“Đại án” DAB: Kiến nghị xem xét trách nhiệm của Thanh tra NHNN
Ngày 20.12, trong bản án được tuyên đối với các bị cáo Phan Văn Anh Vũ, Trần Phương Bình và 24 đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng DAB hơn 3.600 tỷ đồng, HĐXX kiến nghị làm rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 2 công ty kiểm toán độc lập đã thanh tra, kiểm toán DAB trong mười năm qua.
Trong bản án, sau khi tuyên án các bị cáo, HĐXX kiến nghị nhiều nội dung, trong đó có việc xem xét trách nhiệm của cơ quan Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh TP.HCM, 2 công ty kiểm toán độc lập.
“Kiến nghị xem xét vai trò, trách nhiệm nếu có căn cứ thì xử lý theo pháp luật đối với các cá nhân liên quan tại cơ quan Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh TP.HCM đã 13 lần thanh tra, kiểm tra nhưng không phát hiện Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới lập hợp đồng tín dụng cho khách hàng vay khống tiền, vàng, hạch toán mua bán vàng khống, chi lãi ngoài, lập chứng từ điều vốn khống từ chi nhánh về hội sở và ngược lại. Sau khi thanh tra kiểm tra xong để Bình chiếm đoạt và gây thiệt hại cho DAB hơn 3.600 tỷ đồng.
Kiến nghị làm rõ vai trò trách nhiệm của hai công ty kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học và Công ty TNHH Emst&Young Việt Nam, các cá nhân có liên quan kiểm toán nhưng không phát hiện Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ điều vốn khống từ chi nhánh về hội sở và ngược lại, sau mỗi kỳ báo cáo tài chính để Bình chiếm đoạt và gây thiệt hại cho DAB hơn 3.600 tỷ đồng”, bản án nêu rõ.
13 lần thanh tra, kiểm tra nhưng cơ quan Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh TP.HCM không phát hiện sai phạm.
Như Dân Việt đã phản ánh, theo kết quả điều tra, trước năm 2014, Ngân hàng Thương mại CP Đông Á (DAB) được kiểm toán bởi hai công ty kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học (từ 2005 – 2007) và Công ty TNHH Emst&Young Việt Nam (từ 2008 – 2014); đồng thời được kiểm tra, thanh tra bởi cơ quan Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh TP.HCM.
Video đang HOT
Mặc dù sai phạm của bị cáo Bình với vai trò chủ mưu cùng với các bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ DAB diễn ra có hệ thống, trong một thời gian dài, ở hầu hết các khâu của DAB, nhưng trong công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra đều không phát hiện sai phạm để Bình và các thuộc cấp chiếm đoạt và gây thiệt hại cho DAB hơn 3.600 tỷ đồng.
Trước đó, trong phần xét hỏi công khai tại phiên tòa, Chủ tọa hỏi về việc trên thực tế DAB âm quỹ rất lớn, nhưng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán luôn luôn khẳng định DAB không sai lệch giữa thực tế với sổ sách kế toán. Chủ tọa hỏi về trách nhiệm kiểm toán viên, kết quả công tác kiểm toán, bị cáo Bình cho biết là kết quả chưa được tốt.
Bị cáo Bình (hàng đầu thứ hai từ phải qua) thừa nhận kết quả kiểm toán chưa tốt.
Bị cáo Bình cho biết để đối phó với mỗi đợt cơ quan Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh TP.HCM thanh tra, kiểm tra, cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán, Bình che giấu việc âm số lượng lớn tiền, vàng bằng thủ đoạn chỉ đạo cấp dưới lập các hợp đồng tín dụng cho khách hàng vay khống tiền, vàng, hợp đồng ủy thác đầu tư khống, hạch toán mua bán vàng khống, lập chứng từ điều vốn khống từ Hội sở về các chi nhánh, phòng giao dịch. Các chi nhánh, phòng giao dịch điều ngược lại sau khi đã kiểm toán hoặc thanh tra kiểm tra xong.
Cho tới ngày 3.9 – 23.10.2014, khi bị kiểm tra toàn diện hoạt động, sai phạm tại DAB mới bị phát hiện, trong đó có việc âm quỹ 2.500 tỷ đồng và hơn 62.000 lượng vàng so với sổ sách. Cơ quan thanh tra giám sát đã báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đưa DAB vào diện kiểm soát đặc biệt, đồng thời chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra.
Cũng theo cáo trạng của VKSND Tối cao thì không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự đối với các công ty kiểm toán tại DAB từ 2005 – 2014; cũng không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự trong công tác thanh, kiểm tra tại DAB.
Theo Danviet
Xét xử Vũ "nhôm", Trần Phương Bình: Kết quả kiểm toán chưa tốt?
Theo kết quả điều tra, trước năm 2014, Ngân hàng Thương mại CP Đông Á (DAB) được kiểm toán bởi hai công ty kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học (từ 2005 - 2007) và Công ty TNHH Emst&Young Việt Nam (từ 2008 - 2014); đồng thời được kiểm tra, thanh tra bởi Cơ quan thanh tra, kiểm tra Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, sai phạm dẫn đến thất thoát hơn 3.600 tỷ đồng tại DAB lại không bị phát hiện.
Trong buổi xét hỏi đối với Trần Phương Bình - nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Đông Á (DAB) ngày 28.11, Chủ tọa phiên tòa xoay quanh các hành vi và nội dung sai phạm trong thời gian dài của bị cáo Bình, với vai trò là lãnh đạo cấp cao của DAB.
Trong quá trình điều tra cũng như cáo trạng đều xác định: Từ năm 2007 đến 2014, bị cáo Bình chỉ đạo cấp dưới lập hàng loạt phiếu thu khống hơn 1.160 tỷ đồng, mua 74 triệu cổ phần DAB đứng tên bị cáo Bình và người thân. Để có tiền bù âm quỹ, Bình chỉ đạo Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó Tổng giám đốc DAB) và cấp dưới xuất quỹ bán vàng, lập hàng loạt hồ sơ cho vay khống... Hành vi này gây thiệt hại cho DAB tổng cộng 2.057 tỷ đồng.
Mặc dù sai phạm của bị cáo Bình cùng với các bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ DAB diễn ra có hệ thống, trong một thời gian dài, ở hầu hết các khâu của DAB, nhưng trong công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra đều không phát hiện sai phạm.
Bị cáo Trần Phương Bình (bên phải) cho rằng kết quả kiểm toán là chưa tốt.
Chủ tọa hỏi bị cáo Bình: "Trước 2014 có khi nào thanh tra, kiểm toán toàn diện quỹ không mà không phát hiện ra việc âm số lượng lớn tiền, vàng?". Bị cáo Bình khai, để đối phó với kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước, từ 2008 - 2014, vào dịp giữa năm hoặc cuối năm, bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới hợp thức hồ sơ che giấu âm quỹ nên số liệu sổ sách luôn cân bằng với số liệu thực tế.
Cụ thể, Bình chỉ đạo cấp dưới lập các hợp đồng tín dụng cho khách hàng vay khống tiền, vàng, hợp đồng ủy thác đầu tư khống, hạch toán mua bán vàng khống, lập chứng từ điều vốn khống từ Hội sở về các chi nhánh, phòng giao dịch cơ quan thanh tra không thanh tra, kiểm toán. Sau đó, các chi nhánh, phòng giao dịch điều ngược lại sau khi đã kiểm toán hoặc thanh tra kiểm tra xong.
Các luật sư bảo vệ cho các bị cáo tại phiên tòa.
Chủ tọa hỏi kết quả kiểm toán là toàn bộ Ngân hàng DAB hay của riêng Hội sở thì được bị cáo Bình trả lời đó là kết quả toàn ngân hàng. Chủ tọa hỏi tiếp, trên thực tế DAB âm quỹ rất lớn, nhưng kết quả kiểm toán luôn luôn khẳng định DAB không có sai lệch giữa thực tế với sổ sách kế toán; bị cáo Bình thấy trách nhiệm của kiểm toán viên cũng như công ty kiểm toán như thế nào? Bị cáo Bình cho biết, nếu mà kiểm toán trên toàn bộ 220 phòng giao dịch và chi nhánh của DAB thì mất nhiều thời gian và chi phí rất lớn. Còn nói về kết quả kiểm toán thì bị cáo Bình cho biết là kết quả chưa được tốt.
Kết quả điều tra, từ ngày 3.9 - 23.10.2014, Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động của DAB. Kết quả phát hiện nhiều sai phạm lớn tại đây, trong đó có việc âm quỹ 2.500 tỷ đồng và hơn 62.000 lượng vàng so với sổ sách. Cơ quan thanh tra đã báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đưa DAB vào diện kiểm soát đặc biệt, đồng thời chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao thì không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự đối với các công ty kiểm toán tại DAB từ 2005 - 2014; cũng không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự trong công tác thanh, kiểm tra tại DAB.
Theo Danviet
Tuyên án vụ thất thoát 3.600 tỉ đồng tại DAB: Nhiều kiến nghị bất ngờ HĐXX kiến nghị cơ quan pháp luật xác minh hành vi có dấu hiệu tội phạm của một số cá nhân từng làm việc dưới quyền Trần Phương Bình, làm rõ việc Vũ "nhôm" nhận 13,4 triệu USD từ DAB Chiều 20-12, HĐXX sơ thẩm vụ án thất thoát 3.600 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á - DAB) công...