“Đại án tham nhũng” ở Đắk Nông: Hồ sơ nặng 2 tạ
“Đại án tham nhũng” lớn nhất từ trước đến nay tại Đắk Nông sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 11/3. Phiên tòa dự kiến có 20 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bị hại. Riêng hồ sơ vụ án nặng tới 2 tạ và bản cáo trạng lên tới 33 trang.
Sáng 6/3, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy và TAND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức họp báo về vụ xét xử sơ thẩm hình sự đối với Vũ Việt Hùng (SN 1957, nguyên Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam Khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông) và 12 đồng phạm về các tội: Nhận hối lộ, đưa hối lộ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đây là vụ án tham nhũng lớn nhất xảy ra tại địa bàn tỉnh Đắk Nông từ trước đến nay và được Trung ương đưa vào diện “10 đại án tham nhũng”.
Theo cáo trạng, từ năm 2008 – 2010, Hùng đã ký duyệt cho Cao Bạch Mai (SN 1949, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Minh Nhật – Đắk Nông) và Trần Thị Xuân (SN 1964, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nhật Tân – Đắk Nông) vay hết hạn mức tín dụng hơn 350 tỷ đồng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) dù biết Mai và Xuân không có khả năng thanh toán. Đổi lại, Hùng được Mai và Xuân tặng một chiếc xe ô tô BMW – X6 với trị giá hơn 2 tỷ đồng.
Để che dấu hành vi của mình, Hùng ký khống các giấy tờ về dư nợ tại VDB để giúp Cao Bạch Mai, Trần Thị Xuân, Nguyễn Thị Vân (SN 1958, nguyên Chủ nhiệm HTX Sông Cầu) và Đặng Thị Ngân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Ngân) chiếm đoạt 580 tỷ đồng của 2 chi nhánh ngân hàng.
Trong khi đó, Cao Bạch Mai và Trần Thị Xuân làm giả hàng trăm hợp đồng kinh tế, chiếm đoạt hơn 300 tỷ của VDB.
Video đang HOT
Buổi họp báo thông tin về vụ đại án tham nhũng sắp được đưa ra xét xử tại Đắk Nông.
Riêng Nguyễn Thị Vân, nhờ sự giúp sức của Vũ Việt Hùng đã lập khống báo cáo tài chính vay hơn 50 tỷ đồng của Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Nam Á để trả nợ cho VDB Khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông.
Sau đó, Vân lại lập khống báo cáo tài chính để nhờ Nguyễn Thị Kim Loan (SN 1960, nguyên Giám đốc Công ty TNHH DV-XNK Phát Long) đứng ra vay hơn 25 tỷ đồng của Sở Giao dịch TPHCM OCB để trả nợ cho Ngân hàng Nam Á và VDB.
Để các đối tượng nêut rên thực hiện được hành vi lừa đảo, còn có sự giúp sức của hàng loạt cán bộ của nhiều ngân hàng khác.
Thẩm phán Nguyễn Anh Loát (chủ tọa phiên toà) cho biết, phiên toà này sẽ được xét xử vào ngày 11/3 tại TAND tỉnh Đắk Nông (dự kiến diễn ra khoảng 4 ngày), có 20 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bị hại. Riêng hồ sơ vụ án nặng tới 2 tạ và bản cáo trạng lên tới 33 trang. Khung hình phạt cao nhất là tử hình.
10 “đại án” tham nhũng được Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng chỉ đạo xét xử vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014: 1. Vụ tham nhũng tại công ty cho thuê tài chính 2 (ALC II) – thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Vụ án này đã đưa ra xét xử vào ngày 6/11 và tuyên án vào chiều 15/11. 2. Vụ tham nhũng tại công ty Vifon Việt Nam. 3. Vụ án tham nhũng tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) do Dương Chí Dũng cầm đầu. 4. Vụ án kinh tế xảy ra tại công ty dệt Kim Phương Đông và một chi nhánh Ngân hàng Agribank tại TP.HCM. 5. Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu. 6. Vụ án tham nhũng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Nông. 7. Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn và lừa đảo tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. 8. Vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB liên quan đến Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên). 9. Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank. 10. Vụ án tham nhũng tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Theo Khampha
Chị gái Huyền Như xin khoan hồng để về nuôi con cho em gái
Vụ đại án do Huyền Như cầm đầu đã bước vào phần nghị án. Và trong giờ phút nói lời sau cùng, siêu lừa bật khóc, gửi lời xin lỗi đến tất cả mọi người.
Cuối cùng, sau 17 ngày xét xử, chiều ngày 22/1, vụ đại án tham nhũng ngành Ngân hàng do siêu lừa Huyền Như cầm đầu đã bước vào phần nghị án. Những giọt nước mắt muộn màng, sự ân hận về hành vi sai phạm của mình gây ra là những điều mà các bị cáo thể hiện khi được cho nói lời sau cùng.
