Đại án đăng kiểm: Lời khai mâu thuẫn giữa cựu Cục trưởng và cựu quyền Trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới
Trong khi cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà khai mình không chỉ đạo nhận hối lộ, không đòi lợi ích cao nhất, thì cựu Quyền Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới (VAR) lại cho biết có họp bàn và cả mức nhận hối lộ.
Sáng 24/7, phiên tòa xét xử đối với 254 bị cáo liên quan các sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, tiếp tục với phần xét hỏi.
Trả lời các câu hỏi của luật sư, bị cáo Đặng Việt Hà (Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8/2021 cho đến khi bị khởi tố) nhận trách nhiệm về những sai phạm của người đứng đầu. Bị cáo Hà cũng thừa nhận, có hưởng lợi số tiền hơn 8,5 tỷ đồng như cáo trạng quy kết.
Về tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng (trong đó có 31 tỷ đồng nhận của phòng kiểm định xe cơ giới và hơn 9 tỷ đồng từ các trung tâm đăng kiểm và các giám đốc trung tâm đăng kiểm khác) mà bị cáo Hà bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm chung, bị cáo không thừa nhận vì không chỉ đạo cấp dưới nhận hối lộ.
Khi được hỏi về việc nhận 400 ngàn đồng/hồ sơ thẩm định của phòng VAR, và việc họp đòi hỏi quyền lợi cao nhất, bị cáo Đặng Việt Hà trần tình rằng, sau khi được bổ nhiệm là Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thay ông Trần Kỳ Hình, bị cáo luôn ý thức về trách nhiệm của mình về toàn bộ hoạt động của Cục, trong đó có nhiệm vụ quan trọng và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Bị cáo Đặng Việt Hà.
Theo bị cáo Hà, khi làm Cục trưởng, bị cáo có làm việc và có nhiều chỉ đạo với cả trưởng Phòng VAR và các phó trưởng phòng, nhưng bị cáo không đòi hỏi, không đưa ra mức nào cho bản thân bị cáo.
Trình bày thêm, bị cáo Đặng Việt Hà nói, sau khi nhận chức Cục trưởng, bị cáo thiết lập đường dây nóng, tổ chức tiếp công dân hàng tuần nhằm tiếp nhận, xử lý những phản ánh tiêu cực liên quan đến việc đăng kiểm.
“Bị cáo cũng là người chỉ đạo xây dựng hệ thống phần mềm, cải cách và sửa đổi phần mềm kiểm định xe cơ giới. Các cơ sở dữ liệu được xây dựng tại Cục Đăng kiểm đều được cung cấp cho 63 Sở GTVT trên toàn quốc và cả Cục cảnh sát giao thông để giám sát, chống tiêu cực tại các trung tâm đăng kiểm trên cả nước”, bị cáo Hà trình bày.
Video đang HOT
Trái ngược với lời khai của cựu Cục trưởng Đặng Việt Hà, bị cáo Trần Anh Quân (cựu Quyền Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới) khẳng định, sau khi ông Hà lên làm Cục trưởng đã tổ chức cuộc họp. Cuộc họp còn có cả sự tham gia của các Phó Phòng VAR như Đặng Trần Khanh, Trịnh Bình Dương và có nghe yêu cầu từ ông Hà về “lợi ích cao nhất”.
Theo bị cáo Trần Anh Quân, việc nhận tiền hối lộ đã theo lối mòn từ trước, chứ không phải nhận sau khi bị cáo Hà lên làm Cục trưởng. “Mức tiền 400 ngàn đồng/hồ sơ để đưa cho bị cáo Hà là trên tinh thần cuộc họp mà bị cáo Hà chỉ đạo. Anh em Phòng VAR đã họp và tự xác định đưa 400 ngàn/hồ sơ cho Cục trưởng và đó mức cao nhất”, bị cáo Quân nói.
Cũng theo bị cáo Quân, bị cáo chỉ nhận tiền từ các đăng kiểm viên chứ không gặp doanh nghiệp và trực tiếp người người đưa. Hàng tháng từ ngày 1 đến ngày 10, các đăng kiểm viên đưa tiền và việc này là tự nguyện, không hứa hẹn gì. Sau đó Quân sẽ thống kê hồ sơ, nhân với 400 ngàn đồng rồi đưa tiền mặt cho Hà tại phòng làm việc của Hà.
Cũng trong phần xét hỏi, bị cáo Hà nói mình rất đau xót vì những gì đã xảy ra, nhận trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm về những sai phạm của cấp dưới. Bị cáo Hà mong Hội đồng xét xử khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho các đăng kiểm viên.
Bị cáo Trần Anh Quân cũng cho biết mình ý thức được sau phạm và mong được xem xét. Bên cạnh đó, Quân còn mong HĐXX khoan hồng, tuyên mức án nhân văn nhất với những bị cáo làm việc tại các trung tâm đăng kiểm và các thuộc cấp tại Cục Đăng kiểm, tạo cơ hội cho họ sớm được trở về làm lại cuộc đời.
Vì sao 'ông trùm' đăng kiểm miền tây thoát tội đưa hối lộ cho hai cựu Cục trưởng?
Trần Lập Nghĩa - chủ các trung tâm đăng kiểm miền tây bị cáo buộc chỉ đạo nhân viên cấp dưới nhận hối lộ, giả mạo trong công tác để hưởng lợi 14,7 tỉ đồng và đưa hối lộ cho lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Ngày 22-7, đại diện VKSND TP.HCM tiếp tục công bố cáo trạng về hành vi phạm tội của 254 bị cáo trong đại án đăng kiểm.
Theo cáo trạng, vụ án được phát hiện và phanh phui thông qua việc CSGT phát hiện 2 xe ôtô có dấu hiệu cơi nới thành thùng. Công an TP.HCM lần ra sai phạm của hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình cùng hơn 200 người khác tại 14 trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM, Long An, Bến Tre và Sóc Trăng.
Nhận hối lộ, đưa hối lộ, cho người đóng giả đăng kiểm viên
Trong đó có sai phạm từ 5 trung tâm đăng kiểm tư nhân do Trần Lập Nghĩa - người được xem là "ông trùm" đứng sau loạt trung tâm đăng kiểm tại miền tây.
Bị cáo Trần Lập Nghĩa. Ảnh: HOÀNG GIANG
Quá trình điều tra, Trần Lập Nghĩa khai là Giám đốc của 3 Trung tâm đăng kiểm, gồm: 62-03D - Long An; 71-02D - Bến Tre; 83-02D - Sóc Trăng. Ngoài ra còn Trung tâm 66-02D (Đồng Tháp) và Trung tâm 84-02D, Nghĩa thuê người đứng tên (hiện đã giải quyết bằng vụ án khác).
Do thiếu đăng kiểm viên tại các trung tâm nên Nghĩa đã đưa tên, chứng chỉ của các đăng kiểm viên không thực tế làm việc tại các trung tâm và chỉ đạo các phó giám đốc, các đăng kiểm viên và các nhân viên điền các tên này vào sổ phân công ngày, ký giả chữ ký để bổ túc hồ sơ theo quy định của Cục.
Bị cáo Nghĩa chỉ đạo các nhân viên tập sự thực hiện việc đăng kiểm; đưa nhân viên mặc đồ đăng kiểm viên ở các dây chuyền kiểm định; đưa các Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên 5 cá nhân không phải là đăng kiểm viên hoặc là đăng kiểm viên nhưng đã nghỉ việc cho các phó giám đốc trung tâm để đối phó khi có các đoàn kiểm tra.
Đầu năm 2022, tình hình kinh tế sau dịch khó khăn, Trần Lập Nghĩa chỉ đạo 5 bị cáo là phó giám đốc các trung tâm nhận tiền hối lộ của chủ phương tiện, cò môi giới để bỏ lỗi cho phương tiện trong quá trình kiểm định. Số tiền nhận hối lộ sẽ được chuyển vào tài khoản để Trần Lập Nghĩa trả lương nhân viên, chi trả các hoạt động của trung tâm và chung chi cho Cục.
Bị cáo này chỉ đạo lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên các Trung tâm 62-03D và 83-02D nhận hối lộ tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng. Trần Lập Nghĩa còn nhận 350 triệu đồng từ bị cáo Lê Thị Diễm Mi (nhân viên tiếp nhận, trả hồ sơ tại trung tâm 62-03D) thu của các phương tiện đến đăng kiểm.
