Đại án Phạm Công Danh: Tòa triệu tập mẹ con Cường đô la
Sáng 19/7, TAND TP.HCM đã khai mạc phiên sơ thẩm xét xử Phạm Công Danh và 35 bị cáo khác. Hai mẹ con Cường đô la được triệu tập đến dự phiên tòa.
Phạm Công Danh nguyên là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (VNCB), Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh.
Phạm Công Danh bị truy tố về hai tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Hai mẹ con Cường đô la được triệu tập đến dự phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Hội đồng xét xử cũng triệu tập 130 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tham dự phiên tòa. Đáng chú ý là trong số này có bà Nguyễn Thị Như Loan và Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la – Công ty cổ phần nhà Quốc Cường) bà Trần Ngọc Bích (con gái chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh).
Theo cáo trạng, khi còn là Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh đã nhận tái công trúc ngân hàng TrustBank và sau đó đổi trên thành Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam (VNCB).
Video đang HOT
Mẹ con Cường đôla
Sau đó, Danh lập hồ sơ khống rút 63,2 tỉ đồng của VNCB; ký hợp đồng khống, rút 581 tỉ đồng từ VNCB trả lãi cho Thiên Thanh.
Danh cũng rút 5.490 tỉ đồng tiền gửi khách hàng vào VNCB mà không có chữ ký khách hàng… Theo cáo trạng, chỉ trong 2 năm, bị cáo Danh đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỉ đồng.
Theo Báo Giao Thông
17 giám đốc giúp cựu chủ tịch Ngân hàng Xây dựng 'rút ruột' 6.630 tỷ
Được cho là tiếp tay ông Danh rút trái phép hơn 6.630 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng đem gửi 3 ngân hàng khác, 17 giám đốc thuộc Tập đoàn Thiên Thanh bị khởi tố.
Ngoài việc sắp bị TAND TP HCM đưa ra xét xử về những sai phạm gây thất thoát 9.000 tỷ đồng của Ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB), ông Phạm Công Danh (51 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT nhà băng này, chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 5 đồng phạm (nguyên là lãnh đạo cấp dưới tại VNCB) cũng bị khởi tố về hành Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng - do đã rút trái phép hơn 6.630 tỷ đồng.
Nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Phạm Công Danh.
Được xác định là đồng phạm tích cực cho ông Danh còn có 17 giám đốc công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh.
Nhà chức trách tách hành vi này của ông Danh và đồng phạm ra thành vụ án khác là do vụ án làm thất thoát 9.000 tỷ đồng đã hết thời hạn điều tra.
Kết quả điều tra xác định, sau khi giúp ông Danh ký các hợp đồng khống rút hơn 6.630 tỷ đồng của VNCB, 17 giám đốc đã đem tiền gửi 3 nhà băng khác theo chỉ đạo của sếp. Họ dùng chính số tiền này để bảo lãnh cho các công ty của ông Danh thực hiện 29 lượt vay, sau đó đưa tiền cho ông Danh sử dụng vào mục đích riêng.
Liên quan đến những sai phạm xảy ra tại VNCB, bị can Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh (đều là thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại VNCB) bị khởi tố về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, để cho Danh và đồng phạm thực hiện nhiều giao dịch rút tổng cộng hơn 18.687 tỷ đồng ra khỏi ngân hàng. Thời điểm đó ngân hàng này đang bị Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên phải có ý kiến của Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước đặt tại đây.
Theo cơ quan điều tra, các cá nhân liên quan trong việc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận để cho Danh tham gia tái cơ cấu ngân hàng, tham gia vào HĐQT dẫn đến việc ông ta lợi dụng quyền để phạm tội cũng sẽ được làm rõ.
Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định, các lô đất trên đường Tô Hiến Thành, Sư Vạn Hạnh (quận 10) mà ông Danh dùng ký hợp đồng cho thuê mặt bằng khống với VNCB để rút hàng trăm tỷ đồng là đất an ninh quốc phòng do Quân khu 7 quản lý. Quân khu 7 đã bàn giao đất và hiện trạng nhà cửa cho công ty của Danh, sau đó là cho Tập đoàn Thiên Thanh thuê trong thời gian 35 năm. Năm 2011, Quân khu 7 đã ký hợp đồng ủy quyền cho Danh được dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng hai lô đất để khai thác, thế chấp và chuyển nhượng.
Theo cơ quan điều tra, việc Quân khu 7 cho thuê, bàn giao, chuyển nhượng những lô đất nói trên là "có dấu hiệu vi phạm pháp luật, để cho Danh lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội". Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng giải quyết.
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Đại Tín (Trust Bank) có 23 năm hoạt động. Tháng 5/2013, Tập đoàn Thiên Thanh cùng một số cổ đông tham gia góp vốn và tái cấu trúc Trust Bank, đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, với tôn chỉ hoạt động là ngân hàng đa năng đầu tiên tập trung ưu tiên phục vụ lĩnh vực xây dựng với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 28.000 tỷ đồng.
Trong quá trình điều hành ngân hàng này, Chủ tịch Danh đã thực hiện hàng loạt sai phạm nhằm rút tiền để chi trả nợ, lương, chăm sóc khách hàng và các mục đích cá nhân dẫn đến thiệt hại cả chục tỷ đồng.
Đây là một trong 8 đại án gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Hải Duyên
Theo VNE
Dự kiến ngày 19-7 xét xử vụ án tại Ngân hàng Xây dựng Dự kiến từ ngày 19-7 sẽ đưa ra xét xử bị cáo Phạm Công Danh - nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên chủ tịch HĐTV kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh - và 35 bị cáo khác. Ông Đinh Thế Huynh - ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư - phát biểu tại hội nghị...