Đại án BIDV: Ông Trần Bắc Hà là chủ mưu, các bị can không dám làm trái chỉ đạo
Sáng nay (26/10), Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm đại án xảy ra tại ngân hàng BIDV và các công ty liên quan. Theo lời khai của các bị can, họ biết việc làm của họ là sai nhưng không dám làm trái chỉ đạo của nguyên Chủ tịch Trần Bắc Hà.
Ông Trần Bắc Hà là chủ mưu, cầm đầu
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án gồm 5 người, trong đó có 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Về phía Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội, đơn vị này cử 3 kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Về phía Ngân hàng BIDV (ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam), đơn vị này tham gia phiên tòa với tư cách là người bị hại. Có đến gần 30 luật sư tham gia tố tụng trong phiên tòa, Hội đồng xét xử cũng triệu tập hàng chục cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng đến tham dự phiên sơ thẩm lần này.
Ông Trần Bắc Hà được xác định là chủ mưu, cầm đầu về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, tuy nhiên do ông này đã mất nên Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra với ông này.
Trong vụ đại án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Ngân hàng BIDV, Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 12 bị cáo.
Có 8 bị cáo bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, trong đó có 2 nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV, 4 người bị truy tố tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng mà Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao truy tố các bị cáo, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, lợi dụng chức trách được giao, ông Trần Bắc Hà – nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV đã chỉ đạo cấp dưới tại BIDV, BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh, Chi nhánh Hà Thành cho Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (là công ty sân sau của ông Hà) và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng vay trái quy định, gây thất thoát của BIDV số tiền đặc biệt lớn hơn 1600 tỷ đồng.
Về hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng của BIDV trong việc cấp tín dụng đối với dự án của Công ty Bình Hà, các ông, bà Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng, Kiều Đình Hòa, Lê Thị Vân Anh được xác định có nhiều sai phạm.
Theo các bị can, họ phải làm theo chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà và không dám trái lệnh.
Với Trần Lục Lang, người này thời điểm đó là Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Quản lý rủi ro tín dụng, thành viên Phân ban Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư, là những bộ phận tham mưu, giúp việc cho HĐQT về việc đánh giá rủi ro, cấp tín dụng.
Video đang HOT
Mặc dù đã thống nhất với 8 rủi ro mà tổ thẩm định đưa ra, đồng thời đã nêu thêm 4 khó khăn trong quá trình triển khai dự án, nhưng vẫn đề xuất HĐQT quyết định cho vay.
Quá trình giải ngân vốn vay đã 8 lần đề xuất HĐQT sửa đổi điều kiện cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà, với 8 lần nới lỏng chính sách ưu đãi ban đầu.
Khi Công ty Bình Hà làm ăn thua lỗ, có đề xuất của BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh nhưng bị can này không có văn bản tham mưu cho HĐQT dừng giải ngân, vẫn tiếp tục đề xuất gia hạn thời hạn cấp tín dụng, tiếp tục đề nghị cấp hạn mức tín dụng năm 2017.
Người này đã nhận thức việc cấp tín dụng là sai, nhưng không dám làm trái chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà.
Phải làm theo chỉ đạo của Trần Bắc Hà
Ông Đoàn Ánh Sáng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khách hàng Doanh nghiệp, thành viên Phân ban Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư đã ký quyết định thành lập tổ thẩm định chung.
Con trai ông Trần Bắc Hà (Trần Duy Tùng) cũng được xác định có liên quan trong vụ án này.
Mặc dù đánh giá của tổ thẩm định chung về doanh nghiệp, về năng lực kinh doanh của chủ đầu tư, về khả năng góp vốn của các cổ đông, về phương án kinh doanh, phương án trả nợ đều không khả thi.
Đặc biệt, việc tổ thẩm định chung đưa và phân tích 8 yếu tổ rủi ro của dự án, nhưng với trách nhiệm của Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Khách hàng Doanh nghiệp, bị can vẫn ký đồng ý đề xuất, ký phê duyệt trên các phiếu lấy ý kiến của Phân ban Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư để đề xuất cho vay, thay đổi điều kiện cấp tín dụng lần thứ nhất cho Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà, dẫn đến việc mất vốn của BIDV.
Ông Sáng cũng nhận thức Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà không đủ điều kiện cấp tín dụng, nhưng ông Trần Bắc Hà đã cam kết tài trợ vốn vay, chỉ đạo việc cho vay nên tổ thẩm định chung phải thực hiện.
Đáng chú ý, hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tiền bán bò thị của Đinh Văn Dũng – nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà cũng được xác định rõ.
Theo đó, tiền bán bò theo quy định thu về từ các Công ty môi giới và các lò mổ phải chuyển về tài khoản của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà tại BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh để ngân hàng kiểm soát, đối công trừ nợ.
Do không có tiền góp vốn, nên theo sự chỉ đạo của Trần Duy Tùng (con trai Trần Bắc Hà), các bị can Đinh Văn Dũng, Trần Anh Quang – nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà, Thái Thành Vinh đã chiếm đoạt tiền bán bò để góp vốn cá nhân, chứng minh vốn đối ứng với BIDV, để BIDV tiếp tục giải ngân vốn vay và sử dụng vào mục đích cá nhân khác.
Tổng số tiền các bị can chiếm đoạt của BIDV là gần 150 tỷ đồng.
Với hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng trong việc cho Công ty Trung Dũng vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn năm 2011, phát hành L/C theo món, các bị can đã gây thiệt hại cho BIDV gần 865 tỷ đồng.
Hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản của Đoàn Hồng Dũng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng) và đồng phạm đã chiếm đoạt của BIDV hơn 263 tỷ đồng.
Gia hạn điều tra vụ cựu cán bộ Công an TP.Cần Thơ bắt cóc nữ sinh
Nguyễn Quốc Toàn (28 tuổi, cựu cán bộ thuộc Công an TP.Cần Thơ) có vai trò chủ mưu, cầm đầu và lên kế hoạch cùng đồng bọn thực hiện bắt cóc nữ sinh, sau đó đe dọa gia đình phải đưa số tiền 5 tỷ đồng.
Ngày 16/7, Công an tỉnh Trà Vinh cho biết cơ quan điều tra đã gia hạn thời gian 4 tháng để điều tra đối với nhóm bị can tổ chức bắt cóc nữ sinh, sau đó yêu cầu gia đình phải trả 5 tỷ đồng tiền chuộc.
"Việc gia hạn thời gian điều tra, truy xét những người liên quan và làm rõ vai trò đồng phạm trong vụ án", nguồn tin từ cảnh sát nói.
Tòan và Tâm (từ trái qua) tại cơ quan điều tra. Ảnh: Anh Minh.
Vụ bắt cóc nữ sinh xảy ra nửa năm trước, gây chấn động dư luận. Nạn nhân là nữ sinh học tại Trà Vinh, con một gia đình giàu có. Kẻ chủ mưu là Nguyễn Quốc Toàn (28 tuổi, ngụ thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ), từng là cựu cán bộ thuộc Công an TP Cần Thơ.
Theo lời khai, Toàn làm ăn thua lỗ khoảng 200 triệu đồng. Vợ ở gần nhà nữ sinh nên bị can biết rõ gia đình này khá giàu có. Bịa lý do mai mối cho bạn, Toàn nhờ vợ xin số của nữ sinh này.
Sau khi có số điện thoại, kẻ chủ mưa nhắn tin làm quen với nữ sinh và rủ Nguyễn Chí Tâm (30 tuổi, ngụ xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cùng thực hiện.
