoàn thể nào, yếu tố con người mang tính quyết định.
"Các vụ án gần đây mang yếu tố lãnh đạo. Người lãnh đạo thiếu phát huy dân chủ, độc đoán, không chỉ để bản thân sai phạm mà còn kéo theo nhiều người ở dưới. Công tác kiểm tra giám sát các ngành, các tổ chức doanh nghiệp rất quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước." - ông Toàn chia sẻ và cho rằng, các vụ án được kịp thời đưa ra xét xử là tiếng chuông cảnh tỉnh với những người có ý định xâm phạm tài sản của Nhà nước và thực hiện hành vi tham nhũng.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Đại án VNCB: Đề nghị thu 6.120 tỉ đồng từ TPBank, Sacombank, BIDV Theo đại diện Viện KSND TPHCM thì TPBank, Sacombank, DIBV cho Phạm Công Danh vay sai quy định nhà nước gây thiệt hại cho VNCB số tiền 6.120 tỉ đồng. Vì vậy, cần xem xét đề nghị thu hồi số tiền này trả cho VNCB. Ngày 22/1, TAND TPHCM tiếp tục phiên xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ...