Đại án tại VNCB: Phạm Công Danh chỉ đạo bằng mọi cách phải có tiền
Trong phiên tòa chiều 21.1, HĐXX đã tiến hành xét hỏi các bị cáo có hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện gây thất thoát cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.
Các bị cáo được Tòa xét hỏi gồm: Phan Thành Mai ( Tổng giám đốc VNCB); Mai Hữu Khương (thành viên HĐQT, Giám đốc VNCB – Chi nhánh Sài Gòn), Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng ban Kiểm soát VNCB), Hoàng Đình Quyết (Giám đốc VNCB-Chi nhánh Lam Giang), Bạch Quốc Hào (nguyên Giám đốc Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VNCB – AMC), cùng một số bị cáo khác.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
Tại đây, các bị cáo đều thừa nhận việc bị truy tố về 2 tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên nhiều bị cáo đề nghị HĐXX xem xét lại một số tình tiết liên quan đến việc giúp sức Phạm Công Danh thực hiện tội phạm bởi đa số đều cho rằng bị Phạm Công Danh chỉ đạo bằng mọi cách phải có tiền để duy trì hoạt động của ngân hàng.
Bị cáo Phan Thành Mai cho biết thời điểm ông về làm việc tại ngân hàng Đại tín (sau đổi thành VNCB) thì hoạt động ngân hàng này gặp nhiều khó khăn. Ngân hànglỗ lũy kế khoảng 8.000 tỷ, vốn thực khoảng 2.000 tỷ, số dư nợ khoảng 13.000 tỷ trong đó hơn 90% là nợ khó đòi, không có khả năng thu hồi. Mỗi năm ngân hàng lỗ khoảng 2.000 đến 2.500 tỷ do chệnh lệch giữa khoản lãi phải trả với khoản vay khó đòi.
Nhưng “điều sốc nhất” bị cáo này cho biết là khoản tiền chăm sóc khách hàng quá lớn. Bị cáo thừa nhận đây là việc làm sai quy định nhưng là luật bất thành văn. Các ngân hàng thời điểm đó đều phải làm vậy, phải cạnh tranh nhau về lãi suất để thu hút khách hàng. Nhưng con số như thế nào thì bị cáo không được rõ, vì không được giao chi phí chăm sóc khách hàng. Chỉ biết rằng việc trả chi phí chăm sóc khách hàng không hề có hóa đơn, chi phí này tùy thuộc vào số tiền gửi.
Các bị cáo bị dẫn giải ra xe sau khi kết thúc phiên tòa.
Video đang HOT
Chưa hết, điều bị cáo này sốc hơn nữa là trong năm 2013 có chi nhánh ở Miền Trung rút 25 tỷ đồng nhưng chi nhánh không có tiền trả, toàn hệ thống ngân hàng phải huy động 3 ngày mới lo đủ số tiền. Trước tình hình khó khăn của ngân hàng, bị cáo Phạm Công Danh phải bỏ tiền túi ra để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động. Sau khi hết tiền, không còn cách nào khác phạm công danh chỉ đạo phải tìm mọi cách để duy trì hoạt động ngân hàng. Do đó việc tái cơ cấu ngân hàng, nâng vốn điều lệ được đặt ra, nhưng ở thời điểm đó vốn điều lệ ít nhất cần 3.000 tỷ nên lãnh đạo VNCB dùng tiền của các cổ đông để nâng vốn điều lệ.
Trong khi đó các bị cáo Khương, Quyết, Viễn đều thừa nhận VNCB thời điểm đó gặp rất nhiều khó khăn. Ngân hàng đang chịu sự giáp sát của ngân hàng nhà nước và tình hình hoạt động rất căng thẳng.Riêng bị cáo Viễn được Phạm Công Danh nhờ đứng tên tài khoản 358 tỷ, được vay từ BIDVđểbỏ vào VNCB. Ngoài ra còn có hàng chục người khác được nhờ đứng tên tài khoản để huy động tiền của các ngân hàng khác chuyển vào VNCB, giúp VNCB nâng vốn điều lệ lên. Tại phiên tòa, một số bị cáo cho biết họ chỉ được nhờ đứng tên tài khoản, và chuyển tiền, còn việc sử dụng tiền như thế nào thì không được biết.
Ngày hôm nay (22.7) phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi.
Theo Danviet
Nhóm Phạm Công Danh vay tiền "đảo nợ" nghìn tỷ
Chiều 20/7, phiên tòa sơ thẩm tiếp tục với phần công bố cáo trạng truy tố Phạm Công Danh và đồng phạm về tội: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Các bị cáo tại phiên tòa.
Phạm Công Danh và đồng phạm vi phạm quy định cho vay đối với 14 công ty, số tiền vay 5000 tỷ đồng, đã tất toán một khoản 300 tỷ đồng, còn dư nợ gốc là 4700 tỷ đồng, trừ giá trị tài sản đảm bảo, còn lại hơn 2.000 tỷ đồng không có khả năng thu hồi.
Toà án đã triệu tập nhiều đại diện nhiều ngân hàng, cá nhân, doanh nhân nổi tiếng nhưng một số người không có mặt. Hàng loạt ngân hàng TMCP liên đới tới vụ án được nêu trong phiên xét xử sơ thẩm: Agribank, VietABank,VPBank, HDBank, VietCapitalBank, KienLongBank, Eximbank, MBB, VIB, ACB, Vietcombank, BIDV, MBB,LienVietPostBank...
Đến 16:40 ngày 20/07/2016
Bị cáo Mai Hữu Khương - cựu Thành viên HĐQT, Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn cũng tiếp nhận chỉ đạo của Phạm Công Danh cùng các đồng phạm khác xây dựng các hồ sơ vay vốn, phương án kinh doanh không có thật bằng các hợp đồng mua bán hóa đơn khống; tham gia HĐQT, đồng ý để VNCB cho vay 5000 tỷ đồng...
Bên cạnh đó, Mai Hữu Khương còn trực tiếp giải ngân số tiền 2470 tỷ đồng cho các công ty của ông Danh.
Bị cáo Hoàng Đình Quyết - cựu giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang vi phạm trong việc đồng ý sử dụng đất đai của Tập đoàn Thiên Thanh để bảo lãnh, cấp tín dụng cho các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và thẩm định thực tế phương án vay, phương án trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay không đúng quy định đối với 10 khoản vay của 8 đơn vị thuộc Tập đoàn Thiên Thanh tổng cộng hơn 2.730 tỷ đồng.
Sau khi giải ngân, Quyết điều chuyển các khoản tiên trên theo chỉ đạo của Phạm Công Danh để cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB sử dụng trái mục đích vay vốn, nay không có khả năng thu hồi.
Đến 16:30 ngày 20/07/2016
Trong hành vi vi phạm quy định về cho vay, bị cáo Phan Thành Mai - cựu Tổng giám đốc Ngân hàng VNCB là người tiếp nhận chỉ đạo của Phạm Công Danh cùng các đồng phạm khác xây dựng các hồ sơ vay vốn, phương án kinh doanh không có thật dưới hình thức là các hợp đồng mua bán hóa đơn khống; tham gia họp HĐQT để VNCB phê duyệt cho vay; thay mặt HĐQT ký cá thông báo đồng ý để các chi nhánh của VNCB cho vay tổng số tiền hơn 4350 tỷ đồng...
15:49 ngày 20/07/2016
Bị cáo Phạm Công Danh chỉ đạo sử dụng tiền vay trái với phương án và mục đích kinh doanh; chỉ đạo 15 cá nhân là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, chuyển khoản hoặc rút tiền mặt với số tiền là 4.700 tỷ đồng để trả nợ cho BIDV 2.600 tỷ đồng (thay cho các Công ty của Tập đoàn Thiên Thanh vay trong khoản vay 4.700 tỷ đồng của BIDV); trả 500 tỷ đồng cho Nhóm Trần Ngọc Bích (của cá nhân Danh); trả Nhóm Phú Mỹ 135 tỷ đồng (cho việc mua cổ phần).
Số còn lại 1.465 tỷ đồng, Phạm Công Danh khai chi chăm sóc khách hàng nhưng không giải trình được cụ thể, gây thiệt hại cho Ngân hàng VNCB.
15:09 ngày 20/07/2016
Động cơ của hành vi vi phạm quy đinh về cho vay của trong hoạt động của các tổ chức tín dụng được cơ quan tố tụng xác định: Trong thời gian từ ngày 28/12/2012 đến ngày 11/3/2014, do cần tiền để sử dụng cho việc trả nợ cho Nhóm Phú Mỹ, Nhóm Trần Ngọc Bích, Ngân hàng BIDV và sử dụng cá nhân.
Phạm Công Danh với vai trò là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB đã chỉ đạo thuộc cấp sử dụng pháp nhân của 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và 2 công ty thuộc Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai xây dựng các bộ hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống, lập các biên bản họp HĐQT không có thật, chỉ đạo định giá nâng giá các lô đất thuộc Sân vận động Chi Lăng và lô đất tại 209 Trường Chinh, TP.Đà Nẵng lên nhiều lần làm tài sản đảm bảo để vay tại VNCB 5.000 tỷ đồng (đã tất toán được 300 tỷ đồng).
Đến 14:48 ngày 20/07/2016
Trong 14 công ty liên quan đến hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng của Phạm Công Danh và đồng phạm đáng chú ý có hai công ty TNHH Đầu tư phát triển nhà Quốc Cường vay 300 tỷ đồng và Công ty TNHH Một thành viên Thương mại xây dựng đầu tư phát triển nhà Hưng Thịnh vay 450 tỷ đồng, giải ngân 300 tỷ đồng.
Theo cơ quan tố tụng, hai công ty này thuộc Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Chủ tịch HĐQT. Ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) là Chủ tịch HĐTV.
Trong việc vay tiền, ông Cường đã ký biên bản họp đồng ý cho hai công ty này vay tiền tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và cử dại diện là ông Nguyễn Văn Hùng và ông Lưu Đình Phát ký kết các hợp đồng tín dụng và các hồ sơ liên quan. Các công ty này theo cơ quan tố tụng hoạt động kinh doanh các năm đều lỗ.
Đối với 12 công ty liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay của Phạm Công Danh như: Công ty Thịnh Quốc, Công ty Đại Hoàng Phương, Công ty Cường Tín, Công ty Toàn Tâm... thì bản chất các công ty do Phạm Công Danh lập ra.
Cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB nhờ người quen hoặc nhân viên của VNCB hoặc của Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên làm giám đốc, được cấp mã số doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh nhưng thực tế...không hoạt động gì.
Theo VnMedia
Những "con tốt" trong vòng xoay đồng tiền của Phạm Công Danh Để rút tiền của Ngân hàng Xây dựng, Phạm Công Danh đã thuê các bảo vệ, nhân viên rửa xe Tập đoàn Thiên Thanh lập công ty rồi vay tiền ngân hàng. Bảo vệ, nhân viên rửa xe lên đời giám đốc Trong vụ đại án kinh tế Phạm Công Danh (SN 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam...