Đại án tại VNCB: Chăm sóc khách hàng “đè chết” Phạm Công Danh
Áp lực “chăm sóc khách hàng” nhằm duy trì và bảo đảm khả năng thanh khoản của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) là nguyên nhân dẫn đến sai phạm “chết người” của Phạm Công Danh…
Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa.
Theo lơi khai cua ông Phan Thanh Mai (Tổng Giám đốc VNCB), đã được xác nhận tại phần thẩm vấn của luật sư tại tòa chiều 4.8, viêc Phạm Công Danh phải sử dụng lương tiên lơn đê chi chăm soc khach hang co nguyên nhân do nhóm Phú Mỹ không thưc hiên viêc chi chăm soc khach hang trươc khi nhom Thiên Thanh nhân chuyên nhương ngân hang là có thật.
Theo bị cáo Mai, về khoản tiền chi chăm sóc khách hàng, có thời điểm năm 2012 lên đến 10-12%, giữa năm 2012 thì khoảng 8-10% và cuối năm 2012 thì thấp đi, còn khoảng 6%. Con số này trên tổng dư nợ thị trường 1 không dưới 1 nghìn tỷ đồng, còn tính chung số lên đến khoảng 3.600 tỷ đồng.
“Tình trạng này thực chất xuất phát từ “luật bất thành văn”: Các ngân hàng cạnh tranh nhau đều phải chi trả chênh bên ngoài 7-8% và phải trả bằng tiền mặt! Đó là thực tế cạnh tranh không lành mạnh mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải đối diện. Chi chăm sóc khách hàng không bao giờ có giấy tờ, có tham khảo vào mức tương ứng của các ngân hàng khác”, bị cáo Mai nói.
Còn theo bị cáo Mai Hữu Khương khai về nhu cầu chi chăm sóc khách hàng rất lớn, nên ngay từ tháng 3.2012, ngân hàng đã có chủ trương phân công bị cáo Khương trực tiếp phụ trách khâu chăm sóc khách hàng từ tháng 3.2013 đến 10.2013. Trong thời gian này, qua kiểm tra, theo dõi Khương được biết lượng tiền gửi trên thị trường 1 của VNCB bình quân khoảng 28 – 30 nghìn tỷ đồng, chi chăm sóc khách hàng khoảng 1-6% tháng tùy từng thời điểm. Tỷ lệ này tương đương với việc Tập đoàn Thiên Thanh phải chi khoảng 60 tỷ đồng một tháng để duy trì lượng tiền gửi trên thị trường 01 nhằm đảm bảo thanh khoản cho VNCB.
Video đang HOT
Chỉ trong 8 tháng, bị cáo Khương theo dõi kiểm tra chăm sóc khách hàng thì Tập đoàn Thiên Thanh chi khoảng 400 – 500 tỷ đồng.
Bị cáo Phạm Công Danh cũng khai rõ thực trạng và nhu cầu cấp thiết về việc tìm kiếm nguồn tiền chi chăm sóc khách hàng để duy trì khả năng thanh khoản do tình trạng NH Đại Tín ở trong tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng, nợ xấu lên đến 95%. Cụ thể, theo trình bày của bị cáo Danh với cơ quan điều tra, để có thể duy trì khả năng thanh khoản của VNCB, Danh phải tìm nguồn thanh toán các khoản chi phí chăm sóc khách hàng rất lớn (tương đương 3 – 4%/tháng, có lúc lên đến 6%/tháng để huy động được khoảng 40.000 tỷ trong suốt 3 năm, bình quân không dưới 5.000 tỷ đồng).
Phạm Công Danh cũng thừa nhận, các khoản chi nói trên không có giấy tờ chứng minh nhưng là chi thực, việc huy động vượt trần trái quy định của Ngân hàng Nhà nước là có thực, phù hợp với cáo trạng đề cập Phạm Công Danh và nhiều bị cáo cũng khai rằng ngân hàng đã phải huy động vượt trần lãi suất 2-4%/năm và không có giấy tờ gì, tiền là do phía Tập đoàn Thiên Thanh chi trả. Riêng ông Danh và Phan Thành Mai khai đã chi lãi suất ngoài lên đến 2.500 tỷ đồng cho nhóm Trần Ngọc Bích.
Theo cáo trạng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB hơn 63 tỷ đồng; lập hồ sơ khống thuê hai trụ sở ở quận 10, TP.HCM gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và chỉ đạo rút gần 5.500 tỷ đồng không có sự chấp thuận của chủ tài khoản mở tại VNCB; phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB số tiền là 4.700 tỷ đồng. Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền 2.100 tỷ đồng.
Theo Danviet
Vụ Phạm Công Danh: Đến lượt bào chữa nhưng nhiều luật sư vắng mặt
Các luật sư đồng loạt xin giảm án hoặc xem xét cho bị cáo. Ngoài ra, nhiều luật sư không có mặt tại tòa và HĐXX cho biết đến lượt mà không có mặt coi như không bào chữa và các bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa sau.