Đối với việc các trung tâm thiếu đăng kiểm viên, Trần Lập Nghĩa đã chỉ đạo lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên tại các trung tâm ký giả 975 chữ ký của các đăng kiểm viên không có thật, không làm việc tại trung tâm; mặc đồ đóng giả đăng kiểm viên. Từ đó các trung tâm đã cấp 45.045 Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường bộ thu lợi bất chính hơn 12,7 tỉ đồng.
Tổng cộng, bị cáo này đã hưởng lợi từ việc nhận hối lộ và ký giả chữ ký của đăng kiểm viên để thực hiện quy trình kiểm định sai quy định là hơn 14,7 tỉ đồng.
Tự tố giác hành vi phạm tội
Ngoài ra, tháng 5-2021, Trần Lập Nghĩa còn chỉ đạo Huỳnh Thái Bảo nhận phần mềm FOMR1 (MDO.exe) sử dụng tại Trung tâm 71-02D để xâm nhập thay đổi, làm giả kết quả trên phần mềm đánh giá, kiểm tra của Cục đăng kiểm đối với 678 phương tiện từ không đạt thành đạt.
Các bị cáo trong đại án đăng kiểm tại tòa. Ảnh: HOÀNG GIANG
Nghĩa khai đã sử dụng số tiền thu lợi bất chính để đưa hối lộ cho hai cựu Cục trưởng Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà, cụ thể:
Tại trung tâm 83-02D: Từ tháng thứ 7 sau khi thành lập, mỗi tháng Trần Lập Nghĩa gửi ông Trần Kỳ Hình số tiền 50 triệu đồng, 3 tháng ra đưa một lần. Khi ông Hình về hưu thì ông Đặng Việt Hà lên Cục trưởng, mỗi tháng Nghĩa đưa phong bì 50 triệu đồng cho đến tháng 10-2022.
Tại trung tâm 62-03D: Đưa hối lộ cho ông Hình số tiền 20 triệu đồng để được cấp mã số trung tâm. Khi Phòng kiểm định xe cơ giới đến kiểm tra, Nghĩa đưa phong bì 2-5 triệu đồng. Hàng tháng đưa Trần Kỳ Hình 30 triệu đồng và Đặng Việt Hà 40 triệu đồng.
Tại trung tâm 71-02D: Bị cáo Nghĩa đưa ông Hình 300 triệu đồng để được mã số. Khi Phòng kiểm định xe cơ giới đến kiểm tra, gửi phong bì 2-5 triệu đồng. Hàng tháng Nghĩa chung chi cho ông Hình 40 triệu đồng. Khi ông Hình về hưu, mỗi tháng Nghĩa gửi cho người kế nhiệm là Đặng Việt Hà 40 triệu đồng.
Đối với hành vi Trần Lập Nghĩa đưa hối lộ cho Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà, do Trần Lập Nghĩa có đơn tố cáo, tự tố giác hành vi phạm tội trước khi bị phát hiện nên CQĐT không xử lý về hành vi đưa hối lộ.
Bị cáo Trần Lập Nghĩa và 17 bị cáo đồng phạm bị đưa ra xét xử về các tội nhận hối lộ, giả mạo trong công tác và xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
Theo cáo trạng, Trần Lập Nghĩa thừa nhận toàn bộ trách nhiệm của mình đối với các hành vi phạm tội với vai trò chỉ đạo, điều hành và hưởng lợi toàn bộ số tiền do phạm tội mà có. Các bị cáo còn lại được Nghĩa thuê để thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Nghĩa và được hưởng lương định kỳ.
Nhìn từ "đại án" đăng kiểm: Thượng bất chính, hạ tắc loạn "Đại án" đăng kiểm là vụ án tham nhũng có tổ chức, hành vi có hệ thống, xuyên suốt từ lãnh đạo Cục Đăng kiểm, Phòng kiểm định xe cơ giới đến giám đốc nhiều trung tâm, cho đến các kiểm định viên, nhân viên... Từ kết quả điều tra cho thấy, khi người đứng đầu sử dụng "quyền lực đen" để tham...