“Đại án” 9.000 tỷ: Lại bật khóc khi nói lời cuối cùng
Ngày 30/8, phiên tòa xét xử “đại án” 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã kết thúc phần tranh luận. HĐXX cho 36 bị cáo nói lời sau cùng và Tòa nghị án. Dự kiến, ngày 9/9 phiên tòa trở lại với phần tuyên án.
Cựu Chủ tịch VNCB Phạm Công Danh nói lời sau cùng cam kết khắc phục 100% hậu quả vụ án. Ảnh: Tân Châu.
Được nói lời nói sau cùng, bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) khẳng định sẽ khắc phục 100% hậu quả vụ án. “Tôi xin chân thành cảm ơn HĐXX trong những ngày qua đã tạo điều kiện cho tôi trình bày dù trí nhớ không còn được tốt. Tôi mong HĐXX xem xét cho các nhân viên của mình. Tất cả họ làm việc cho tôi không hề có ý đồ gì, chỉ đơn giản là làm việc mà thôi”- bị cáo Danh nói.
Cũng theo bị cáo Danh, trong quá trình làm việc đã bỏ nhiều tiền bạc từ Thiên Thanh vào để vực dậy VNCB, đồng thời đã không dùng một đồng nào của VNCB vào việc cá nhân.
“Vì tâm huyết của mình, đến cả nhà mà vợ chồng tôi ở cũng phải đem cầm cố ngân hàng để mang tiền về phục vụ cho VNCB. Nỗ lực 3 năm qua của chúng tôi chỉ là vì ngân hàng” – bị cáo Danh bật khóc và mong HĐXX xem xét bản thân có nhiều bằng khen của trung ương và địa phương. “Gia đình tôi có truyền thống cách mạng. Tôi mong HĐXX xem xét vì tôi có đủ cơ sở khắc phục 100% hậu quả”.
Video đang HOT
Được nói lời sau cùng, Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc) khóc nói: “25 tháng qua bị cáo vô cùng day dứt, không hiểu vì sao mình lại trở thành kẻ phạm tội. Phiên tòa đã giúp bị cáo an ủi rất nhiều. 15 năm làm việc ở Việt Nam, bị cáo vô cùng khao khát phát triển kinh tế. Bị cáo luôn đứng đầu sóng ngọn gió, đi nhiều miền quê với mong muốn người nghèo có nhà để ở”.
Bị cáo Mai đề xuất hai nguyện vọng, mong HĐXX xem xét cho cán bộ nhân viên VNCB, tạo điều kiện cho Phạm Công Danh khắc phục hậu quả. “Bị cáo nhận thức rõ tội của mình, bị cáo xin lỗi đến các lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… Bị cáo xin lỗi bạn bè và đối tác đã đồng hành suốt chặng đường qua. Đối với cán bộ nhân viên VNCB, bị cáo nợ họ một lời xin lỗi. Bị cáo xin lỗi bố mẹ mình, họ làm nghề giáo nhưng bị cáo đã làm hoen ố thanh danh của phụ mẫu”, Phan Thành Mai khóc to.
Bị cáo Hoàng Đình Quyết (nguyên Giám đốc Chi nhánh Lam Giang) mong HĐXX cho bản án đúng nhất. Bị cáo sinh ra trong gia đình nghèo nhưng có truyền thống cách mạng. Cha bị cáo là thương binh. “Khi bị cáo vào VNCB với một háo hức và đã dùng hết trí tuệ để giúp ngân hàng vượt qua khó khăn. Những hậu quả ngày hôm nay là minh chứng những khó khăn trước đó bị cáo trải qua”, bị cáo Quyết nói.
Đứng trước vành móng ngựa, bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên giám đốc Chi nhánh Sài Gòn) mong muốn HĐXX xem xét mức án cho các nhân viên VNCB để sớm trở về với gia đình. “Bị cáo cũng xin lỗi gia đình, người thân, nhân viên của VNCB và Thiên Thanh. Xin lỗi tập thể nhân viên cán bộ Ngân hàng CBbank khi đã để lại những khó khăn…”, Khương bật khóc nói.
