Đại án tại VNCB: Phạm Công Danh từng muốn… “bỏ của chạy lấy người”
“Trước thực trạng “cấp cứu đặc biệt” của Ngân hàng Đại Tín thời điểm đó, bị cáo đã tính chuyện không thực hiện tái cơ cấu ngân hàng này, dù đã mất hàng trăm tỷ đồng trước đó…”.
Bị cáo Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng – chủ mưu chính gây ra thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng tại nhà băng này đã thốt lên như thế tại phiên thẩm vấn sáng 29.7, liên quan đến đề án tái cơ cấu.
Phạm Công Danh tại phiên tòa.
Cụ thể, tại phiên tòa, bị cáo Danh khai đề án tái cơ cấu do Phan Thành Mai viết. Theo đề án này, Danh đại diện cho nhóm cổ đông mới (bao gồm 21 cổ đông, trong đó có bố của Phạm Công Danh là ông Phạm Toàn). Trong nhóm cổ đông mới này, Danh thừa nhận có nhiều người không có tài chính, cũng có người có khả năng tài chính nhưng sau khi tìm hiểu về thực trạng tại Ngân hàng Đại Tín đã rút vốn không tham gia.
Về nguồn tiền để tái cơ cấu, bị cáo Danh cho biết: “Tôi tin tưởng là sẽ thực hiện được vì lúc đó Tập đoàn Thiên Thanh đang kinh doanh tốt, quản lý nguồn bất động sản lớn. Số dư tài khoản có nhiều ở các ngân hàng, trong đó riêng ở Ngân hàng Đầu tư đã có khoảng hơn 1.000 tỷ đồng”.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào triển khai tái cơ cấu, Danh đó mới “sốc” nặng vì chi phí chăm sóc khách hàng quá lớn, có lúc lên đến 6-7%. Lãi suất vượt trần lúc đó cũng không đúng với quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
“Lúc đó tôi tính từ bỏ, sẵn sàng mất hàng trăm tỷ đồng đã đầu tư trước đó”, bị cáo Danh kể.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Danh thì dù đã tính chuyện không thực hiện tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín, nhưng cuối cùng vẫn phải làm vì được sự động viên của Chánh thanh tra NHNN thời điểm đó. Theo Danh khai, vị lãnh đạo này của NHNN cho hay không thể lập ngân hàng mới, cũng không thể tái cơ cấu bằng nguồn tiền Nhà nước mà chỉ có thể dựa vào nguồn lực tư nhân. Lúc đó, bị cáo mới làm tiếp dù không có nghiệp vụ ngân hàng.
“Lúc đó tôi cũng không nắm rõ luật ngân hàng nên mới chạy theo đi thực hiện như vậy. Tôi xin lỗi các nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh, các đồng nghiệp của tôi đã vì tin tưởng tôi mà liên lụy”, bị cáo Danh gạt nước mắt.
Khi chủ tọa hỏi tên vị Chánh thanh tra NHNN, cựu Chủ tịch HĐQT VNCB cho biết không nhớ rõ.
Cũng theo Danh, bị cáo không bị ai ép buộc thực hiện tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín cả. Động lực bị cáo xắn tay vào lĩnh vực tín dụng này là… “niềm tin”. Tin vào đề án, tin vào khả năng tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh có thể vực dậy được ngân hàng này…
Tại phiên tòa, Phạm Công Danh cũng đề nghị HĐXX khi xem xét hành vi của bị cáo cũng phải xem xét hoàn cảnh thời điểm đó vì Ngân hàng Đại Tín đang ở tình trạng “cấp cứu đặc biệt” và hầu hết các ngân hàng thời điểm đó đều có tình trạng “đi đêm lãi suất”.
Theo nội dung vụ án, tháng 11.2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại VNCB, do Phạm Công Danh chủ mưu. Theo đó, Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5.190 tỷ đồng nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỷ không có hồ sơ vay, rút 903 tỷ dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỷ đồng.
Ngoài những vi phạm nói trên, Phạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỷ khi cùng 33 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỷ đồng. Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần.
Phạm Công Danh: “Tôi là nạn nhân của ngân hàng này…” Phạm Công Danh cho hay, ban đầu không biết nhóm Phú Mỹ mà bị cáo đến với Ngân hàng Đại Tín qua Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương). Cụ thể, Danh khai sau nhiều lần tiếp xúc với Hà Văn Thắm, bị cáo có đặt vấn đề về việc xây dựng một ngân hàng mới trong lĩnh vực xây dựng, Thắm khuyên Phạm Công Danh “Làm ngân hàng mới làm gì, để tôi giới thiệu cho anh một ngân hàng” và Thắm đã giới thiệu Ngân hàng Đại Tín với Danh. “Sau đó, do đầu tư quá nhiều tiền (đưa cho Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng, cầm cố nhiều tài sản…) nên bị cáo bị sa lầy và không thể… “rút chân” ra khỏi Ngân hàng Đại Tín”. Tại tòa, Danh ấm ức: “Tôi là nạn nhân của ngân hàng này…”.
Theo Danviet
Đại án tại VNCB: Thẩm định hồ sơ cho vay qua... Internet!
Làm rõ "đường đi" của việc thẩm định hồ sơ cho vay gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) sáng 28.7, các bị cáo nguyên là nhân viên tín dụng của VNCB gây "sốc" khi cho biết chủ yếu thẩm định hồ sơ cho vay qua mạng Internet, không đi thực tế, thậm chí không thẩm định vì... "sếp đã xem qua".
Toàn cảnh phiên xét xử sáng 28.7.
Cụ thể, bị cáo Doãn Đức Long (cựu cán bộ tín dụng VNCB Chi nhánh Sài Gòn) là người tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của Công ty Đại Hoàng Phương vay 280 tỷ đồng. Tuy nhiên, Doãn Quốc Long không thẩm định thực tế khách hàng, không thẩm định thực tế tài sản đảm bảo, không kiểm tra thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đại Hoàng Phương. Trong quá trình hoàn thành hồ sơ thẩm định, tuy Công ty Đại Hoàng Phương không có báo cáo tài chính, có rủi ro về tài sản và tài chính nhưng Long vẫn ký báo cáo đề xuất tín dụng đồng ý cho đơn vị trên vay tiền.
Tại phiên tòa, Long khai khá... "hồn nhiên": "Bị cáo khảo sát trên mạng thông tin thì thấy Đại Hoàng Phương không có thông tin gì xấu nên ký duyệt cho vay".
Tương tự, bị cáo Bùi Thanh Nguyên (cán bộ tín dụng VNCB chi nhánh Lam Giang) là người nhận và giải quyết hồ sơ cho Công ty IDICO vay, gây thiệt hại cho VNCB 220 tỷ đồng. Tại tòa, Nguyên cũng cho biết không đi gặp gỡ thực tế khách hàng.
"Bị cáo đã thu thập thông tin đầy đủ trên mạng Internet và thấy IDICO có hoạt động kinh doanh thật và có thông tin khá nhiều nên bị cáo khảo sát từ trên đó. Bị cáo cũng không đi xác nhận tài sản đảm bảo thực tế", Nguyên khai.
Tuy nhiên, tại tòa Nguyên cũng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lấy các tài sản hiện có của IDICO để cấn trừ nợ vì trong hồ sơ vay vốn đã có ràng buộc này.
Bị cáo Nguyễn Tiến Hùng (nguyên cán bộ tín dụng VNCB chi nhánh Sài Gòn) cũng "mắc sai lầm" tương tự. Cụ thể, Hùng là người tiếp nhận 6 hồ sơ của 6 công ty vay 2.470 tỷ đồng, tuy nhiên trong quá trình thẩm định, Hùng cũng không thẩm định thực tế tài sản đảm bảo, không kiểm tra thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vay vốn... khiến Phạm Công Danh vay trái pháp luật được 2.470 tỷ đồng. Kết quả điều tra gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.300 tỷ đồng.
"Do anh Khương (bị cáo Mai Hữu Khương - cựu GĐ VNCB Chi nhánh Sài Gòn) thông báo đã thẩm định khách hàng nên bị cáo chỉ thẩm định qua hồ sơ", Hùng khai tại tòa.
Không chỉ các cán bộ tín dụng "mắc sai lầm" trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn, các bị cáo nguyên là trưởng phòng tín dụng, phó phòng kinh doanh cũng có cách thẩm định "trời ơi" này.
Chẳng hạn, bị cáo Huỳnh Nguyên Sang (nguyên phó phòng phụ trách kinh doanh VNCB Lam Giang) cho biết không gặp khách hàng, cũng không biết tài sản đảm bảo cho các khoản vay đã bị "cầm cố" để thế chấp cho vay tại Ngân hàng BIDV mà chỉ biết hồ sơ đảm bảo là "mối quan hệ" và được sếp Quyết (bị cáo Hoàng Đình Quyết - nguyên Phó giám đốc phụ trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang) chỉ đạo nên ký hồ sơ.
Tương tự, bị cáo Lý Minh (nguyên trưởng phòng phụ trách kinh doanh VNCB chi nhánh Sài Gòn) cũng không đi thực tế mà chỉ nghe sếp Khương ((bị cáo Mai Hữu Khương) nói đã xem sơ qua nên không thẩm định kỹ. Đáng nói, theo quy định thì với hồ sơ trên 500 triệu thì trưởng phòng kinh doanh phải trực tiếp thẩm định khách hàng cùng nhân viên tín dụng.
Tuy nhiên, với các hồ sơ này thì Minh có bảo xuống nhân viên là đã trực tiếp thẩm định rồi, không cần phải thẩm định nữa nên nhân viên cấp dưới không thẩm định.
Tại phiên tòa ngày 28.7, HĐXX chất vấn: Bị cáo đã nhận thấy việc thẩm định chưa đi thực tế có rủi ro, sao vẫn cho vay? Minh còn lý luận: "Bản chất tín dụng là rủi ro nhưng nó là rủi ro có thể xảy ra, không nhất thiết là xảy ra. Rủi ro không phải là lý do chính để không cho vay".
Theo Danviet
"Phó tướng" của Phạm Công Danh bị sốc khi về làm lãnh đạo VNCB Bị cáo Phan Thành Mai (Tổng giám đốc VNCB, người được xem là hỗ trợ tích cực cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội) thừa nhận đã vi phạm về các tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong...