Đại án Việt Á: Nữ chuyên viên có quan hệ “khủng” được Phan Quốc Việt chia bao nhiêu tiền?
Theo cáo trạng, dù chỉ là chuyên viên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam song Nguyễn Thị Thanh Thủy có thể gọi điện cho bị can Nguyễn Thanh Long, khi đó Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, đến dự buổi trao tặng kit test của Việt Á
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao vừa truy tố cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Chu Ngọc Anh liên quan đến vụ Việt Á.
Nguyễn Thị Thanh Thủy (trái) và Nguyễn Bạch Thùy Linh liên quan đến vụ Việt Á. Ảnh: Bộ Công an
Cùng với đó, VKSND tối cao truy tố Nguyễn Thị Thanh Thủy, chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; và Nguyễn Bạch Thùy Linh, Giám đốc Công ty SNB Holding, về tội “Lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.
Cáo trạng thể hiện năm 2020, Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á, chiếm kết quả nghiên cứu test xét nghiệm COVID-19 của Học viện Quân y bằng cách đăng ký lưu hành cho Công ty Việt Á. Do vậy, Việt Á được bán kit test trong nước nhưng chưa được xuất khẩu.
Do có quen biết từ trước, bị can Thủy và Linh tới gặp Phan Quốc Việt, đề nghị Công ty Giang San của Linh được độc quyền xuất khẩu kit test xét nghiệm của Việt Á. Phan Quốc Việt đồng ý vì lúc này chưa có giấy phép xuất khẩu nên mong muốn Nguyễn Thị Thanh Thủy với “quan hệ với lãnh đạo cấp cao trong Chính phủ” sẽ tác động được người có thẩm quyền, để Việt Á được xuất khẩu kit test xét nghiệm.
Trong thời gian này, em họ bị can Thủy là bà Trần Vũ Mai Hoàng, nhân viên Công ty Capitaland (Singapore), trao đổi doanh nghiệp này muốn tặng Chính phủ Việt Nam số hàng hóa phòng chống dịch trị giá 1 triệu USD. Do vậy, Thủy đề nghị phía Capitaland mua kit test xét nghiệm của Việt Á để tặng. Doanh nghiệp Singapore đồng ý nhưng yêu cầu khi trao tặng phải có Thư cảm ơn của Chính phủ hoặc đại diện Chính phủ phải có mặt để tăng uy tín. Việc này Phan Quốc Việt không thể đáp ứng yêu cầu trên của Công ty Capitaland nên đề nghị bị can Thủy thực hiện, hứa chi 40% hoa hồng.
Tháng 4-2020, Công ty Việt Á ký với Capitaland hợp đồng mua bán 40.000 kit test xét nghiệm trị giá 1 triệu USD (hơn 23,5 tỉ đồng) để tặng Chính phủ. Lúc này, Nguyễn Thị Thanh Thủy gọi điện cho bị can Nguyễn Thanh Long (khi đó Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế – PV) đề nghị có mặt trong buổi lễ trao tặng.
Cáo trạng nêu, do biết Thủy có quan hệ với lãnh đạo Chính phủ nên ông Long đồng ý tham gia. Bị can Long còn nhắn tin số điện thoại của lãnh đạo Trung ương Mặt trận Tổ quốc cho Thủy để bị can này mời tới buổi trao tặng.
Video đang HOT
Ngày 7-4-2020, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tổ chức lễ tiếp nhận số kit test xét nghiệm do Công ty Capitaland mua từ Phan Quốc Việt. Bị can Nguyễn Thanh Long có mặt tại thời điểm này.
Hai hôm sau, Phan Quốc Việt gửi hơn 8 tỉ đồng (40% của 1 triệu USD) tới Công ty Giang San của Nguyễn Bạch Thùy Linh theo thỏa thuận trước đó. Linh chuyển lại cho Thủy 2 tỉ đồng; bà Trần Vũ Mai Hoàng 500 triệu đồng.
Đáng chú ý, ngoài vụ án này, Nguyễn Thị Thanh Thủy còn bị khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên NXB Giáo dục Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng cáo buộc, bị can Nguyễn Đức Thái, cựu chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên NXB Giáo Dục Việt Nam, đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao trong việc mua sắm giấy in phục vụ in ấn sách giáo dục. Bị can Thái cũng cùng bị can Thanh Thủy cùng các đồng phạm khác đã thông đồng với Tô Mỹ Ngọc, Chủ tịch HĐTV Công ty Cổ phần giấy Phùng Vĩnh Hưng, vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu cung cấp giấy in, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước. Sau khi trúng thầu, bị can Nguyễn Đức Thái, Thanh Thủy được nhận lợi ích vật chất từ Ngọc.
'Chuyến bay giải cứu, Việt Á sai phạm lớn nhưng không thấy trong báo cáo giám sát'
Chủ tịch Quốc hội lưu ý vụ chuyến bay giải cứu và Việt Á là 2 sai phạm rất lớn trong công tác phòng chống dịch nhưng chưa thấy đề cập trong báo cáo giám sát về huy động, sử dụng nguồn lực phòng chống dịch.
Giám sát phải gắn với trách nhiệm
Sáng 11.4, cho ý kiến vào báo cáo giám sát về huy động nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 và y tế dự phòng, y tế cơ sở, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội với phạm vi rộng và tầm quan trọng lớn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu ý kiến tại phiên họp. Ảnh GIA HÂN
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần nhận rõ thực tế, những hạn chế, tồn tại, yếu kém để có biện pháp khắc phục khả thi. "Giám sát phải gắn với trách nhiệm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Với huy động, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch, Chủ tịch Quốc hội lưu ý ngoài nguồn ngân sách nhà nước, còn có viện trợ vắc xin, sinh phẩm y tế, huy động xã hội hóa, đề nghị đoàn giám sát lưu ý nêu rõ hiện trạng thanh quyết toán các nguồn lực.
"Cần làm rõ còn bao nhiêu chưa được thanh quyết toán, bao nhiêu chưa được chi trả, có thất thoát, sai phạm gì không? Việc quản lý, sử dụng nguồn lực cụ thể cho phòng, chống dịch ra sao, lượng vắc xin thừa, quá hạn cụ thể là bao nhiêu", Chủ tịch Quốc hội nêu.
Cho rằng báo cáo vẫn chưa nói cụ thể các địa phương, cơ quan, đơn vị còn tồn tại, hạn chế, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần đánh giá kỹ lưỡng, cung cấp số liệu cụ thể để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, trong công tác phòng chống dịch có 2 sai phạm rất lớn là vụ chuyến bay giải cứu và vụ kit xét nghiệm Việt Á. Cả 2 vụ nằm trong phạm vi của cuộc giám sát vì đều là "huy động và sử dụng nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19".
"Nhưng báo cáo không nhắc gì đến hai việc này cả. Dự thảo nghị quyết về giám sát cũng không nói gì. Là đại biểu Quốc hội tôi đọc thế này không biết là thế nào", Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị đưa 2 vụ việc này vào báo cáo của đoàn giám sát.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan tại phiên họp. Ảnh GIA HÂN
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng cho rằng, báo cáo giám sát đang thiếu 2 vụ việc nổi cộm là chuyến bay giải cứu và vụ kit xét nghiệm Việt Á.
Ông Thanh nói đọc cả hơn 110 trang báo cáo giám sát đầy đủ với hơn 400 chú thích thì chỉ thấy 3 dòng nói về vụ án kit test Việt Á.
"Có lẽ ra Quốc hội rất nhiều đại biểu cũng sẽ nói vấn đề này. Đề nghị đoàn giám sát bổ sung thêm liều lượng đáp ứng yêu cầu đại biểu Quốc hội và sự quan tâm của cử tri", ông Thanh nói.
Tránh tình trạng không làm được thì đổ lỗi cho hệ thống pháp luật
Trong khi đó, băn khoăn với nhận định "hệ thống pháp luật chưa đủ, tạo ra các khoảng trống pháp lý trong công tác phòng, chống dịch" trong báo cáo, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, đúng là hệ thống pháp luật ở tầm hiến pháp, luật còn những chỗ chưa hoàn thiện, song chủ yếu vẫn nằm ở văn bản dưới luật và điều hành cụ thể.
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương (đứng) nêu ý kiến tại phiên họp. Ảnh GIA HÂN
"Như thế này hoá ra đổ hết cho hệ thống pháp luật không đồng bộ và nhiều khoảng trống. Chỗ nào các đồng chí cũng bảo là 'khoảng trống'. Cái này phải làm rõ nếu không chúng ta sẽ rơi vào tình trạng không làm được thì đổ lỗi cho hệ thống pháp luật", ông Phương nêu.
Đồng tình với nhận định này, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, báo cáo giám sát nhận định luật pháp liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 còn nhiều hạn chế nhưng không chỉ thẳng luật pháp nào hạn chế.
"Báo cáo chỉ thấy nêu một số, nhìn chung, có lúc, có nơi mà không có địa chỉ cụ thể, kết quả cụ thể, việc cụ thể. Cái này đã đủ rõ để quy được trách nhiệm chưa? Bắt được bệnh để trị bệnh chưa?", Chủ tịch Quốc hội nêu.
Cuộc giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 và việc thực hiện chính sách y tế dự phòng, y tế cơ sở là giám sát tối cao của Quốc hội.
Cuộc giám sát có phạm vi trên toàn quốc về nội dung huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 1.1.2020 đến hết ngày 31.12.2022 và về việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng từ ngày 1.1.2018 đến hết ngày 31.12.2022.
Dự kiến, Quốc hội sẽ cho ý kiến và tiến hành giám sát tại kỳ họp tháng 5 tới.
Bãi bỏ quy định tỷ lệ nội địa hóa ô tô để phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô ở Việt Nam sẽ được bãi bỏ từ ngày 1/10/2022 do không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Xưởng lắp ráp của Nhà...