Đại án Ocean Bank: “Đừng vì lệnh sếp mà làm sai, sếp lo cho sếp còn chưa được”
“Sếp chỉ đáng để các bạn tin cậy khi không bao giờ ép các bạn làm sai, hoặc khi các bạn nói lại sếp sẽ hiểu và đánh giá cao bạn. Nếu các bạn vượt rào vì cá nhân thì hãy nghĩ lại, tiền bạc rất quý nhưng đến lúc lao lý bệnh tật, tiền bạc sẽ chẳng có nghĩa gì”, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI đưa ra lời khuyên với nhân viên và những người cùng ngành trong “tâm bão” đại án Ocean Bank.
Trong khi phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và 47 đồng phạm liên quan đến các sai phạm tại Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) đang tiếp tục diễn ra và là tâm điểm của dư luận thì trong lĩnh vực chứng khoán, tài chính, ngân hàng, những rủi ro của ngành này là vấn đề được bàn đến.
Vụ đại án được đưa ra xét xử không chỉ có cựu Chủ tịch Ocean Bank – ông Hà Văn Thắm mà còn kéo theo 34 giám đốc ngân hàng phải ra đứng trước ngành móng ngựa. Bên cạnh đó còn có 227 cán bộ khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật vì chi lãi suất ngoài hợp đồng…
Trong một chia sẻ rất tâm huyết với những người trong ngành, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, đây là một ngành nhiều cám dỗ, nhiều cơ hội để trục lợi nhưng cũng chính vì vậy nên cũng nhiều rủi ro.
Ông Nguyễn Duy Hưng đánh giá, tài chính, ngân hàng là ngành nhiều cám dỗ, lắm cơ hội trục lợi, những rất dễ hầu tòa
Các sản phẩm tài chính trá hình, tham gia tổ lái, vi phạm các quy định về giao dịch, tín dụng, thế chấp… mọi thứ chỉ cần tặc lưỡi đều có thể mang lại một nguồn lợi.
“Khi làm được một lần mình sẽ nghĩ mọi chuyện đơn giản, tiền bạc làm mờ mắt và một phần thấy đã trót lọt kiếm lời, không còn thấy vượt rào là rủi ro thì việc vi phạm sẽ là việc làm hàng ngày. Khi vi phạm là việc hàng ngày thì có nghĩa là việc đứng trước vành móng ngựa chỉ còn là may rủi hay khi nào thôi”, vị Chủ tịch SSI nhìn nhận.
Đây cũng chính là nguyên nhân mà tại phiên tòa xét xử đại án Ocean Bank, nhiều người đi làm thuê cũng đã bị ra trước vành móng ngựa vì tội cố ý làm trái.
Video đang HOT
Nhìn họ khóc trước toà, những giọt nước mắt của hối hận với những gì đã xảy ra, và cả những giọt nước mắt bất lực khi nghĩ nếu được làm lại mình sẽ phải làm thế nào đây khi mình chỉ là người làm thuê phải có nghĩa vụ tuân thủ chỉ đạo của lãnh đạo. Chính vì vậy, ông Hưng cho rằng, mỗi người làm chứng khoán, tài chính, ngân hàng cần bỏ ra 10 phút để xem lại những gì mình làm trong thời gian qua để xác định cho mình một nguyên tắc cho thời gian tới.
“Nếu vì tiền vì tham cho mình rồi dính vòng lao lý, tuy đau thương nhưng thôi thì “có gan làm thì có gan chịu”. Nhưng nếu chỉ vì nghe theo sếp phải làm trái thì đừng bao giờ các bạn làm, khi các sếp nói các bạn làm trái họ luôn nói “bọn em đừng sợ, anh quen người này, anh có người kia chống lưng, các em cứ yên tâm”. Chỉ đến khi vào vòng lao lý các bạn mới thấy rằng chỉ có pháp luật mới giúp được mình, sếp lo cho sếp còn chưa được lo sao được cho mình, thậm chí rất nhiều sếp còn đổ trách nhiệm ngược lại cho mình, quên mất rằng khi các bạn làm là tuân lệnh sếp”, ông Hưng chia sẻ.
Cũng là một người chủ doanh nghiệp và nhiều năm lăn lộn trong ngành tài chính, chứng khoán, ông Hưng đưa ra lời khuyên với những người cùng ngành, rằng: Vì nhiều lý do khác nhau như tin vào khả năng của sếp, chủ quan nghĩ không sao đâu ai chẳng như vậy, vì lợi trước mắt hay bị ép buộc sợ mất việc nếu không làm theo ý sếp… hay vì một lý do nào khác mà các bạn vượt rào vi phạm. Hãy dừng lại ngay trước khi quá muộn.
Bởi, sếp chỉ đáng để các bạn tin cậy khi không bao giờ ép các bạn làm sai, hoặc khi các bạn nói lại sếp sẽ hiểu và đánh giá cao bạn. Nếu các bạn vượt rào vì cá nhân thì hãy nghĩ lại, tiền bạc rất quý nhưng đến lúc lao lý bệnh tật tiền bạc sẽ chẳng có nghĩa gì.
Theo Chủ tịch SSI, nếu tất cả những người làm trong ngành này nói không với vượt rào, tuân thủ các quy định thì ngay cả để cạnh tranh cũng sẽ rất lành mạnh. Người lao động vì an toàn cho chính mình thì ngay cả các ông chủ muốn làm sai cũng chẳng làm được.
“Không ai yêu mình bằng chính mình, không ai bảo vệ mình bằng chính mình. Các bạn xin đừng quên điều đó. Tôi nói với các bạn tâm tình của một đồng nghiệp và cũng là một sếp của ngành này. Với nhân viên của tôi, không bao giờ tôi yêu cầu ai làm trái kể cả vì công ty hay vì cá nhân tôi, nếu có ai cố ý làm trái vì bất kể lý do gì nếu tôi phát hiện ra tôi sẽ xử lý, thậm chí buộc thôi việc!”, ông Hưng nhấn mạnh.
(Theo Dân Trí)
Ông Đoàn Ngọc Hải không chùn bước xử lý lấn chiếm vỉa hè
"Nhân dân đang ủng hộ, đang trông chờ vào chính quyền mà tôi chùn bước thì không xứng đáng là người cán bộ, Đảng viên nữa..."ông Hải khẳng định
Chiều 3/3, trao đổi với PV VietNamNet, Phó chủ tịch UBND quận 1 (TPHCM) Đoàn Ngọc Hải cho biết, sắp tới ông sẽ tiếp tục xuống đường cùng đoàn liên ngành trật tự đô thị thực hiện mạnh "chiến dịch" đòi vỉa hè cho người đi bộ trên địa bàn.
Ông Đoàn Ngọc Hải cho biết sẽ không chùn bước trong quá trình xử lý lấn chiếm vỉa hè"
Nhân dân đang ủng hộ, đang trông chờ vào chính quyền mà tôi chùn bước thì không xứng đáng là người cán bộ, Đảng viên nữa. Không một ai, không một tổ chức nào có quyền đứng trên pháp luật"ông Hải thẳng thắn nói.
Theo vị Phó chủ tịch UBND quận 1, tuần qua rất nhiều người dân tự giác tháo dỡ, đập bỏ các bậc thềm, bảng quảng cáo sau khi lãnh đạo các phường nhắc nhở, đó là một tín hiệu tốt trong việc lập lại trật tự đô thị.
Về cách thức xử lý đối với các công trình lấn chiếm vỉa hè, ông Hải cho biết, đoàn liên ngành quận 1 đang thực hiện theo Luật giao thông đường bộ, xử lý cưỡng chế ngay tất cả các vật dụng, công trình trái phép gây cản trở, nguy hiểm giao thông.
Một hộ dân trên đường Sương Nguyệt Ánh tháo bỏ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè (Ảnh chụp chiều 3/3)
"Đây là luật chuyên ngành nên được ưu tiên áp dụng biện pháp trên. Việc này hoàn toàn khác với việc xử lý các công trình như nhà xây dựng trái phép, phải lập biên bản vi phạm hành chính", ông Hải nhấn mạnh.
Về kế hoạch kiểm tra sắp tới, ông Hải cho biết sẽ thực hiện kiểm đột xuất, xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại khu vực trung tâm TP.
Phó chủ tịch UBND Quận 1 nhìn nhận, việc xử lý vỉa hè sẽ đụng chạm đến quyền lợi của người dân, trong đó có những người dân nghèo. Tuy nhiên, tình trạng bán hàng rong phải được xử lý dứt điểm trong năm nay vì liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đô thị. Quận 1 là quận trung tâm của TP, mỗi năm tiếp hàng triệu du khách nên vấn đề mỹ quan đô thị càng phải được chú trọng.
Vỉa hè thông thoáng, du khách đi lại rất an tâm
"Tôi xuất thân trong gia đình có ba làm công nhân, mẹ làm giáo viên, lăn lộn cùng gia đình 20 năm buôn bán hàng rong trên vỉa hè Lê Duẩn Mạc Đĩnh Chi. Do vậy, tôi từng trải qua cảnh bị công an đuổi bắt nên rất thông cảm và chia sẻ với bà con nghèo. Nhưng vì sự phát triển của quận cũng như của thành phố thì buộc lòng phải chấm dứt hàng rong. Không thể cứ vin vào cớ vì người nghèo nên không dám xử lý", ông Hải nói.
Đường Bùi Thị Xuân, người dân tái lấn chiếm vỉa hè làm chỗ đậu xe
Theo ghi nhận của PV trong ngày 3/3, tại các tuyến đường trung tâm TP vỉa hè đã thông thoáng, người đi bộ an tâm đi lại. Nhiều hộ dân trên các tuyến đường như Sương Nguyệt Ánh, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa...còn tự động phá bỏ các công trình lấn chiếm vỉa hè, không cần chính quyền đến can thiệp, xử lý.
Tuy nhiên, còn một số tuyến đường trên địa bàn quận 1 xảy ra tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè khiến người đi bộ qua lại khó khăn.
(Theo Vietnamnet)
Phó Chủ tịch quận 1 chỉ đạo lập biên bản xe của Phó Chủ tịch quận 9 vì... đỗ sai Sáng ngày 22/2 Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải tiếp tục dẫn dầu đoàn liên ngành xử lý xe ô tô vi phạm vì đậu sai chỗ trên các tuyến đường thuộc trung tâm quận 1. Trao đổi với PV Infonet, một thành viên cho biết trong sáng nay đoàn sẽ tập trung xử lý "xe biển xanh" của các...