"Tao có nhiệm vụ đặc biệt là bắt giữ một phụ nữ ở Trà Vinh đưa về Vĩnh Long. Mày xuống phụ, khi hoàn thành sẽ được thưởng 200 triệu đồng", Toàn nói với Tâm rồi chuyển khoản 50 triệu đồng để đồng phạm cùng thực hiện phi vụ.
Hai bị can chạy xe máy sang Trà Vinh khảo sát nơi ở và dò hỏi quy luật sinh hoạt của cô gái. Một tuần trước khi xảy ra vụ bắt cóc, Toàn cùng hai người bạn đến rủ nữ sinh đi uống cà phê.
Hôm đó, hai người bạn vào quán cà phê tặng nữ sinh lọ nước hoa. Toàn ngồi ngoài xe quan sát, chờ cơ hội bắt cóc nữ sinh nhưng không thực hiện được vì khu vực này đông người.
Sau đó hai người bạn của Toàn, chạy xe máy về Cần Thơ. Anh ta ở lại tiếp tục nhắn tin hẹn nữ sinh ở nơi vắng vẻ để bắt cóc nhưng nạn nhân từ chối gặp mặt.
Quay về Cần Thơ, Toàn tiếp tục nghĩ cách bắt cóc nữ sinh. Sau những lần nhắn tin tỏ tình thất bại, Toàn đưa ra kế sách "không yêu thì đòi lại quà".
Toàn nhắn cho nữ sinh, đòi lại chai nước hoa đã tặng. Lần này, Toàn chuẩn bị kế hoạch chi tiết hơn lần trước.
Kẻ chủ mưu sau đó nhờ Hoàng và Hưng (chưa rõ lai lịch) tham gia phi vụ và hứa trả công 200 triệu đồng.
Sáng 13/1, Toàn nhắn tin cho nữ sinh hẹn gặp mặt ở quán cà phê Thảo Nguyên. Anh ta cũng gọi cho tài xế ôtô chờ sẵn trước quán cà phê. Toàn bố trí Tâm ngồi một mình, còn anh ta cùng với Hưng và Hoàng ngồi phía trong quan sát.
10h, nữ sinh cùng với bạn đến quán cà phê. Tâm ra hiệu cho cô gái để lại chai nước hoa trên bàn. Nữ sinh vừa quay mặt đi, Hưng và Hoàng túm tóc, khống chế đưa lên xe ôtô chở về khách sạn, đã bố trí sẵn ở Vĩnh Long.
Khi đến nơi, Toàn lấy 5 triệu đồng đưa trước cho hai người giúp sức. Toàn sau đó lấy điện thoại của nữ sinh nhắn tin cho mẹ nạn nhân với nội dung: "Bà chuẩn bị cho tôi 5 tỷ, nếu không sẽ không gặp mặt được con gái".
Toàn yêu cầu mẹ nữ sinh mang 5 tỷ đến trạm thu phí trên quốc lộ 91 ở Cần Thơ, để chuộc người. Sáng sớm hôm sau, Toàn và Tâm thuê taxi đưa nữ sinh đến điểm hẹn. Từ trong xe, Toàn thấy mẹ nạn nhân ôm túi tiền đứng đợi nên bảo Tâm bước xuống nhận.
Khi Tâm vừa giật túi xách thì tổ công tác đặc biệt Công an tỉnh Trà Vinh, ập đến bắt giữ. Sau đó cả hai được di lý từ Cần Thơ về Trà Vinh, phục vụ công tác điều tra.
Cuối tháng 1, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Quốc Toàn (28 tuổi, ngụ thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) và Nguyễn Chí Tâm (30 tuổi, ngụ xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM) về tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Cựu Chủ tịch TP Trà Vinh bị cáo buộc cầm đầu vụ thất thoát hơn 70 tỷ Cựu Chủ tịch UBND TP Trà Vinh bị cáo buộc là chủ mưu, cầm đầu trong vụ thất thoát hàng chục tỉ đồng. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố các bị can: Diệp Văn Thạnh (52 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND TP Trà Vinh), Trần...