Đại án 9.000 tỷ: Phạm Công Danh được rời phòng xét xử
Sau giờ nghỉ giải lao buổi sáng nay (21.7), Phạm Công Danh đã được HĐXX tạo điều kiện tạm thời cho rời khỏi phòng xét xử do sức khỏe yếu.
Sáng nay, phiên tòa sơ thẩm xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm về những hành vi gây thất thoát cho VNCB hơn 9000 tỷ đồng vẫn tiếp tục với phần công bố cáo trạng của đại diện VKSND TP.HCM.
Sau giờ nghỉ giải lao buổi sáng, Phạm Công Danh đã được HĐXX tạo điều kiện tạm thời cho rời khỏi phòng xét xử do sức khỏe yếu.
Bị cáo Phạm Công Danh (thứ hai bên phải) tỏ ra khá mệt mỏi tại tòa.
Trước đó – trong ngày 20.7, khi đại diện VKS đọc cáo trạng vụ án dài đến 123 trang, bị cáo Phạm Công Danh cũng tỏ ra mệt mỏi. Vì vậy HĐXX cho phép bị cáo này được ngồi nghe đọc cáo trạng. Còn trong ngày đầu tiên khai mạc phiên tòa (ngày 19.7), bị cáo Phạm Công Danh cũng tỏ ra khá mệt mỏi, uể oải và cho rằng không nhớ hết vì “bị cáo trí nhớ kém” khi được HĐXX hỏi đến.
Video đang HOT
Trong phần kiểm tra căn cước, do sức khỏe của Phạm Công Danh không ổn định nên các luật sư bào chữa cho bị cáo này đề nghị HĐXX tạo điều kiện cho bị cáo được sự giúp đỡ của nhân viên y tế và được HĐXX cho phép.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu Trustbank (ngày 6.9.2012), Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối Trustbank (sau đổi tên là VNCB). Do nhu cầu cần tiền sử dụng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Hội đồng quản trị, Ban điều hành kiểm soát VNCB, các chi nhánh VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện hành vi phạm tội. Trong các năm 2013-2014 Phạm Công Danh cùng những thuộc cấp của mình đã gây thất thoát cho VNCB số tiền hơn 9.000 tỷ đồng.
Các đối tượng này bị truy tố vì có hành vi vi phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gây thiệt hại cho VNCB hơn 7.000 tỷ đồng, đồng thời vi phạm về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” gây thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng.
Kết thúc buổi làm việc sáng nay, đại diện VKS đã công bố xong phần cáo trạng vụ án.
Theo Danviet
Đại án Phạm Công Danh: Nhiều "giám đốc" là... bảo vệ, lái xe
Trong đại án gây thất thoát cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB) hơn 9.000 tỷ đồng, Phạm Công Danh đã lập ra hàng loạt công ty với mục đích để thực hiện các khoản vay tiền với VNCB. Nhiều bảo vệ, lái xe và nhân viên rửa xe tại Tập đoàn Thiên Thanh bỗng dưng trở thành giám đốc...
Phạm Công Danh cùng các bị cáo tại phiên tòa.
Theo cáo trạng của VKSNDTC, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới lập và duyệt hồ sơ cho 14 công ty, trong đó có 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh. Hầu hết số công ty mà ông Danh lập ra đều không có hoạt động thực chất, không có nhân viên, chỉ có giám đốc được Danh chỉ đạo để ký các hồ sơ vay tiền của VNCB.
Điển hình như trường hợp Nguyễn Tấn Thành vốn là bảo vệ cho Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng tháng 5.2012, Thành được nhờ đứng tên Giám đốc Công ty Thành Trí, mức lương ban đầu 5 triệu đồng/tháng, sau đó nâng lên là 10 triệu đồng/tháng. Đầu năm 2014, Nguyễn Tấn Thành được nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh gọi lên trụ sở để ký hồ sơ vay (hồ sơ vay này đã được chuẩn bị sẵn và nhân viên hướng dẫn Thành ký). Với hành vi này, Thành được xác định cùng các bị can khác giúp sức cho Phạm Công Danh cho vay trái pháp luật 330 tỷ đồng của VNCB, gây thiệt hại cho VNCB 152 tỷ đồng.
Còn với Trần Thanh Tùng, cũng là nhân viên bảo vệ tại Tập đoàn Thiên Thanh, nhưng tháng 5.2012, Tùng được đề nghị đứng tên Giám đốc Công ty Thanh Quang với mức lương 5 triệu đồng/tháng, sau đó nâng lên 10 triệu đồng/tháng. Tháng 2.2014, Tùng đến VNCB Chi nhánh Sài Gòn để ký hồ sơ, thủ tục vay tiền. Hành vi của Trần Thanh Tùng đã cùng với các bị can khác giúp sức cho Phạm Công Danh cho vay trái pháp luật 450 tỷ đồng của VNCB, gây thiệt hại cho VNCB hơn 74 tỷ đồng.
Tương tự, trước khi làm Giám đốc Công ty An Phát, Nguyễn Minh Quân đang làm bảo vệ tại Tập đoàn Thiên Thanh, sau đó được nhờ đứng tên Giám đốc công ty này và được Tập đoàn Thiên Thanh hỗ trợ 10 triệu đồng/tháng. Tháng 3.2014, Quân lên VNCB Sài Gòn để ký hồ sơ vay tiền. Hành vi của Nguyễn Minh Quân đã cùng các bị can khác giúp sức cho Phạm Công Danh cho vay trái pháp luật 440 tỷ đồng của VNCB, gây thiệt hại cho VNCB 298 tỷ đồng.
Trong khi đó, Nguyễn Hữu Duyên vốn là nhân viên rửa xe tại Tập đoàn Thiên Thanh, nhưng tháng 5.2012, Duyên được đề nghị đứng tên Giám đốc Công ty Quang Đại với mức lương được hưởng từ 5 - 10 triệu đồng/tháng. Đầu năm 2014, Duyên đến ngân hàng để ký hồ sơ vay tiền, các hồ sơ vay đều đã được chuẩn bị sẵn. Sau đó khoảng một tuần, Duyên đến VNCB để ký một số giấy tờ như: Hợp đồng tín dụng; hợp đồng thế chấp; khế ước nhận nợ và các giấy tờ liên quan khác. Hành vi của Nguyễn Hữu Duyên đã cùng các bị can khác giúp sức cho Phạm Công Danh cho vay trái pháp luật 380 tỷ đồng của VNCB, gây thiệt hại cho VNCB 11,8 tỷ đồng.
Trong vụ án này, Phạm Công Danh còn nhờ Nguyễn Văn Bình là lái xe của Tập đoàn Thiên Thanh đứng ra làm Giám đốc Công ty Trung Dung để lập khống hợp đồng thuê mặt bằng tại số 268 Tô Hiến Thành, rút của VNCB 200 tỷ đồng.
Ngoài ra, Phạm Công Danh còn lập nhiều công ty khác và thuê các nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh làm lãnh đạo với mức lương từ 5 - 10 triệu đồng/tháng. Đa phần lương của các giám đốc này do Tập đoàn Thiên Thanh trả.
Khai nhận tại cơ quan điều tra, các bị can trên cho biết họ nhận làm giám đốc chủ yếu để tăng thêm thu nhập. Còn việc ký giấy tờ thực chất là do được chỉ đạo, họ chỉ việc đến ký khi các hồ sơ vay tiền đã được chuẩn bị sẵn; việc giải ngân và sử dụng tiền thế nào họ đều không hề được biết. Tuy nhiên, các giám đốc làm thuê cho Phạm Công Danh đang đứng trước khả năng bị nhận án nặng khi bị VKSNDTC truy tố về tội Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Căn cứ trên các hồ sơ của cơ quan điều tra, VKSNDTC cho rằng các bị can đã giúp sức Phạm Công Danh trong việc gây thất thoát cho VNCB hàng trăm tỷ đồng.
Theo Danviet
Xét xử Phạm Công Danh: Kế hoạch rút 9.000 tỷ ra sao? Sáng 20/7, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm bước vào ngày xét xử thứ 2, công tố viên đã đọc bản cáo trạng luận tội các bị cáo. Hôm nay, ngày thứ hai xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), bị cáo Phạm Công Danh - cựu Chủ tịch HĐQT...