Đại án lừa đảo 4000 tỷ: Quy tội Huyền Như để ‘giải thoát’ Vietinbank?
Sáng 15.1, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm “đại án” Huyền Như, một luật sư bảo vệ quyền lợi bị hại nhận định: Đang có dấu hiệu quy tội cho Huyền Như để “giải thoát” cho Vietinbank.
Phạm Anh Tuấn không phạm tội?
Mở đầu ngày bào chữa thứ ba, luật sư Nguyễn Huy Thiệp, bào chữa cho Phạm Anh Tuấn (nguyên giám đốc công ty Thái Bình Dương), khẳng định Phạm Anh Tuấn không phạm tội.
Theo cáo trạng, Phạm Anh Tuấn (nguyên Giám đốc công ty Thái Bình Dương) đem tiền Nhà nước đi gửi tiết kiệm lấy lãi vì tư lợi, hưởng lợi lãi suất chênh lệch 121 tỉ đồng, gây thất thoát 80 tỉ đồng. Tuấn bị đề nghị xử phạt từ 13 – 15 năm tù.
Theo luật sư Thiệp, việc truy tố Phạm Anh Tuấn phải xem xét lại vì chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong công vụ. Muốn truy tố bị cáo về tội này, phải có 4 yếu tố: vì tư lợi, lợi dụng quyền hạn, làm trái công vụ và gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội… Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố đó thì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Bị cáo Phạm Anh Tuấn áo xám
Luật sư Thiệp cho rằng nếu kết luận Tuấn lấy tiền Nhà nước cho vay lấy lãi là không đúng, vì đây là hợp đồng hợp tác đầu tư, bảo toàn vốn, và mang về 58 tỉ đồng tiền lãi. Tuấn không làm trái công vụ.
“Không có quy định nào cấm doanh nghiệp lấy tiền đi gửi ngân hàng để sinh lời. Việc làm của Tuấn là việc làm năng động. Tuấn ký hợp đồng với pháp nhân là Vietinbank Nhà Bè và Vietinbank TP.HCM, không ký với cá nhân. Dấu giả, chữ ký giả chỉ bị phát hiện qua giám định, chứ trước đó Tuấn không biết”, luật sư Thiệp nói.
Cũng theo luật sư Thiệp, trong quá trình quản lý đều có báo cáo, được đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó có chuyện gửi tiền lấy lãi. Nếu nói hành vi này là sai thì trách nhiệm còn thuộc về tập thể.
Luật sư Thiệp lý luận, bản chất của sự việc, Tuấn không thực hiện trực tiếp tất cả mọi việc mà cán bộ, phòng chức năng của công ty Thái Bình Dương đi giao dịch, liên hệ. Nếu có tư lợi thì Tuấn không dại gì giao cho nhân viên thực hiện giao dịch vì sẽ bị lộ thỏa thuận “đen”, giao dịch ngoài luồng.
Luật sư Thiệp phân tích với vị trí là giám đốc để thất thoát tiền thì Tuấn phải chịu trách nhiệm nhưng là tội gì thì phải truy tố cho đúng. Cáo trạng truy tố Tuấn hưởng lợi 121 tỉ đồng chỉ dựa vào lời khai của Như, lời khai của những người hưởng lương, ruột thịt của Như và USB chứa thông tin của Như cung cấp.
Luật sư Thiệp nghi vấn số liệu này có thể bị điều chỉnh. Việc điều chỉnh số liệu ai sẽ là người hưởng lợi? Chính là người chiếm đoạt số tiền, Huyền Như, lợi cả về giảm trách nhiệm hình sự lẫn trách nhiệm dân sự. Hậu quả quy buộc Tuấn chịu trách nhiệm 80 tỉ là không công bằng trong khi 15 hợp đồng đã tất toán, mang lợi về cho doanh nghiệp thì không được xem xét, luật sư Thiệp lý luận.
Video đang HOT
“Huyền Như lấy con dấu của Vietinbank sử dụng, giả chữ ký của lãnh đạo và Tuấn giao dịch với phó giám đốc Vietinbank Nhà Bè, có văn bản xác nhận của người chủ sở hữu có dấu, cho thấy Vietinbank phải chịu trách nhiệm về người có chức danh, trách nhiệm của Vietinbank và chịu trách nhiệm về con dấu của mình”, luật sư Thiệp nói.
Bị cáo Huyền Như sau phiên tòa
Cùng bào chữa cho Phạm Anh Tuấn, luật sư Nguyễn Thiều Dương cho rằng tính toán lãi suất thiếu logic, thiếu khoa học, không thể giải thích được tại sao lại cho ra con số 121 tỉ đồng. Có 15 hồ sơ vay nhưng Như lại chuyển tiền đến 21 lần khi Như nói là chuyển tiền ngay khi ký hợp đồng, chuyển tiền. Thời điểm chuyển tiền, số lần chuyển tiền không phù hợp, khớp với nhau.
“Đỗ Quốc Thái khai tại tòa là những lần chuyển tiền đó là do nhìn vào thông tin trên USB đọc lại mà khai. Đây không phải là chứng cứ vì không phải Thái nhớ mà khai, nên không thể được xem là nguồn chứng cứ quy buộc, kết tội Tuấn”, luật sư Dương.
Từ những căn cứ này, luật sư đề nghị tòa tuyên Phạm Anh Tuấn không phạm tội.
Có dấu hiệu bất thường?
Mở đầu cho nhóm bị hại, luật sư Nguyễn Minh Tâm, bảo vệ quyền lợi cho Công ty chứng khoán Saigonbank – Berjaya (cáo trạng quy buộc Huyền Như chiếm đoạt 210 tỉ đồng của công ty chứng khoán này), có phần bào chữa đầu tiên. Ngay phần đầu của bài bảo vệ quyền lợi, luật sư Tâm đã đề cập đến việc các luật sư gặp những khó khăn nhất định từ việc Hội đồng xét xử cho phép Vietinbank không trực tiếp trả lời từng câu hỏi của luật sư như thường lệ, vì một số lý do.
Theo luật sư Tâm, đây là việc làm “hiếm thấy” trong hoạt động tố tụng, xét hỏi.
“Đây được xem là đại án với số tiền chiếm đoạt lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam. Nhưng những ngày qua, diễn biến của phiên tòa cho thấy có những dấu hiệu gì đó không bình thường, như: VKS không cần xét hỏi khi còn quá nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề mâu thuẫn nảy sinh qua các lời khai của các bị cáo, thậm chí có bị cáo kêu oan, đặc biệt là ý kiến của pháp nhân, ngân hàng, công ty phản đối tư cách “nguyên đơn dân sự” của họ. Những vấn đề này cần phải được đại diện Viện KSND xét hỏi cho rõ để bảo vệ quan điểm truy tố và kết luận của bản cáo trạng…”, luật sư Tâm nêu ý kiến.
Cũng theo luật sư Tâm, cáo trạng quy trách nhiệm cho Huyền Như dùng thủ đoạn gian dối, ký 14 hợp đồng ủy thác đầu tư giả, hướng dẫn Saigonbank – Berjaya mở tài khoản ở Vietinbank TP.HCM để chiếm đoạt 210 tỉ đồng. Theo lập luận này, Saigonbank – Berjaya trở thành pháp nhân bị thiệt hại do chính hành vi lừa đảo của Huyền Như gây ra.
Luật sư Tâm nói: “Có nhận định này là do Viện KSND không đi sâu phân tích mối quan hệ Nhân – Quả giữa các thủ đoạn gian dối của Huyền Như với hậu quả chiếm đoạt tiền do các sở hở của Vietinbank để xác định trách nhiệm thiệt hại, lại quy kết cho Huyền Như chịu trách nhiệm để “giải thoát” cho Vietinbank”.
Luật sư Tâm phân tích Công ty của Saigonbank – Berjaya không phải là nguyên đơn dân sự vì không yêu cầu Huyền Như bồi thường, không bị Như chiếm đoạt. Luật sư Tâm dẫn chứng, Như dùng nhiều thủ đoạn dụ Saigonbank ký hợp đồng. Saigonbank – Berjaya ký hợp đồng, chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị này mở ở Vietinbank.
Theo luật sư Tâm, rõ ràng rằng, nếu Huyền Như không chiếm đoạt thì số tiền này vẫn còn nằm trong tài khoản của Saigonbank – Berjaya, nên việc chuyển tiền không phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả số tiền đó bị chiếm đoạt mà nguyên nhân bị chiếm đoạt tiền là do Huyền Như dùng thủ đoạn gian dối trong nghiệp vụ ngân hàng để rút tiền từ tài khoản hợp pháp của Saigonbank – Berjay.
Các thủ đoạn đó là: giả chữ ký chủ tài khoản, giả con dấu của Saigonbank – Berjaya đóng vào lệnh chuyển tiền. Thủ đoạn này của Như đã lừa cả giao dịch viên, qua mặt cả Vietinbank. Công ty Saigonbank – Berjaya không phải là người bị lừa trong thủ đoạn gian dối này, nạn nhân chính là Vietinbank, họ mới là bị hại, bị Như chiếm đoạt 210 tỉ đồng, theo luật sư Tâm.
Luật sư Tâm còn khẳng định Vietinbank phải có trách nhiệm hoàn trả 210 tỉ đồng vì tài khoản của Saigonbank được mở hợp pháp, có chữ ký thật của hai bên, hồ sơ mở tài khoản không bị Huyền Như làm giả. Tài khoản này đang được Vietinbank quản lý. Đối chiếu với trách nhiệm của ngân hàng được quy định ở Quyết định 1284 thì Vietinbank đã vi phạm khi: thực hiện lệnh thanh toán giả, không làm đúng thủ tục, không kiểm soát để phát hiện ngăn chặn các lệnh thanh toán giả… Ngoài ra, theo giao kết giữa hai bên, Vietinbank phải thông báo in sao kê các giao dịch tài khoản hàng tháng nhưng đơn vị này không thực hiện nên Saigonbank – Berjaya không biết để ngăn chặn kịp thời.
Luật sư Tâm kết luận trong phần bào chữa: Vietinbank đã có lỗi để tội phạm lợi dụng sơ hở trong quản lý nghiệp vụ chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng nên phải bồi thường.
Theo Thanh Niên
Bí ẩn 8 con dấu "khoai lang" Huyền Như dùng để lừa nghìn tỷ
Để chiếm đoạt số tiền gần 4.000 tỷ đồng, Huyền Như đã thuê khắc giả 8 con dấu làm công cụ thực hiện hàng loạt "phi vụ" phạm pháp. Với những gì đã làm, Huyền Như không chỉ là "siêu lừa" mà còn được mệnh danh "nữ hoàng" giả chữ ký, giả hồ sơ.
Theo kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra, xuyên suốt quá trình thực hiện hành vi lừa đảo, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank, chi nhánh TPHCM) đã dùng "chiêu" khá đơn giản nhưng vô cùng táo bạo, hiệu quả: giả con dấu, giả giấy tờ, làm khống hồ sơ
Theo đó, để có tiền trả nợ, trả lãi suất cao, huy động nguồn tiền làm ăn, Huyền Như đã trực tiếp khảo sát tất cả các cơ sở làm, khắc con dấu trên địa bàn TPHCM. Tuy nhiên, chưa có một cơ sở nào khiến cho cán bộ ngân hàng này ưng ý, tin tưởng. Bởi những cơ sở này hoạt động khá "lộ thiên" ở các tuyến đường trung tâm Sài thành. Huyền Như liền cất công đi tìm người khắc con dấu dạo ở những nơi kín đáo hơn.
Trong những ngày dài rong ruổi tìm "nghệ nhân", Huyền Như đã gặp một gã đàn ông lang thang tại đường Phạm Hồng Thái, gần công viên 23/9, quận 1, TPHCM. Tin tưởng vào tay nghề và sự "biến ảo" khôn lường của con người không rõ nguồn gốc này, Huyền Như liền lần lượt đem mẫu con dấu của các cơ quan, ngân hàng, công ty sở hữu "mỏ vàng" mà mình đang có ý định "khai thác" cho "nghệ nhân" làm giả.
Kết quả, sau một tuần miệt mài "sáng tạo", gã đàn ông không rõ lai lịch này đã hoàn tất cho Huyền Như 8 con dấu giả. Có được "ấn chỉ" vô cùng lợi hại này, từ đây, Huyền Như bắt đầu lao vào con đường lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Thuê người làm con dấu giả là việc làm bình thường, chỉ đến khi tập hợp, soạn thảo các hồ sơ để làm giả và đặt bút giả chữ ký của người khác lên con dấu giả, ký giả rồi đóng dấu thật... mới chứng tỏ được "tài nghệ" của Huyền Như. Có thế, người ta mới thấy được cái "đẳng cấp" của cán bộ ngân hàng này và "suy tôn" là: siêu lừa.
Huyền Như lừa đảo cả công ty mà mình một thời là thành viên HĐQT
Trong phi vụ làm ăn với Công ty CP Vận tải dầu khí Thái Bình Dương, Huyền Như đã soạn thảo hợp đồng, ký giả chữ ký của chị Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Giám đốc công ty này rồi đóng dấu thật của Vietinbank Chi nhánh TPHCM. Thế là Như có trong tay một hợp đồng huy động số tiền gửi 118 tỷ đồng, lãi suất 10,49%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng là 1%/năm. Sau khi có hợp đồng giả mạo do Như tự ký kết, Công ty Thái Bình Dương đã chuyển số tiền 118 tỷ đồng đang gửi trong ngân hàng vào tài khoản của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Hoàng Khải do Như thành lập. Có tiền trong tay, Như dùng trả cho các cá nhân mà mình đã vay lãi cao.
Dù bị lừa đảo nhưng Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Thái Bình Dương không hề hay biết mà còn chủ động gọi điện đề nghị Như tiếp tục huy động tiền. Sợ bị phát hiện, Như đề nghị Tuấn không gửi vào Vietinbank TPHCM mà gửi vào chi nhánh Nhà Bè, vì ở đó, Như có sự hậu thuẫn của Võ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Vietinbank Nhà Bè đồng thời là người cùng Như lập ra công ty Hoàng Khải.
Từ ngày 4/3/2010 đến 21/6/2011, Như làm giả 15 hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giữa Vietinbank Nhà Bè với Công ty Thái Bình Dương. Như còn dùng thủ thuật là ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn và dùng chữ ký thật của Võ Anh Tuấn ở các hợp đồng Tuấn đã ký với Vietinbank Nhà Bè nhưng chưa được sử dụng để ghép vào hợp đồng ủy thác đầu tư vốn do Như làm giả với Thái Bình Dương nhằm huy động của công ty này tổng số tiền 1.493 tỷ đồng. Trong quá trình huy động tiền, để hợp thức hóa hồ sơ vay tiền cho Công ty Thái Bình Dương, Như đã soạn thảo sẵn các giấy xác nhận với nội dung: "Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè đã nhận tiền của công ty Thái Bình Dương" rồi nhờ Võ Anh Tuấn ký và đóng con dấu thật của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Cứ thế, những món tiền béo bở của Thái Bình Dương lần lượt ngoan ngoãn chui vào túi của Như mà họ không hề hay biết là mình đang bị lừa đảo.
Nạn nhân vụ Huyền Như chỉ biết trách ông khắc con dấu giả để nguôi lòng
Trong khi vụ làm ăn với 3 công ty ở Hà Nội là Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, càng cho thấy độ tinh ranh của Huyền Như.
Biết các công ty này có nguồn tiền muốn gửi vào ngân hàng, Như liền rủ Võ Anh Tuấn tức tốc bay ra Hà Nội để trực tiếp gặp các sếp của 3 công ty này. Như đóng vai là nhân viên của Võ Anh Tuấn nhưng thực sự "giật dây" toàn bộ quá trình đàm phán của Anh Tuấn. Sau khi đạt được một số thỏa thuận, Như chủ động yêu cầu 3 công ty này cung cấp hồ sơ để Như làm thủ tục mở tài khoản tại Vietinbank chi nhánh TPHCM. Khi đã có 3 bộ hồ sơ mở tài khoản, Như lấy mẫu dấu của 3 công ty này rồi ra công viên 23/9 gặp "nghệ nhân" thuê khắc 3 con dấu giả. Sau đó, Như làm giả hồ sơ mở tài khoản, ký giả chữ ký của giám đốc 3 công ty này với mục đích để khi Như ký giả lệnh chi, lệnh chuyển tiền của các công ty này thì không bị Vietinbank phát hiện. Riêng công ty Hưng Yên, Như không thay hồ sơ mở tài khoản vì chữ ký của giám đốc đối tác này quá đơn giản, dễ ký giả.
Đáng nói hơn, Như còn lừa cả "sếp" Võ Anh Tuấn khi tự sửa hợp đồng tiền gửi cho phù hợp, thuận lợi việc chiếm đoạt tiền rồi ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn, đóng dấu giả của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè rồi gửi ra Hà Nội. 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên như con nai tơ ngoan ngoãn chuyển tiền vào túi Như mà không hề hay biết mình đang mắc bẫy lừa.
Trong các phi vụ làm ăn với Công ty CP CK Saigonbank - Berjaya (SBBS), công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty TNHH Zenplaza, Chứng khoán Phương Đông, ngân hàng VIB, Navibank, ACB, bên cạnh việc giả chữ ký của lãnh đạo Vietinbank Nhà Bè, giám đốc các công ty có nguồn tiền béo bỡ, Huyền Như còn kéo theo hàng loạt bạn bè, người thân làm hợp đồng tiền gửi giả rồi thế chấp, cầm cố vay để trục lợi cho riêng mình.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra. Dù hành vi của Huyền Như tinh xảo đến mức nào cũng không thể xóa tan sự hoài nghi của những đối tác, người thân. Đến khi phát hiện mình dính "quả lừa", các đơn vị, cá nhân và ngay cả Ngân hàng TMCP Vietinbank đều đồng loạt gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Huỳnh Thị Huyền Như đến cơ quan cảnh sát điều tra.
Chỉ đến khi, Bộ công an ra kết luận điều tra, xác định các con dấu, chữ ký, hồ sơ mà Như dùng làm công cụ để lừa đảo là hoàn toàn giả mạo, nhiều người mới "té ngửa". Huyền Như giờ bị bắt giam và chờ ngày hầu tòa nhưng số tiền hàng tỷ đồng của các nạn nhân như đổ sông, đổ bể.
Công Quang
Theo Dantri
"Mắt xích" giúp siêu lừa Huyền Như kiếm 1.700 tỷ đồng Vốn là sếp của Huỳnh Thị Huyền Như, Võ Anh Tuấn - PGĐ Vietinbank chi nhánh Nhà Bè hùn vốn cùng Như lập công ty riêng làm ăn. Trong quá trình "vun vén" cho công ty riêng, Tuấn đã giúp Như lừa đảo 4 công ty chiếm đoạt số tiền gần 1.700 tỷ đồng. Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân...