Đại án tại VNCB: Hàng nghìn tỷ chi… “chăm sóc khách hàng”
Hàng nghìn tỷ đồng do Phạm Công Danh và đồng phạm rút ra từ Ngân hàng Xây dựng (VNCB) nhưng không thu hồi được, gây thiệt hại cho ngân hàng này đến hơn 9.000 tỷ đồng, đều được giải trình là tiền… “chăm sóc khách hàng”.
Tại phiên thẩm vấn trực tiếp bị cáo Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB – ngày 29.7, bị cáo liên tục than “chi phí chăm sóc khách hàng quá nặng”. Vậy thực tế Danh và đồng phạm nguyên là lãnh đạo VNCB đã chi bao nhiêu cho khoản này?
Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa.
Theo lời khai của bị cáo Phan Thành Mai – nguyên Tổng giám đốc VNCB, thời điểm tháng 7.2012, VNCB lỗ lũy kế khoảng 8.000 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu bị âm hơn 2.800 tỷ đồng; các khoản nợ cho vay khoảng 13.000 tỷ đồng, trong đó có 95% nợ thuộc diện khó đòi, không có khả năng thu hồi. Tuy nhiên, ngay cả Mai và bị cáo Phạm Công Danh đều “sốc” – không chỉ vì số liệu tài chính lỗ “khủng” mà còn ở số tiền chi phí chăm sóc khách hàng quá lớn.
“Theo quy định, lãi suất thời điểm đó khoảng 8%, nhưng tại VNCB thì lại phụ thuộc vào thỏa thuận với khách hàng nên lãi suất luôn trên 13%/năm (cao hơn 6-7% so với các ngân hàng khác – PV). Số tiền chênh lệch này thậm chí sẽ được chi lập tức cho khách hàng ngay khi có tiền gửi nhưng các khoản chi này không được ghi vào sổ sách”, Mai khai tại tòa.
Cũng chính bởi khoản chênh lệch này quá cao nhưng do nguồn tiền hạn chế, Phạm Công Danh thậm chí phải tự bỏ tiền túi ra chi để thu hút tiền gửi. Tuy nhiên, sau khi đã sử dụng nhiều cách vẫn không vực ngân hàng dậy được, Danh đã lên kế hoạch sử dụng tiền của chính ngân hàng để chi chăm sóc khách hàng.
Đầu tiên, Danh chỉ đạo thuộc cấp lợi dụng đề án Nâng cấp hệ thống CoreBanking (đã được Chính phủ phê duyệt) để rút 63 tỷ đồng, nhằm qua mặt Ban Kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Toàn bộ số tiền này, theo lời khai của cựu Chủ tịch HĐQT VNCB tại phiên tòa ngày 29.7, là dùng để chi chăm sóc khách hàng.
Video đang HOT
Dù vậy, số tiền này cũng chỉ cầm cự cho khoản “chăm sóc khách hàng” trong vòng… 2 tuần.
Tiếp đó, bị cáo Danh tiếp tục làm “hồ sơ khống” rút gần 600 tỷ đồng từ việc thuê trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh (quận 10, TP.HCM). Số tiền này được sử dụng để trả nợ lãi tại Sacombank là 36,4 tỷ đồng, trả nợ cho Công ty cổ phần ĐT phát triển Hải Tiến 154,9 tỷ đồng, chi chăm sóc khách hàng 10,3 tỷ đồng; một số khác chi để tập đoàn sử dụng, nhưng không biết dùng vào khoản gì.
Tại phiên tòa, Danh khẳng định: “Việc làm hồ sơ khống 2 trụ sở này là có nhưng bản chất chỉ là tạm ứng vì bị cáo có tài sản khác đang thế chấp và sẽ dùng để bù vào khoản tạm ứng này”.
Đặc biệt, với số tiền vay trực tiếp tại VNCB lên tới 5.000 tỷ đồng, bị cáo Danh đã chỉ đạo sử dụng 2.600 tỷ đồng để trả một phần món vay 4.700 tỷ đồng tại BIDV và 500 tỷ đồng trả cho nhóm Trần Ngọc Bích (Tập đoàn Tân Hiệp Phát), 135 tỷ đồng trả cho bà Hứa Thị Phấn và số còn lại lên tới… 1.465 tỷ đồng được chi cho “chăm sóc khách hàng” nhưng bị cáo không giải trình cụ thể được.
Ngoài ra, Danh cũng có nhiều khoản tiền chi ra nhưng không giải trình được. Cụ thể, Danh đã gửi tiền sang Sacombank để rút tiền ra 1.854 tỷ đồng, trong đó để trả nợ món vay tại BIDV từ năm 2012 là 1.176 tỷ đồng, sử dụng cho Tập đoàn Thiên Thanh 166,3 tỷ đồng nhưng Danh không giải trình được sử dụng cụ thể vào việc gì.
Tiếp đó, Danh cũng gửi tiền vào TPBank để rút tiền ra 1.706 tỷ đồng trả nợ món vay cho bà Hứa Thị Phấn là 600 tỷ đồng, trả nợ nhóm Trần Ngọc Bích và dùng để tăng vốn điều lệ của VNCB, dùng chung cho Tập đoàn Thiên Thanh và chăm sóc khách hàng… Con số cụ thể thế nào thì Danh cũng không nhớ.
Theo cáo trạng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB hơn 63 tỷ đồng; lập hồ sơ khống thuê hai trụ sở ở quận 10, TP.HCM gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và chỉ đạo rút gần 5.500 tỷ đồng không có sự chấp thuận của chủ tài khoản mở tại VNCB; phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB số tiền là 4.700 tỷ đồng. Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền 2.100 tỷ đồng.
Theo Danviet
Đại án tại VNCB: Phạm Công Danh từng muốn... "bỏ của chạy lấy người"
"Trước thực trạng "cấp cứu đặc biệt" của Ngân hàng Đại Tín thời điểm đó, bị cáo đã tính chuyện không thực hiện tái cơ cấu ngân hàng này, dù đã mất hàng trăm tỷ đồng trước đó...".
Bị cáo Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng - chủ mưu chính gây ra thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng tại nhà băng này đã thốt lên như thế tại phiên thẩm vấn sáng 29.7, liên quan đến đề án tái cơ cấu.
Phạm Công Danh tại phiên tòa.
Cụ thể, tại phiên tòa, bị cáo Danh khai đề án tái cơ cấu do Phan Thành Mai viết. Theo đề án này, Danh đại diện cho nhóm cổ đông mới (bao gồm 21 cổ đông, trong đó có bố của Phạm Công Danh là ông Phạm Toàn). Trong nhóm cổ đông mới này, Danh thừa nhận có nhiều người không có tài chính, cũng có người có khả năng tài chính nhưng sau khi tìm hiểu về thực trạng tại Ngân hàng Đại Tín đã rút vốn không tham gia.
Về nguồn tiền để tái cơ cấu, bị cáo Danh cho biết: "Tôi tin tưởng là sẽ thực hiện được vì lúc đó Tập đoàn Thiên Thanh đang kinh doanh tốt, quản lý nguồn bất động sản lớn. Số dư tài khoản có nhiều ở các ngân hàng, trong đó riêng ở Ngân hàng Đầu tư đã có khoảng hơn 1.000 tỷ đồng".
Tuy nhiên, khi bắt tay vào triển khai tái cơ cấu, Danh đó mới "sốc" nặng vì chi phí chăm sóc khách hàng quá lớn, có lúc lên đến 6-7%. Lãi suất vượt trần lúc đó cũng không đúng với quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
"Lúc đó tôi tính từ bỏ, sẵn sàng mất hàng trăm tỷ đồng đã đầu tư trước đó", bị cáo Danh kể.
Tuy nhiên, theo Danh thì dù đã tính chuyện không thực hiện tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín, nhưng cuối cùng vẫn phải làm vì được sự động viên của Chánh thanh tra NHNN thời điểm đó. Theo Danh khai, vị lãnh đạo này của NHNN cho hay không thể lập ngân hàng mới, cũng không thể tái cơ cấu bằng nguồn tiền Nhà nước mà chỉ có thể dựa vào nguồn lực tư nhân. Lúc đó, bị cáo mới làm tiếp dù không có nghiệp vụ ngân hàng.
"Lúc đó tôi cũng không nắm rõ luật ngân hàng nên mới chạy theo đi thực hiện như vậy. Tôi xin lỗi các nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh, các đồng nghiệp của tôi đã vì tin tưởng tôi mà liên lụy", bị cáo Danh gạt nước mắt.
Khi chủ tọa hỏi tên vị Chánh thanh tra NHNN, cựu Chủ tịch HĐQT VNCB cho biết không nhớ rõ.
Cũng theo Danh, bị cáo không bị ai ép buộc thực hiện tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín cả. Động lực bị cáo xắn tay vào lĩnh vực tín dụng này là... "niềm tin". Tin vào đề án, tin vào khả năng tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh có thể vực dậy được ngân hàng này...
Tại phiên tòa, Phạm Công Danh cũng đề nghị HĐXX khi xem xét hành vi của bị cáo cũng phải xem xét hoàn cảnh thời điểm đó vì Ngân hàng Đại Tín đang ở tình trạng "cấp cứu đặc biệt" và hầu hết các ngân hàng thời điểm đó đều có tình trạng "đi đêm lãi suất".
Theo nội dung vụ án, tháng 11.2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại VNCB, do Phạm Công Danh chủ mưu. Theo đó, Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5.190 tỷ đồng nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỷ không có hồ sơ vay, rút 903 tỷ dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỷ đồng.
Ngoài những vi phạm nói trên, Phạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỷ khi cùng 33 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỷ đồng. Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần.
Phạm Công Danh: "Tôi là nạn nhân của ngân hàng này..." Phạm Công Danh cho hay, ban đầu không biết nhóm Phú Mỹ mà bị cáo đến với Ngân hàng Đại Tín qua Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương). Cụ thể, Danh khai sau nhiều lần tiếp xúc với Hà Văn Thắm, bị cáo có đặt vấn đề về việc xây dựng một ngân hàng mới trong lĩnh vực xây dựng, Thắm khuyên Phạm Công Danh "Làm ngân hàng mới làm gì, để tôi giới thiệu cho anh một ngân hàng" và Thắm đã giới thiệu Ngân hàng Đại Tín với Danh. "Sau đó, do đầu tư quá nhiều tiền (đưa cho Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng, cầm cố nhiều tài sản...) nên bị cáo bị sa lầy và không thể... "rút chân" ra khỏi Ngân hàng Đại Tín". Tại tòa, Danh ấm ức: "Tôi là nạn nhân của ngân hàng này...".
Theo Danviet
Đại án tại VNCB: Thẩm định hồ sơ cho vay qua... Internet! Làm rõ "đường đi" của việc thẩm định hồ sơ cho vay gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) sáng 28.7, các bị cáo nguyên là nhân viên tín dụng của VNCB gây "sốc" khi cho biết chủ yếu thẩm định hồ sơ cho vay qua mạng Internet, không đi thực tế, thậm chí không...