Đại án tại VNCB: Phạm Công Danh “ám chỉ” Đà Nẵng sai
Bị cáo Phạm Công Danh cho rằng mình không hề sai trong việc lập các hồ sơ vay gần 5.000 tỷ từ VNCB, đồng thời ám chỉ Đà Nẵng sai khi không giao mặt bằng đẩy đủ cho mình.
Ngày 6.1, phiên tòa phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo liên quan đến việc lập khống hồ sơ vay tiền của 14 công ty để vay gần 5.000 tỷ đồng tại VNCB khiến ngâng hàng này thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng. Bị cáo Phạm Công Danh cho biết tài sản đảm bảo khoản vay là các bất động sản sân vận động Chi Lăng và ở 209 Trường Chinh (Đà Nẵng). Thành phố Đà Nẵng đã cấp giấy phép đầy đủ về chức năng sử dụng lâu dài với các khu thương mại, căn hộ, trường học, bệnh viện. Để giải phóng mặt bằng, Tập đoàn Thiên Thanh đã phải bỏ ra số tiền hơn 3.000 tỷ đồng, giá đền bù cao hơn 3 lần giá thị trường. Ngoài ra, Thiên Thanh đã nộp 100% tiền đất nhưng chính quyền Đà Nẵng lại không bàn giao mặt bằng đầy đủ.
Bị cáo Danh tỏ ra mệt mỏi tại tòa.
Bị cáo Danh nghẹn ngào kể đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo Đà Nẵng nhưng không giải quyết được và ông phải chịu hậu quả. “Thời điểm đó có không dưới 5.000 doanh nghiệp muốn hợp tác với tôi nhưng do chậm trễ giao mặt bằng nên không thực hiện được” – Phạm Công Danh nhấn mạnh. Bị cáo này cũng cho rằng đã mời các nhà thiết kế, thi công lập dự án và không hiểu thẩm định giá giả định là như thế nào. Ông khẳng định nếu sai là Đà Nẵng sai chứ ông không sai vì dự án đã được công nhận.
Video đang HOT
Theo bị cáo Danh, việc HĐXX sơ thẩm cho rằng ông chỉ đạo nâng khống giá trị tài sản đảm bảo lên cao gấp nhiều lần là không đúng. Bởi trước khi làm hồ sơ vay tiền VNCB, có nhiều ngân hàng cũng đã thẩm định giá trị các bất động sản, trong đó một ngân hàng thẩm định và cho vay với giá trị cao hơn nhiều lần so với giá trị các công ty thẩm định.
Cựu chủ tịch VNCB khẳng định giá trị các khu đất không dưới 4.000 tỷ đồng. “HĐXX sơ thẩm nói giá trị đất chỉ 2.600 tỷ đồng thôi là không đúng. Xin HĐXX cho một cơ hội để tôi khắc phục hậu quả. Nếu được phép tôi sẽ bán được không dưới 5.000 tỷ đồng, thừa tiền để trả. Có nhà đầu tư sẵn sàng nhảy vô”. Bị cáo Danh xin cơ chế bán tài sản thực tế khắc phục hậu quả thiệt hại để khỏi liên lụy những người liên quan.
Trả lời trước HĐXX, bị cáo Phan Thành Mai khai mình là người trực tiếp đánh giá giá trị các bất động sản trên và cho rằng đủ giá trị để cho vay như đề xuất. Ông phủ nhận việc được Phạm Công Danh chỉ đạo nâng khống giá trị tài sản đảm bảo các khoản vay lên cao gấp 4 lần giá trị thực tế. Bị cáo Mai khẳng định trong hành vi vi phạm các quy định về cho vay chưa xác định được thiệt hại. Bởi trong tổng số 5.000 tỷ đồng khấu trừ tài sản đảm bảo được xác định thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng nhưng có thêm 2.600 tỷ trả cho VNCB chưa được thu hồi vì nằm trong giai đoạn 2 của vụ án.
Tương tự, bị cáo Hoàng Đình Quyết (Phó Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang) cho rằng mình làm đúng chức trách nhiệm vụ và hành vi bị cáo chưa xác định được mức độ thiệt hại. Nhưng bị cáo này thừa nhận mình sai vì không gặp trực tiếp khách hàng, không đi thẩm định thực tế giá trị tài sản, khả năng trả nợ và quá thụ động trong việc này. Nhiều bị cáo khác cũng khẳng định không hề nhận được chỉ đạo nâng khống giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay, đồng thời xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Trong thời gian điều hành VNCB, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm vào tháng 9.2016, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Phạm Công Danh (52 tuổi, cựu Chủ tịch VNCB) mức án 30 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cùng với hai tội danh này, Phan Thành Mai (45 tuổi, nguyên Tổng giám đốc VNCB) bị tuyên phạt 22 năm tù; Mai Hữu Khương (Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) bị tuyên phạt 20 năm tù; Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) bị tuyên phạt 19 năm tù. Còn 32 bị cáo khác liên quan đến vụ án này chịu mức án từ 3 năm tù cho hưởng án treo đến 9 năm tù.
