Đại án thất thoát 966 tỷ: Khu đất thế chấp đã được bán giá 800 tỷ
Đã thế chấp tại Agribank CN6 để vay 170 tỷ, Cường tiếp tục chỉ đạo nhân viên mượn lại sổ đỏ để mang sang thế chấp tại ngân hàng Phương Nam…
Ngày 27/10 phiên xử vụ án thất thoát 966 tỷ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi nhánh 6 (Agribank CN6) tiếp tục diễn ra với phần đặt câu hỏi của các luật sư liên quan đến khu đất số 10 Âu Cơ (quận Tân Phú, TP.HCM).
Các bị cáo trong vụ án.
Theo cáo trạng Dương Thanh Cường đã chỉ đạo Thái Cường (Giám đốc công ty Tấn Phát – công ty của Thanh Cường) lập hồ sơ vay 170 tỷ của Agribank CN6 với tài sản thế chấp là khu đất số 10 Âu Cơ (diện tích 17.136m2).
Sau đó Thanh Cường tiếp tục chỉ đạo Thái Cường mượn sổ đỏ khu đất trên ra khỏi Agribank CN6 để mang tới thế chấp tại ngân hàng Phương Nam để vay gần 19.000 lượng vàng. Khi tới hạn trả nợ nhưng không trả được, Cường đã gán sổ đỏ này cho ngân hàng Phương Nam.
Tại phiên xử ngày 27/10, đại diện ngân hàng Agribank khẳng định đây là tài sản của Agribank vì Cường đã mang sổ đỏ khu đất này đến thế chấp và được Agribank niêm yết trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước và khi đưa lên thì cả hệ thống ngân hàng đều biết.
Trong khi đó Agribank cũng không biết Cường mượn sổ đỏ mang đi thế chấp tại ngân hàng Phương Nam, do vậy Agribank không chịu trách nhiệm về chuyện thế chấp lần hai này, và ngân hàng nào chấp nhận cho vay chồng thì ngân hàng đó phải tự chịu trách nhiệm.
Cũng trong phiên xử này bị cáo Hồ Đăng Trung (nguyên Giám đốc Agribank CN6) tiếp tục cho biết khách hàng vay tiền do cấp trên giới thiệu nên bị cáo không biết rõ về năng lực. Bị cáo cũng cho rằng khi cho mượn lại sổ đỏ đã chỉ đạo cán bộ tín dụng đi cùng nhưng cấp dưới không làm.
Bị cáo Trung còn cho biết sau đó khu đất số 10 Âu Cơ đã được ngân hàng Phương Nam bán lại cho công ty T.L. với giá 800 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hôm nay phiên tòa sẽ tiếp tục với phần tranh luận của các bên liên quan…/.
Theo Nguyễn Cường
Theo_VOV
Đại án tham nhũng ngàn tỷ: Kẻ lừa đảo thân thiết với lãnh đạo NH?
Toàn bộ hồ sơ đã được giám đốc ký duyệt trước khi đưa xuống phòng tín dụng, thay vì hồ sơ phải được đề xuất từ phòng tín dụng rồi mới trình lên giám đốc xem xét.
Sáng ngày 26/10, phiên tòa xét xử Đại án tham nhũng ngàn tỷ xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn - Chi nhánh 6 (gọi tắt là Agribank Chi nhánh 6) tiếp tục với phần xét hỏi liên quan đến khoản vay 628 tỷ đồng.
Theo nội dung liên quan đến khoản vay này, tháng 10/2007, Dương Thanh Cường (nguyên Tổng Giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn Bình Phát) thực hiện dự án Khu biệt thự nhà vườn tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh nên chỉ đạo Lê Văn Tuấn (Giám đốc công ty Thanh Phát do Cường thuê) lập hồ sơ vay 628 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6.
Bị cáo Dương Thanh Cường tại tòa.
Tài sản thế chấp để vay vốn là 3 bất động sản tại quận 12, quận Bình Tân và quận 8 cùng 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
Trong phi vụ này, bị cáo Hồ Đăng Trung (Nguyên Giám đốc Agribank Chi nhánh 6) dù biết dự án Khu biệt thự nhà vườn mà Thanh Cường sắp triển khai chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 23 bất động sản mà Cường đem thế chấp chưa được chuyển nhượng cho Công ty Thanh Phát nhưng Trung vẫn phê duyệt cho vay.
Khi Agribank Chi nhánh 6 đang giải ngân cho công ty Thanh Phát, Thanh Cường chỉ đạo cho thuộc cấp mượn 23 tài sản thế chấp nói trên từ ngân hàng để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng. Tuy nhiên, sau đó Cường không đem trả lại các giấy tờ này cho Agribank Chi nhánh 6 mà tiếp tục đem đến thế chấp cho Ngân hàng Phương Nam để vay tiền.
Đến hạn trả nợ cho Ngân hàng Phương Nam, Cường và đồng phạm không có khả năng chi trả nên gán luôn các quyền sử dụng đất trên cho ngân hàng này dẫn đến Agribank Chi nhánh 6 bị thiệt hại.
Trả lời HĐXX, kẻ cầm đầu vụ lừa đảo Agribank Chi nhánh 6 Dương Thanh Cường khai rằng, để vay vốn của Agribank Chi nhánh 6, Thanh Cường chỉ đạo Giám đốc Công ty Thanh Phát (do Cường lập ra và thuê Lê Văn Tuấn làm giám đốc) ký hợp đồng vay vốn.
Toàn bộ số tiền vay được của Agribank Chi nhánh 6 Cường dùng mua khách sạn và nhiều bất động sản, góp vốn với nhiều cá nhân, tổ chức để mua lại các bất động sản.
Cường khai trong số các khoản tiền chi tiêu từ nguồn vay Agribank Chi nhánh 6, Cường dùng một phần để tài trợ cho một số chương trình vì người nghèo của công ty Tri Thức Việt.
Sau khi được Agribank Chi nhánh 6 ký duyệt cho vay 628 tỷ đồng và mới chỉ giải ngân được hơn 600 tỷ đồng thì Thanh Cường làm giấy đề nghị mượn lại 23 bất động sản là tài sản thế chấp để hoàn tất thủ tục chuyển đổi đất nhưng không trả lại cho Agribank Chi nhánh 6 mà đem thế chấp tại ngân hàng khác để tiếp tục vay tiền.
23 bất động sản Cường dùng để thế chấp vay vốn tại Agribank Chi nhánh là tài sản Cường mua lại của người khác để triển khai dự án biệt thự nhà vườn. Hầu hết tiền giải ngân đều từ Agribank Chi nhánh 6 đều chuyển tiền vào tài khoản của người mà Cường mua đất, sau đó Cường chỉ đạo cấp dưới rút ra và chuyển vào tài khoản công ty của Cường.
Hai thuộc cấp của Cường khai việc ký các giấy tờ, hợp đồng vay vốn là theo chỉ đạo của giám đốc Thanh Cường. Ngay cả việc ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng Phương Nam đều không biết 23 bất động sản thế chấp cho Ngân hàng Phương Nam trước đó đã thế chấp cho Agribank Chi nhánh 6.
"Khi ký hợp đồng vay vốn, bị cáo hoàn toàn không biết gì. Bị cáo chỉ là người làm thuê, anh Cường kêu ký thì cứ ký, sau này khi biết đã sợ nên xin nghỉ", bị cáo Lê Sơn Hùng (nguyên phó giám đốc Công ty TNHH sản xuất xây dựng thương mại Thanh Phát) khai.
Được gọi thẩm vấn tại tòa, bị cáo Trung khi rằng, hợp đồng vay vốn giữa Agribank Chi nhánh 6 với công ty Thanh Phát ký một lần 628 tỷ đồng nhưng giải ngân nhiều lần. Mỗi lần giải ngân lại làm một giấy nhận nợ.
Trung không thừa nhận giữa Trung và Thanh Cường có mối quan hệ mật thiết nên mới dễ dàng ký duyệt cho vay và ký cho mượn lại 23 tài sản thế chấp trong hợp đồng vay vốn. Nhưng Trung thừa nhận đã đứng ra bàn bạc việc vay vốn với Dương Thanh Cường chứ không bàn bạc với người đứng tên trên hợp đồng vay vốn là Lê Văn Tuấn.
Trung cũng thừa nhận là người ký cho Thanh Phát mượn lại các tài sản thế chấp và thừa nhận sai sót khi không kiểm tra 23 bất động sản đã được chuyển đổi hay chưa nên mới xảy ra chuyện.
Trong khi đó, bị cáo Hồ Văn Long (nguyên trưởng phòng tín dụng Agribank Chi nhánh 6) tiếp tục cho rằng, việc ký duyệt của các công ty của Thanh Cường vay vốn và ký cho công ty Thanh Phát mượn lại 23 bất động sản là tài sản thế chấp đều thực hiện theo quy trình ngược.
Toàn bộ hồ sơ đã được giám đốc ký duyệt trước khi đưa xuống phòng tín dụng, thay vì hồ sơ phải được đề xuất từ phòng tín dụng rồi mới trình lên giám đốc xem xét.
Nhưng Long cũng thừa nhận, theo lệnh Giám đốc thì khi đưa 23 bất động sản là tài sản thế chấp đi làm thủ tục phải có cán bộ tín dụng đi kèm. Khi cán bộ tín dụng định đi thì Long kêu cứ đưa cho khách hàng.
"Vì tin tường khách hàng nên bị cáo mới làm như vậy, niềm tin của bị cáo đã đặt sai chỗ rồi", Long biện minh.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi.
Công Thư
Theo_Người Đưa Tin
Dịch vụ cấp sổ đỏ khiến người dân bức xúc nhất Gần 70% số người được hỏi yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc thực hiện dịch vụ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của Hà Nội. Sáng 12/10, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội đã công bố kết quả khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân và...