Theo Tân Châu (Tiền Phong)
Đại án tại VNCB: Đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự Trang "Phố núi"
Bà Phạm Thị Trang (Trang "Phố núi") và ông Trần Việt Hà (Giám đốc Quỹ Lộc Việt) đã bị đại diện VKS đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự vì có những hành vi giúp sức Phạm Công Danh gây thất thoát cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Sau nhiều ngày xét hỏi, sáng nay (16.8), phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm về các hành vi gây thất thoát cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng chuyển sang phần luận tội của đại diện VKS.
Tại phiên tòa, VKS đã đề nghị truy tố Trang "Phố núi" do có liên quan đến một số hành vi phạm tội của Phạm Công Danh (trước khi vụ án này bị khởi tố, Trang "Phố núi" đã đi nước ngoài - PV).
VKS cũng yêu cầu Cơ quan CSĐT Bộ Công an xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Việt Hà (Giám đốc Quỹ Lộc Việt). Tại phiên tòa, ông Hà không có mặt vì lý do sức khỏe, nhưng căn cứ vào chứng cứ cũng như lời khai một số bị cáo, VKS cho rằng ông Hà liên quan trực tiếp đến việc giúp Phạm Công Danh rút 903 tỷ đồng từ VNCB thông qua Quỹ Lộc Việt.
Các bị cáo nghe luận tội.
Còn về bà Trần Ngọc Bích, đại diện VKS cho rằng không chứng minh được việc hợp tác bàn bạc giữa bà Bích và Phạm Công Danh. Suốt phiên tòa bà Bích luôn cho rằng không quen biết Phạm Công Danh, chỉ làm việc với Trang "Phố núi". Do đó chưa đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự bà Bích với vai trò đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh.
Riêng về số tiền 5.190 tỷ đồng đã bị chuyển khỏi tài khoản của Trần Ngọc Bích tại VNCB (không có chữ ký của chủ tài khoản), đại diện VKS cho rằng số tiền này phải hoàn trả lại. VNCB cần quản lý 124 sổ tài khoản của nhóm Trần Ngọc Bích để thu hồi số tiền này.
Trước đó, đại diện VKS cho rằng vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát cho VNCB hơn 9000 tỷ đồng là vụ án kinh tế lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ trong thời gian ngắn, thực trạng tài chính của VNCB từ chỗ lỗ hơn 2.800 tỷ đồng thì đến cuối năm 2012 đã tăng mạnh và đến thời điểm khởi tố vụ án thì vốn chủ sở hữu âm hơn 18.000 tỷ đồng. Dưới sự điều hành của Phạm Công Danh và các thuộc cấp, VNCB không những không tốt hơn mà còn tồi tệ hơn buộc Ngân hàng Nhà nước phải đưa vào diện giám sát đặc biệt. Sau đó tình hình thanh khoản ngân hàng không được cải thiện mà vốn sở hữu âm, lỗ lũy kế ngày càng tăng khiến Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng/cổ phần.
Do đó, theo đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa, việc đưa ra xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm là kịp thời, việc Phạm Công Danh cùng các bị cáo trong vụ án này là đúng người, đúng tội, nhất là đối với những người nguyên là cán bộ ngân hàng VNCB như Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Hoàng Đình Quyết, Mai Hữu Khương, Lê Công Thảo... Riêng đối với các bị cáo là giám đốc đứng tên các công ty (do Phạm Công Danh lập ra), tại tòa các bị cáo khai nhận hầu hết là nhân viên bảo vệ, lái xe của Thiên Thanh, tất cả đều thành khẩn khai báo nên VKS cho rằng cần xem xét các hành vi phạm tội các bị cáo khi định tội.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục với phần luận tội của VKS.
Theo cáo trạng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB hơn 63 tỷ đồng; lập hồ sơ khống thuê hai trụ sở ở quận 10, TP.HCM gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và chỉ đạo rút gần 5.500 tỷ đồng không có sự chấp thuận của chủ tài khoản mở tại VNCB; phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB số tiền là 4.700 tỷ đồng. Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền 2.100 tỷ đồng.
Theo Danviet
Đại án tại VNCB: Chăm sóc khách hàng "đè chết" Phạm Công Danh Áp lực "chăm sóc khách hàng" nhằm duy trì và bảo đảm khả năng thanh khoản của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) là nguyên nhân dẫn đến sai phạm "chết người" của Phạm Công Danh... Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa. Theo lơi khai cua ông Phan Thanh Mai (Tổng Giám đốc VNCB), đã được xác nhận tại phần thẩm vấn của...