Bị cáo Hoàng Đình Quyết
Tiếp tục tranh tụng chiều 17/8, luật sư Bích Liên bào chữa cho Hoàng Đình Quyết và 44Phan Minh Tùng lên bào chữa. Bị cáo Quyết bị VKS đề nghị tổng cộng 20-22 năm tù còn bị cáo Minh Tùng 9-11 năm tù.
Theo Luật sư Liên, do chưa xác minh được mối quan hệ vay tiền giữa bà Bích và ông Danh vì thế chưa có cơ sở để luận tội bị cáo Hoàng Đình Quyết. Việc định giá cũng được Luật sư Liên nhắc đi nhắc lại trong bài bào chữa.
Đối với bị cáo Tùng, Luật sư Liên cho rằng nhiều hành vi bị truy tố thì thực tế bị cáo Tùng không có vai trò gì đối với nhiều việc. Truy tố bị cáo với vai trò người giúp sức là không đúng vì bản thân bị cáo không biết, không họp với ông Danh và cũng không được ông Danh chia sẻ về việc sử dụng tiền nên không thể coi bị cáo là giúp sức.
Luật sư Phan Trung Hiếu bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Viễn. Bị cáo Viễn bị Viện kiểm sát đề nghị 14-16 năm tù.
Luật sư trình bày vai trò trách nhiệm chung của bị cáo Viễn. Ban kiểm soát có chức năng kiểm soát chung, chịu trách nhiệm nội bộ, trách nhiệm với cổ đông...Không chịu trách nhiệm với việc hàng ngày. Quyền của trưởng ban kiểm soát chỉ là cảnh báo bằng văn bản, không có quyền hạn gì liên quan việc các quyết sách có được thực hiện không.
Luật sư Lộc bào chữa cho Nguyễn Quốc Thịnh (bị Viện kiểm sát đề xuất 3-4 năm tù) và Hồ Thị Đi (3 năm tù cố ý làm trái, 3 năm tù về tội vi phạm quy định cho vay. Cho hưởng án treo).
Theo Luật sư, bị cáo Thịnh hay bị cáo Đi đứng tên và được nhận tiền cho việc đứng tên chứ không phải là để làm những việc phi pháp sau này. 2 bị cáo không hề được xem, đọc trước khi ký. Luật sư mong Hội đồng xét xử xem xét hành vi, thái độ trả lời thành khẩn, phạm tội do thiếu hiểu biết, không nhận lợi ích nào trên khoản tiền vay.
Luật sư mong muốn Hội đồng xét xử xem xét về động cơ phạm tội là không có, vai trò giúp sức hết sức mờ nhạt, thân nhân tốt, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Luật sư Lộc mong muốn Hội đồng xét xử xem xét áp dụng hình phạt thấp nhất cho bị cáo Thịnh là án treo.
Luật sư Trịnh Minh Tân bào chữa cho bị cáo Bùi Thị Hà Thu (3-4 năm tù vì vi phạm các quy định về cho vay), Nguyễn An Vinh (3 năm tù vì vi phạm các quy định về cho vay). Theo Luật sư, 2 bị cáo được bị cáo Danh thuê làm việc từ 2010. Mọi việc do bị cáo Danh và nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh chỉ đạo. Việc ký kết thì nội dung các bị cáo không biết. 2 bị cáo có thân nhân tốt, không biết ai là người thụ hưởng, khai báo thành khẩn, nhận chức do tin tưởng vào ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.
2 bị cáo cũng được Tập đoàn Thiên Thanh nhờ đứng tên các bất động sản trị giá hàng trăm tỷ đồng. Chính những điều này tạo niềm tin cho các bị cáo. Quan hệ giữa bị cáo và doanh nghiệp là quan hệ làm thuê nên khi được yêu cầu thì làm giúp Tập đoàn Thiên Thanh. Luật sư Tân đề xuất cho bị cáo Thu hưởng án treo còn bị cáo Vinh thì xin không bị tội.
Nhiều Luật sư vắng mặt. Hội đồng xét xử cho biết theo luật là các Luật sư bắt buộc phải có mặt thường xuyên tại tòa. Ai đến lượt mà không có mặt coi như không bào chữa và các bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa sau.
Theo Cafef
Đại án VNCB: Tại sao ngân hàng không kiện Phạm Công Danh? Nói ông Danh gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) hơn 9.000 tỷ đồng, vậy tại sao ngân hàng này không đệ đơn lên kiện ông Danh? Thực chất VNCB có thiệt hại không mà không phải là nguyên đơn khởi kiện? - luật sư bào chữ cho Phạm Công Danh nêu nghi vấn trong phiên xét xử. Sáng 17.8, luật...