Đại án lừa đảo hơn 1.000 tỷ: Đề nghị 1 án tử hình
Từ ngày 11/3, TAND tỉnh Đắc Nông đang mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vụ án lừa đảo hơn 1.000 tỷ đồng tại 3 ngân hàng VDB Đắc LắcĐắc Nông, OCB- Sở giao dịch TPHCM và ngân hàng TMCP Nam Á- chi nhánh Hà Nội.
Đây được đánh giá là một trong 10 vụ “đại án” tham nhũng lớn, vụ án này cũng được Ban Nội chính Trung ương chỉ đạo sớm đưa ra xét xử đúng pháp luật.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Anh Loát, Phó Chánh án TAND tỉnh Đắk Nông. Ông Vũ Văn Sinh, Trưởng phòng Kiểm sát điều tra án kinh tế, TAND tỉnh Đắk Nông giữ quyền công tố tại tòa.
Phía bị hại và các bên liên quan có đại diện Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh Đắk Lắk – Đắk Nông, Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), hơn 10 luật sư tham gia tranh tụng.
Các bị cáo tại tòa (Ảnh: Dân Việt)
13 bị cáo bị VKSND tỉnh Đắk Nông truy tố, gồm 7 cán bộ ngân hàng, 5 giám đốc doanh nghiệp, chủ nhiệm HTX và 1 “cò” tín dụng.
Theo cáo trạng,lợi dụng chính sách cho vay vốn tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp, tháng 7/2008, Cao Bạch Mai (SN 1949, nguyên Giám đốc Cty TNHH Thương mại – Dịch vụ Minh Nhật) đã gặp Vũ Việt Hùng (nguyên Giám đốc VDB khu vực Đăk Lăk – Đăk Nông) xin vay vốn và làm hợp đồng kinh tế xuất khẩu giả để tiếp tục vay.
Không thẩm định năng lực kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, Hùng nhanh chóng ký cho Mai vay 250 tỷ đồng.
Sau đó, Mai liên kết với Nguyễn Thị Kim Loan (nguyên Giám đốc Cty TNHH Dịch vụ Phát Long) cấp tiền cho Từ Đại Hùng lập Cty xuất khẩu tại Trung Quốc để làm các HĐKT giả thực hiện hành vi lừa đảo. Trong vòng 2 năm, Vũ Việt Hùng cho Mai vay tổng cộng 1.005 tỷ đồng, Mai dùng 155 tỷ đồng vào mục đích cá nhân.
Ngoài ra, ông Hùng cũng đã ký cho Trần Thị Xuân (1964, nguyên Giám đốc Cty TNHH TMDV Nhật Tân) vay 938 tỷ đồng, sau đó bị cáo này không trả được 202 tỷ đồng. Tổng số vốn ưu đãi mà Mai và Xuân vay được lên đến gần 2.000 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 357 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Vũ Việt Hùng còn bị kết luận đã đưa thông tin sai, ký khống các hợp đồng xuất khẩu giả, tiếp tay cho các bị cáo lừa đảo, chiếm đoạt hơn 580 tỷ đồng của Ngân hàng OCB chi nhánh TPHCM và Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Hà Nội.
Video đang HOT
Theo lời khai của các bị cáo, Vũ Việt Hùng được chi tiền “lại quả” 3% trên mỗi hợp đồng vay vốn đáo hạn và 5% hợp đồng vay mới, tổng cộng khoảng 117 tỉ đồng.
Ngoài ra, Cao Bạch Mai còn khai tặng Hùng nhẫn kim cương hơn 25.000 USD và 100.000 USD tiền mặt, cộng với số tiền hoa hồng từ các hợp đồng vay vốn, Hùng bỏ túi khoảng 130 tỉ đồng.
Mai và Xuân còn góp vốn mua cho Hùng một chiếc xe ôtô BMW – X6 trị giá 3,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, Viện KSND tỉnh Đắk Nông xác định, chỉ đủ chứng cứ truy tố Hùng tội nhận hối lộ chiếc xe BMW- X6 (thời điểm định giá hơn 2 tỉ đồng). Số “lại quả” 130 tỉ đồng có lời khai nhưng cơ quan tố tụng không thể chứng minh là Hùng đã nhận.
Trong buổi làm việc ngày 11/3, HĐXX tiến hành thẩm vấn các bị cáo đưa hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về cho vay xảy ra tại VDB Đắc Lắc – Đắc Nông.
Mặc dù không nhớ từng khoản tiền một cách chi tiết, nhưng các bị cáo Cao Bạch Mai; Trần Thị Xuân đều thừa nhận đã làm giả nhiều hợp đồng xuất khẩu, nộp cho VDB Đắc Lắc – Đắc Nông để vay hàng nghìn tỉ đồng. Số tiền vay được, các bị cáo trả nợ đáo hạn và chi tiêu vào mục đích cá nhân.
Viện KSND tỉnh Đắc Nông xác định, Mai và Xuân đã chiếm đoạt của VDB Đắc Lắc – Đắc Nông hơn 357 tỉ đồng bằng thủ đoạn lừa đảo trên.
Liên quan đến các khoản vay này, các bị cáo Trần Xuân Lộc (nguyên Trưởng phòng Tín dụng xuất khẩu), Nguyễn Thị Hồng Liên (nguyên cán bộ Phòng Tín dụng xuất khẩu) cũng thừa nhận đã vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng như Viện Kiểm sát cáo buộc.
Bị cáo Vũ Việt Hùng không thừa nhận hành vi hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Ảnh: báo CA Đà Nẵng)
Tuy nhiên, bị cáo Vũ Việt Hùng và Nguyễn Thị Kim Loan lại liên tục kêu oan và không thừa nhận phạm pháp. Đặc biệt, bị cáo Vũ Việt Hùng không thừa nhận có hành vi nhận hối lộ, vi phạm các quy định về cho vay, lừa đảo chiếm đoạt tài sản như cáo trạng truy tố.
Mặc dù bị cáo Hùng kêu oan, bị cáo Mai phủ nhận việc hối lộ, nhưng trong quá trình điều tra, cơ quan công an đã kê biên tài sản giàu có bất thường của Vũ Việt Hùng.
Trong đó, có những ngôi nhà trị giá từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng ở TPHCM, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Dương… Toàn bộ số vật chứng thu giữ liên quan tới vụ án lên đến 600 tỷ đồng.
Ngày làm việc 12/3,HĐXX tập trung chất vấn Vũ Việt Hùng; Cao Bạch Mai; Trần Thị Xuân; Nguyễn Thị Vân (Chủ nhiệm Hợp tác xã Sông Cầu), Nguyễn Thị Kim Loan; Đặng Thị Ngân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thủy Ngân) để làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng Nam Á và OCB.
Với 3 tội danh nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về tín dụng, đại diện VKS đã đề nghị tổng hình phạt cho Hùng là tử hình; chung thân đối với Mai và Xuân, Vân và Loan.
VKS đề nghị phạt: Ngân từ 18-20 năm tù giam; Khánh 12-13 năm tù giam; Lộc 6-7 năm tù giam; Ý 8 – 9 năm tù giam; Hạnh 6-7 năm tù giam; Đạt 6-7 năm tù giam; Hải 10 – 11 năm tù giam và Liên 5-6 năm tù giam.
Hôm nay (ngày 13/3), Tòasẽ tuyên án đối với các bị cáo.
Trên 511 tỷ là tiền hợp pháp của VDB Trước bản luận tội trong cáo trạng của Viện Kiểm sát Đăk Nông yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) phải mang tiền của mình trả cho Ngân hàng Phương Đông (OCB), LS Trần Công Tao, thuộc Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho VDB phản bác cáo trạng mà Viện Kiểm sát Đăk Nông nêu ra. Luật sư Tao khẳng định, số tiền 511 tỷ 464 triệu 742 nghìn đồng mà VDB thu nợ vay Tín dụng xuất khẩu từ 04 khách hàng vay (Công ty Thương mại – Dịch vụ Minh Nhật; Công ty Thương mại – dịch vụ Nhật Tâ; Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Sông Cầu; Công ty Thương mại – dịch vụ Thủy Ngân) là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật, bởi lẽ:
Việc thu nợ là dựa trên cơ sở 45 Hợp đồng tín dụng đã ký cùng với 61 khế ước nhận nợ, thông báo trả nợ và các chứng từ trả nợ (ủy nhiệm chi hợp lệ) của các khách hàng vay nói trên. Trong các Hợp đồng tín dụng đều có Điều khoản thỏa thuận: “Trường hợp có nợ quá hạn và lãi treo, Chi nhánh NHPT có quyền trích bất cứ tài khoản tiền gửi nào của khách hàng để thu hồi nợ mà không cần ý kiến của khách hàng”. Trong trường hợp này, các khách hàng tự nguyện và chủ động trả nợ; đồng thời khi thu nợ, pháp luật không bắt buộc ngân hàng phải có trách nhiệm xác minh nguồn tiền và trên thực tế cũng không một ngân hàng nào lại hỏi khách hàng “tiền đâu có để trả”; chỉ khi thu tài sản có đăng ký quyền sở hữu nhưng không phải của khách hàng vay để trừ nợ mà sau đó có tranh chấp, bên thu mới phải hoàn trả lại cho chính chủ của nó.
Với VDB – Khu vực Đắk Lắk – Đăk Nông, sau khi tiền chuyển về tài khoản tiền gửi, các khách hàng yêu cầu thanh lý hợp đồng tiền gửi trước hạn để trả các khoản nợ mà họ vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – Khu vực Đắk Lắk – Đăk Nông trước đó. Thực hiện yêu cầu của các chủ tài khoản, Ngân hàng phát triển Việt Nam – Khu vực Đắk Lắk – Đăk Nông phải làm thủ tục cho các doanh nghiệp rút vốn trước hạn, đồng thời thu nợ quá hạn. Đây là quyền hợp pháp của các chủ sở hữu được pháp luật bảo vệ, thể hiện tại Điều 472 Bộ luật Dân sự. Như vậy, kể từ khi số tiền có trong tài khoản của các khách hàng mở tại Ngân hàng Phương Đông hay Nam Á mặc nhiên đã thuộc sở hữu của các khách hàng vay, rồi từ đó mới chuyển qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – Khu vực Đắk Lắk – Đăk Nông, cho nên họ được toàn quyền định đoạt và Ngân hàng phát triển Việt Nam – Khu vực Đắk Lắk – Đăk Nông phải làm theo yêu cầu của khách hàng khi chưa có thủ tục phong tỏa hợp pháp như nói ở trên.
Đồng tình với Luật sư Tao, Luật sư Trần Viết Hưng, Phó Giám đốc Công ty Luật Trường Sa và Luật sư Trần Văn Đức, Đoàn Luật sư Hà Nội phân tích, khi hai Ngân hàng Phương Đông và Nam Á cho các khách hàng vay là họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Cho vay sai, phiêu lưu, mạo hiểm thì chính họ phải gánh chịu hậu quả, rủi ro, không thể buộc Ngân hàng thu nợ hợp pháp là VDB chịu thay được. Cả hai luật sư đều cho rằng, các Doanh nghiệp thực hiện lệnh chuyển tiền trả một phần nợ cho VDB – Chi nhánh Đăk Lăk – Đăk Nông là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật vì thời điểm các doanh nghiệp làm thủ tục trả nợ cho VDB – Chi nhánh Đăk Lăk – Đăk Nông là vào ngày 30/12/2010, tại thời điểm này không một văn bản nào của các cơ quan nhá nước có thẩm quyền hay của Cơ quan cảnh sát điều tra về việc cấm các Doanh nghiệp đó chuyển tiền cho VDB – Chi nhánh Đăk Lăk – Đăk Nông; Mãi đến ngày 10/03/2011 cơ quan Cảnh sát điều tra mới ra quyết định khởi tô vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. (Bảo Phúc)
L.Lam(tổng hợp)
Theo_VietNamNet
"Đại án tham nhũng": Đề nghị tử hình Vũ Việt Hùng
Vũ Việt Hùng (57 tuổi, nguyên Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực Đắk Lắk Đắk Nông bị đề nghị tử hình.
Vũ Việt Hùng bị đề nghị tử hình
Chiều 12/3, đại diện Viện KSND tỉnh Đắk Nông đã đọc bản luận tội vụ "đại án tham nhũng" của Vũ Việt Hùng (57 tuổi, nguyên Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông, gọi tắt VDB Đắk Lắk - Đắk Nông) và 12 đồng phạm.
Theo đó, Vũ Việt Hùng đã bị truy tố về các tội: Nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Với 3 tội danh trên, Hùng bị đề nghị hình phạt chung thân cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đề nghị, 15-16 năm tù vi phạm trong công tác cho vay tín dụng, tử hình về tội nhận hối lộ, tổng hình phạt là tử hình.
Trong phiên tòa, mặc dù các bị cáo khác khai Vũ Việt Hùng giúp sức cho cho họ vay vốn tại VDB, OCB, Ngân hàng Nam Á, nhận hối lộ của các bị cáo này để việc vay tiền thuận tiện hơn và làm sai quy định cho vay tín dụng nhưng Vũ Việt Hùng một mực phủ nhận những tội danh trên và làm đơn kiến nghị kêu oan trước tòa.
Vũ Việt Hùng (ở giữa) bị đề nghị tử hình
Theo Hùng, đối với hồ sơ giả vay tại VDB, khách hàng làm hồ sơ, thủ tục vay vốn phải tự có trách nhiệm với hồ sơ cho vay của mình. Còn các ngân hàng khác, nếu có việc các bị cáo trên dùng hồ sơ giả vay vốn cũng không liên quan đến Hùng.
Hùng cho rằng, vẫn thực hiện thủ tục cho vay đúng quy định, đúng chức năng, quyền hạn của mình để phê duyệt cho vay. Tất cả các hồ sơ cho vay đều đúng quy trình, đúng quy định của Ngân hàng nhà nước, thủ tục không có gì sai.
Bị cáo Hùng phủ nhận việc nhận hối lộ chiếc xe BMW - X6, không hưởng khoản hoa hồng nào từ các hợp đồng vay vốn và đáo hạn. Chiếc xe BMW - X6 Hùng nói mượn của Mai, khi thấy có dấu hiệu bất thường bị cáo tự nguyện mang đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông giao nộp.
Theo khampha.vn
Đại án nghìn tỷ ở Đắk Nông: Giám đốc ngân hàng bị đề nghị án tử Ngày làm việc thứ 2 của phiên tòa xét xử vụ đại án nghìn tỷ ở Đăk Nông, đã có 1 án tử được vị đại diện Viện kiểm sát đề nghị cho bị cáo nguyên là giám đốc ngân hàng VDB Đắk Lắk - Đắk Nông. Theo đúng kế hoạch, ngày hôm nay phiên xét xử vụ đại án nghìn tỷ xảy...