Phiên tòa xét xử vụ Huyền Như đã bước vào phần nghị án, dự kiến tuyên án vào 27/1
Với mức án chung thân mà VKS đề nghị cho Huyền Như, trong giờ phút nói lời sau cùng, siêu lừa đã bày tỏ sự ân hận của mình, đồng thời lên tiếng xin lỗi mọi người, nhất là những người mà vì tin tưởng siêu lừa này nên đã vướng vào vòng lao lý.
"Bị cáo muốn nói lời tạ lỗi dù là đã quá muộn. Xin lỗi bị cáo khác. Xin lỗi gia đình vì bị cáo đã làm liên lụy đến mọi người. Bị cáo xin lỗi Vietinbank vì gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ngân hàng. Bị cáo thành thật xin lỗi Vietinbank, xin lỗi anh chị em đồng nghiệp vì bị cáo mà hôm nay ngồi tại tòa và đối diện với trách nhiệm. Mong HĐXX xem xét chiếu cố cho anh chị em đồng nghiệp của bị cáo nay lại ngồi trước tòa. Vì tin tưởng bị cáo mà họ phạm phải sai lầm khi tuổi đời các bạn còn trẻ và đầy nhiệt huyết để họ có cơ hội làm lại cuộc đời. Bị cáo xin lỗi chị ruột và các bị cáo giúp sức bị cáo. Bị cáo sai lầm kéo theo họ phạm tội, xin HĐXX xem xét cho các anh chị và bản thân bị cáo", Huyền Như đã không kìm được giọt nước mắt khi nói những lời sau cùng.
Cùng chung mức án chung thân với Huyền Như theo đề nghị của VKS, bị cáo Võ Anh Tuấn cảm thấy hối hạn vì hành vi của mình đã làm ảnh hưởng đến danh dự của gia đình: "Sự việc xảy ra, mang đến ô danh gia đình bị cáo mà gia đình bị cáo xây dựng bao lâu. Gia đình tốn nhiều thời gian chăm lo cho bị cáo trong quá trình bị tạm giữ. Bị cáo mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt sớm về gia đình tạ lỗi với mẹ già", Võ Anh Tuấn nói.
Huyền Như rất hối hận về sai phạm của mình
Từ một bà bán hột vịt lộn được cô em "nhấc" lên làm PGĐ, rồi cũng chính vì quá tin tưởng em gái mình mà Huỳnh Mỹ Hạnh, chị ruột siêu lừa Huyền Như phải ra trước vành móng ngựa trong phiên xét xử vụ đại án này. Đứng trước toàn thể HĐXX và mọi người, bị cáo Hạnh xót xa cho biết bản thân rất ăn năn hối hận về việc làm của mình mong HĐXX xem xét cho hoàn cảnh bị cáo: "Bị cáo xin HĐXX xem xét khoan hồng để cho bị cáo về nuôi mẹ già, con bị cáo và nuôi con của Huyền Như nữa". Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh cũng đã khẩn thiết mong HĐXX xem xét giảm nhẹ án để có thể sớm được ra tù, làm lại cuộc đời bằng những cách kiếm tiền chính đáng "khi ra tù bị cáo sẽ trở về tiếp tục làm nghề bán trứng vịt lộn để nuôi con chứ không làm công ty nữa".
Trước đó, trong phiên xét xử chiều 13/1, vị đại diện VKSND TPHCM đã nhận định, việc truy tố Huỳnh Thị Huyền Như và các bị cáo khác là hoàn toàn đúng người đúng tội. Việc truy tố này cũng đảm bảo tính khách quan, nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời, không chỉ mang tính chất răn đe mà còn là bài học cho các đối tượng khác
Riêng với siêu lừa Huyền Như, với những thủ đoạn tinh vi, siêu lừa này đã có những hành vi làm ảnh hưởng và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều cá nhân, tổ chức, làm thất thoát một số tiền rất lớn, đồng thời gây ảnh hưởng đến uy tín của Vietinbank
Với các tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" (Theo Điều 139 BLHS) và "Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức" (Điều 267 BLHS), Huyền Như bị đề nghị mức án cao nhất là tù chung thân. Đồng thời buộc Huỳnh Thị Huyền Như bồi thường trên 3.900 tỷ đồng cho những người bị thiệt hại.
Đồng phạm trong vụ án, bị cáo Võ Anh Tuấn cũng bị đề nghị án tù chung thân, nộp lại 10 tỷ đồng và bị tịch thu 121 tỷ đồng. Chị gái siêu lừa cũng bị đề nghị nhận án 16-19 năm tù.
Sau phần nghị án, phiên tòa sẽ tạm nghỉ. Đến ngày 27/1, HĐXX sẽ tuyên bản án cuối cùng dành cho các bị cáo trong vụ đại án do Huyền Như cầm đầu.
Theo Đời sống Pháp luật
Thuê ô tô lái vào... tiệm cầm đồ Nhóm lừa đảo thuê ô tô tự lái ở tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, lái lên khu vực Tây Nguyên (Gia Lai hoặc Kon Tum), đem thế chấp tại các tiệm cầm đồ với giá rẻ, lấy tiền tiêu xài. Đối tượng Hoàng Thành Đạt Theo kết luận điều tra của Công an tỉnh Quảng Ngãi, nhóm đối tượng lừa đảo đã...