Theo Danviet
Đại án tại VNCB: Trần Ngọc Bích có cấu kết với Phạm Công Danh?
Tại phiên tòa sáng 24.8, bà Trần Ngọc Bích cùng luật sư bảo vệ quyền lợi cho nhóm của bà đã đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của VNCB trong việc để Phạm Công Danh và đồng phạm rút 5.190 tỷ đồng ra khỏi tài khoản của bà (không có chữ ký của tài khoản).
Tại tòa, bà Trần Ngọc Bích khẳng định đây là số tiền hợp pháp của gia đình bà. Khi gửi tiền vào ngân hàng, bà tin tưởng đây là nơi an toàn, đáng tin cậy và số tiền sẽ luôn nằm trong tài khoản nhưng không hiểu sao số tiền đó đã không còn. Bà cho rằng rất mệt mỏi khi theo vụ án này, đồng thời còn hoang mang lo sợ sẽ mất tiền. "Tôi luôn băn khoăn, trăn trở trách nhiệm của ngân hàng ra sao, quyền lợi của người gửi tiền thế nào? Tôi có tiền trong tài khoản và bị mất nhưng lại bị quy chụp nào là có cấu kết với ông Danh hay không, có cho vay nặng lãi hay không,...", bà Bích nói.
Bị cáo Phạm Công Danh (thứ 4, từ trái sang).
Bà cũng ám chỉ VNCB đã đẩy đưa trách nhiệm và yêu cầu VNCB trả lời một số câu hỏi: Tại sao VNCB tự động hạch toán 5.190 tỷ khi không có sự đồng ý của bà? Tại sao từ năm 2014 đến nay ngân hàng luôn tránh trách nhiệm về khoản tiền gửi của bà, không trả tiền lãi cho bà? Kết thúc phần phát biểu của mình, bà Bích đề nghị HĐXX xem xét buộc VNCB phải trả lại số tiền 5.190 tỷ cho bà; đề nghị ngân hàng trả lãi các khoản tiền gửi từ thời điểm đó đến nay; trả lại 118 sổ tiết kiệm cho nhóm của bà; VNCB phải trả 6 sổ tiết kiệm của Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Mỹ Dung.
Còn luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên (bảo vệ quyền lợi cho Trần Ngọc Bích) cho rằng, quan hệ gửi tiền của nhóm bà bích và VNCB là đúng pháp luật. Nguồn tiền là hợp pháp và cần được pháp luật bảo vệ. Theo luật sư, bà Trần Ngọc Bích cùng các cá nhân đã gửi tổng cộng hơn 5.800 tỷ đồng nhưng điều vô lý là có 5.190 tỷ đồng trong tài khoản bà Bích bị VNCB chuyển đi bất hợp pháp. Việc VNCB chuyển tiền trên tài khoản thanh toán không có chữ ký của chủ tài khoản thì VNCB phải chịu trách nhiệm. Luật sư cũng cho rằng khoản hơn 300 tỷ đồng cầm cố bằng 6 sổ tiết kiệm là trái pháp luật và VNCB cũng phải chịu trách nhiệm.
Liên quan đến việc một số bị cáo, người liên quan tại phiên tòa cho rằng bà Bích đã nhận lãi ngoài hơn 2.700 tỷ đồng, luật sư Uyên cho rằng điều này không có căn cứ. "Từ năm 2012, VNCB có tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động thì không có lý do gì VNCB chi lãi ngoài trong thời gian dài mà tổ giám sát không biết", luật sư giải thích. Bên cạnh đó, thời điểm đó VNCB rất khó khăn nên không thể có tiền để chi trả lãi ngoài. Còn khoản tiền chi lãi ngoài lấy từ đâu thì cũng chưa được làm rõ. Luật sư cho rằng thực tế ông Danh hay Tập đoàn Thiên Thanh không chi đồng nào lãi ngoài nên việc cho rằng ông Danh chi hàng ngàn tỷ đồng trả lãi ngoài thì thật vô lý.
"Không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy nhóm bà Bích nhận lãi ngoài, do đó nói bà Bích nhận lãi ngoài là không khách quan" - luật sư khẳng định.
Theo Danviet
Cựu lãnh đạo VNCB "né" vụ nâng khống giá trị tài sản Liên quan đến hành vi lập hồ sơ khống, nâng giá trị tài sản thế chấp để lập hồ sơ vay của VNCB gần 5.000 tỷ đồng, nhiều bị cáo là cựu lãnh đạo VNCB đã vòng vo, né tránh trách nhiệm. Các bị cáo rời phiên tòa Ngày 5.1, phiên tòa phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT...