Đại án Huyền Như: Vietinbank “mơ mộng” vô can?
Theo Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM, “Đại án Huyền Như” sẽ được đưa ra phúc xử vào 15/12/2014, dự kiến kéo dài tới hết tháng 12. Cách đây gần 1 năm, vào tháng 1/2014, án sơ thẩm đã bị một số cá nhân, tổ chức cho là thiếu sự “đúng người đúng tội”…
Huyền Như quyết “giữ” nhà cho mẹ
Theo bản án sơ thẩm, năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của ngân hàng Công thương Việt Nam – Vietinbank chi nhánh TP HCM) vay trên 200 tỷ đồng với lãi suất cao để đầu tư kinh doanh bất động. Đến năm 2010, kinh doanh thua lỗ, Như đã lợi dụng quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM huy động tiền của các khách hàng rồi chiếm đoạt.
Cụ thể, Huyền Như đã đưa ra mức lãi suất cao để dụ các tổ chức, cá nhân sau đó thực hiện hàng loạt hành vi gian dối như làm giả 8 con dấu của các đơn vị, giả chữ ký và lừa luôn lãnh đạo Vietinbank để chiếm đoạt tổng cộng gần 4.000 tỷ đồngcủa 3 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân.
Hồi cuối tháng 1, sau gần một tháng xét xử, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Huỳnh Thị Huyền Như mức án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 6 năm tù về tội “Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức”. Tổng hợp hình phạt bị cáo phải chấp hành là chung thân.
Được xác định là người đóng vai trò giúp sức tích cực cho Như trong việc chiếm đoạt tiền của các ngân hàng, Võ Anh Tuấn – nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè – nhận mức án 20 năm tù, Đào Thị Tuyết Nhung 10 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ra bị cáo Nhung còn bị phạt 2 năm tù về tội “Cho vay lãi nặng”. Ngoài ra, có 20 bị cáo khác phải nhận mức án từ 1 năm tù treo đến 17 năm tù…
Huỳnh Thị Huyền Như
Sau phiên sơ thẩm, ngày 14/2, TAND TP.HCM đã nhận được đơn kháng cáo của Huyền Như, trong đó có nội dung không xin giảm án mà chỉ kháng cáo một phần bản án, đề nghị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tuyên trả lại căn biệt thự H2 thuộc dự án The Nam Hải (Quảng Nam) trong số tài sản bị kê biên vì đó là tài sản riêng của mẹ mình, không phải mua bằng tiền chiếm đoạt được.
Theo Như, bất động sản này đang đứng tên bà Nguyễn Thị Lang (mẹ ruột Huyền Như), không phải là tài sản do bị cáo mua bằng tiền chiếm đoạt được. Bà Lang sau đó cũng có đơn xác nhận đã cho con gái mượn tài sản này. Bà Lang mua căn nhà tháng 4/2009 và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp trước khi Huyền Như thực hiện hành vi phạm tội. Sau này, vì lo sợ bị chủ nợ siết mất nên Như khai báo cho cơ quan điều tra để phong tỏa.
Trước phiên phúc thẩm, bà Lang cũng có đơn kiến nghị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao triệu tập bà được tham gia tố tụng với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án và đề nghị tòa tuyên trả bất động sản này cho mình.
Vietinbank vẫn… “vô can” !?
Video đang HOT
Trong vụ “đại án” này, vẫn còn có rất nhiều băn khoăn: Vì sao một trưởng phòng giao dịch nhỏ bé lại có thể chiếm đoạt tới 4000 tỉ đồng? Có ai, cơ chế gì… tiếp tay cho Huyền Như và đồng bọn??? Đặc biệt, công luận đang đón chờ xem trách nhiệm của Vietinbank tới đâu trong việc khắc phục hậu quả của các tổ chức, cá nhân bị cán bộ của Vietinbank cho “ăn quả đắng” tới 4000 tỉ…
Từ phiên sơ thẩm, luật sư bảo vệ cho Cty chứng khoán Saigonbank – Berjayra (SBBS), đơn vị bị Như chiếm đoạt 210 tỷ đồng, vẫn cho rằng công ty này không phải là nguyên đơn trong vụ án và cũng không phải là bị hại trực tiếp của Huyền Như mà ngân hàng Vietinbank mới chính là bị hại của Huyền Như. Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX tuyên buộc ngân hàng này phải có trách nhiệm bồi thường số tiền nói trên.
Theo vị luật sư này, diễn biến hành vi phạm tội của Như được chia thành 2 giai đoạn. Ban đầu, Như dùng thủ đoạn gian dối để dụ SBBS gửi tiền vào Vietinbank. Tin tưởng đây là ngân hàng thương mại lớn và lý lịch đáng tin cậy của Huyền Như nên sau mở tài khoản, công ty SBBS đã 16 lần chuyển tiền từ các tài khoản khác về tài khoản tại Vietinbank.
Đại án Huyền Như: Vietinbank “mơ mộng” vô can?
Tiếp đó, Như dùng thủ đoạn gian dối giả chữ ký của chủ tài khoản và con dấu giả của SBBS, lừa cả các giao dịch viên của ngân hàng để làm các lệnh chi rút tiền của khách hàng. Các thủ đoạn này, SBBS không thể biết mà Vietinbank mới là đơn vị bị Như qua mặt lấy số tiền đã huy động về cho ngân hàng. “Vì vậy, Công ty SBBS không phải là người bị lừa mà Vietinbank mới là người bị lừa. Chính những sơ hở trong quản lý nghiệp vụ nội bộ của Vietinbank đã tạo điều kiện cho Như chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng”, luật sư nói.
Khẳng định giấy đề nghị mở tài khoản cho SBBS tại Vietinbank là giấy tờ gốc do lãnh đạo của Vietinbank chi nhánh TP HCM ký, SBBS không yêu cầu Huyền Như trả mà yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền 210 tỷ đồng Như chiếm đoạt.
Luật sư bảo vệ cho Cty Thái Bình Dương cũng đề nghị HĐXX tuyên buộc Vietinbank phải trả lại số tiền 80 tỷ đồng nợ gốc và lãi mà Như đã chiếm đoạt. Luật sư này cho rằng, bị cáo Huyền Như và Võ Anh Tuấn đều là người của pháp nhân Vietinbank do ngân hàng này bổ nhiệm và quản lý, được giao trách nhiệm huy động vốn về cho ngân hàng… nên yêu cầu Vietinbank bồi thường là có căn cứ.
Tương tự, các luật sư bảo vệ cho Cty chứng khoán Phương Đông và 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên cũng yêu cầu tòa xem xét trách nhiệm của ngân hàng Vietinbank đối với các khoản tiền mà Như chiếm đoạt…
Tuy nhiên sau đó, Tòa nhận định, ngay từ đầu, Như đã có ý thức chiếm đoạt tiền của các đơn vị, cá nhân nên đã làm giả hàng loạt con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và của 7 công ty khác để giả danh nhân viên Ngân hàng Vietinbank thực hiện các hành vi lừa đảo. Các tổ chức cá nhân này đã bị sập bẫy lãi suất cao do Như đưa ra, không thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc quản lý tài sản, khi thực hiện các giao dịch đều thông qua Như mà không tới trụ sở, không gặp người có chức năng để xác minh lại thông tin, tài sản thế chấp mà Như đưa ra. Thậm chí, nhiều đơn vị còn giao hồ sơ có đóng dấu sẵn của đơn vị mình cho Như tự ý thực hiện theo ý của mình… Từ đó, tòa tuyên buộc Như phải có trách nhiệm chính trong việc bồi thường cho các bị hại.
Nội dung nêu trên trong bản án đã bị Ngân hàng thương mại cổ phân Á Châu (ACB) kháng cáo, yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm trả số tiền hơn 718 tỷ đồng mà Huyền Như chiếm đoạt.
Phiên phúc thẩm dự kiến sẽ “xoáy” nhiều vào trách nhiệm của Vietinbank.
Nhiều người cho rằng: Sẽ có thể có “đột phá”…
Theo NTD
Xuất hiện "nhân vật mới" tại phiên xử siêu lừa Huyền Như
- Đúng 8h sáng nay (15/12), chiếc xe chở phạm nhân của Bộ Công an tiến vào sân tòa án. Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như được dẫn giải lên phòng lưu phạm bên hông phòng xử. Ngoài chiếc áo sơ mi xanh rộng thùng thình, mái tóc dài hơn trước, nữ "siêu lừa" không mấy thay đổi so với phiên tòa sơ thẩm.
Lừa hàng ngàn tỷ, Huyền Như vẫn xin trả lại biệt thự
Huyền Như đã lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng, quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ, kê biên nhiều tài sản và tiền mặt của "siêu lừa"...
Xuất hiện "nhân vật mới" tại tòa
Huỳnh Thị Huyền Như bị truy tố về hai tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức". Với tội danh này, kết thúc phiên tòa sơ thẩm ngày 27/1, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Huỳnh Thị Huyền Như mức án tù chung thân, các bị cáo còn lại lãnh án từ 1-20 năm tù.
Sáng nay (15/12), TAND TP.HCM mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Huyền Như và các đồng phạm. Do số lượng bị cáo, nguyên đơn dân sự, người bị hại và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa đông nên phần thủ tục khai mạc phiên tòa diễn ra khá lâu.
Bào chữa cho bị cáo Huyền Như tại phiên tòa lần này vẫn là hai luật sư tại phiên tòa sơ thẩm. Một số bị cáo trong vụ án dù không kháng cáo nhưng vẫn được triệu tập đến tòa.
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm tại tòa
Phiên tòa lần này có bà Nguyễn Thị Lang (SN 1950, mẹ ruột Huyền Như) được tòa triệu tập. Bà cũng được coi là "nhân vật mới" tham gia tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm lần này bởi trước đây tại phiên xử sơ thẩm bà Lang không được triệu tập.
Bà Lang được biết đến là mẹ ruột của Huyền Như đồng thời là người đứng tên sở hữu villa trị giá 43 tỷ đồng tại dự án The Nam Hai resort tại Hội An, Quảng Nam đã bị kiên biên trong vụ án.
Bà Nguyễn Thị Lang tại tòa.
Sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, bị cáo Huyền Như chấp nhận mức án tù chung thân và chỉ kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm trả lại villa trên cho mẹ và xin được nhận lại một trong số các căn nhà đã bị kê biên.
Siêu lừa Huyền Như phải nộp gần 2,3 tỷ đồng án phí
Với khoản tiền lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng, theo phán quyết của cấp sơ thẩm, riêng phần án phí dân sự, siêu lừa Huyền Như đã phải nộp hơn 2,2 tỷ đồng chưa kể hàng tỷ đồng nữ siêu lừa này phải liên đới nộp cùng các bị cáo khác.
Ngoài phần hình phạt và trách nhiệm dân sự, bản án sơ thẩm cũng tuyên buộc các bị cáo phải nộp án phí trong vụ án.
Theo đó, 23 bị cáo đều phải nộp 200.000 đồng tiền án phí hình sự sơ thẩm. Về án phí dân sự, tòa tuyên buộc Huỳnh Thị Huyền Như phải nộp gần 2,3 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và bị cáo Võ Anh Tuấn liên đới phải nộp gần 1,8 tỷ đồng.
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như cũng phải liên đới với bị cáo Trần Thị Tố Quyên nộp 158 triệu đồng, liên đới với bị cáo Đào Thị Tuyết Dung phải nộp 123 triệu đồng, bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh 123 triệu đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm. Như vậy, trong vụ án lừa đảo trên chỉ riêng khoản tiền án phí dân sự bị cáo Huyền Như phải nộp không hề nhỏ.
Đúng 9h phần thủ tục khai mạc phiên tòa được hoàn tất, HĐXX bước vào phòng xử án. Phiên tòa phúc thẩm dự kiến diễn ra từ ngày 15/12 đến ngày 31/12.
M.Phượng
Theo_VietNamNet
Hình ảnh "siêu lừa" Huyền Như và đồng phạm tại phiên xử phúc thẩm Sáng 15/12, Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM bắt đầu xét xử phúc thẩm vụ án "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm. Ngay từ sáng sớm, an ninh tại khu vực tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM được tăng cường. Việc kiểm tra thông tin của những người tham dự phiên tòa được kiểm...