Đại án 9.000 tỉ đồng: Vợ chồng Phạm Công Danh chia tài sản để khắc phục hậu quả?
Nghe vợ trình bày, bị cáo Danh xin HĐXX cho làm việc với các luật sư để xác định lại tài sản chung-riêng nhất là phần riêng ở Tập đoàn Thiên Thanh. HĐXX chấp nhận đề nghị này cho bị cáo gặp riêng người nhà, luật sư để bàn về tài sản.
Sáng 9-8, phiên tòa Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNBC, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng tại VNBC tiếp tục xét xử.
Các bị cáo trước khi phiên xử bắt đầu
HĐXX tiến hành hỏi bị cáo Danh và bà Quách Kim Chi (vợ Danh) về tài sản khắc phục hậu quả của vụ án.
Theo bà Chi, trước khi trở thành Tập đoàn Thiên Thanh thì vợ chồng bà thành lập công ty này từ năm 2000 với vốn điều lệ 50 tỉ đồng. Công ty hình thành từ mô hình công ty gia đình, gồm hai thành viên là bà và chồng.
Vì là công ty gia đình nên tỉ lệ góp vốn của hai vợ chồng không có giấy tờ cụ thể, từ lúc bà lấy ông Danh và bắt đầu mở cửa hàng vật liệu xây dựng cho tới khi thành lập Tập đoàn Thiên Thanh thì tất cả tài sản đều là tài sản chung. Còn việc số vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng thì bà không biết cụ thể bao gồm những tài sản nào nhưng trong đó của bà 20% tương đương với 200 tỉ đồng.
Video đang HOT
Bị cáo Phạm Công Danh hay cho là trí nhớ kém tại phiên xử
Bà Chi có ý kiến đối với những khoản vay tín dụng thì xin HĐXX thực hiện đúng theo pháp luật, còn đối với những việc không nằm trong tầm của bà thì bà sẽ bàn bạc cụ thể hơn với ông Danh. “Tất cả tài sản của tập đoàn là tài sản riêng, chung của vợ chồng chúng tôi” – bà Chi nói.
Nghe vợ trình bày, bị cáo Danh xin HĐXX cho làm việc với các luật sư để xác định lại tài sản chung-riêng nhất là phần riêng ở Tập đoàn Thiên Thanh. HĐXX chấp nhận đề nghị này cho bị cáo gặp riêng người nhà, luật sư để bàn về tài sản.
Đây là lần thứ hai, bị cáo Danh được toà chấp nhận cho có những trao đổi riêng về tài sản khắc phục hậu quả vụ án.
Trước đó là lần “gặp riêng” để bàn về việc bán khu đất ở sân vận động Chi Lăng Đà Nẵng.
Cạnh đó, trả lời luật sư, bị cáo Danh nói: “Mong muốn của tôi là khắc phục hậu quả. Tài sản của Thiên Thanh thì bản thân tôi hiện tại vẫn chưa nhận thức rõ được quan hệ dân sự giữa tôi và vợ tôi. Tài sản là của chung của vợ chồng tôi nên tôi không rõ trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản này vì còn quyền của vợ tôi. Mong muốn khắc phục là mong muốn của riêng tôi”.
Cũng theo ông Danh, từ một công ty TNHH để trở thành Tập đoàn Thiên Thanh thì vốn điều lệ liên tục tăng qua từng giai đoạn. Để nâng vốn điều lệ có lúc thì tiền mặt có lúc là hiện vật nhưng do sức khỏe bị cáo kém nên bị cáo nhớ không rõ.
Phiên tòa sẽ tiếp tục vào chiều nay.
Hoàng Yến
Theo PLO
Đại án tại VNCB: Sau 10 năm, tài sản của Thiên Thanh tăng 20 lần
Từ một công ty TNHH hai thành viên với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, sau 10 năm Thiên Thanh đã có số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Đây được xem là cơ sở để Phạm Công Danh nhảy vào lĩnh vực ngân hàng và dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.
Trong phần thẩm vấn tại tòa sáng 9.8, chủ tọa phiên tòa và một số luật sư đã đặt một số câu hỏi liên quan đến tài sản của Phạm Công Danh và của Tập đoàn Thiên Thanh.
Dẫn giải bị cáo Danh sau khi kết thúc phiên tòa sáng 9.8.
Trong phần này, bà Quách Kim Chi - vợ Phạm Công Danh, thành viên HĐQT - cho biết, năm 2000 Công ty TNHH Thiên Thanh được thành lập với hình thức là công ty TNHH hai thành viên, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Đến năm 2010, công ty trên chuyển thành tập đoàn với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là vật liệu xây dựng, bất động sản. Bà Chi sở hữu 20% cổ phần Thiên Thanh với số tiền 200 tỷ đồng, còn lại 80% cổ phần là của Phạm Công Danh.
Nhưng, 1.000 tỷ đồng của Thiên Thanh gồm những gì, có gì chứng minh 200 tỷ là tài sản của mình không thì bà Chi không nắm được, vì cho rằng tất cả do Phạm Công Danh quyết định, sắp xếp mọi việc.
Trả lời HĐXX, bị cáo Danh cho rằng không nhớ rõ bởi đây là công ty gia đình, có lúc đưa tiền mặt vào, có lúc đưa tài sản vào. Bị cáo Danh đề nghị HĐXX cho gặp luật sư để làm rõ về 80% cổ phần của mình trong Tập đoàn Thiên Thanh để báo cáo cụ thể và được HĐXX đồng ý.
Trong khi đó, liên quan đến việc dùng tài sản còn lại để khắc phục hậu quả vụ án, bị cáo Danh cho biết, tài sản được hình thành từ bị cáo và vợ, tài sản nào của bà Chi sẽ do bà định đoạt. Nhưng, bị cáo Danh khẳng định việc làm của bị cáo hoàn toàn không liên quan đến vợ mình. "Vợ tôi ngoài cuộc, trách nhiệm việc làm của tôi đúng hay sai đều do tôi làm. Vợ tôi không liên quan đến việc làm của tôi, bà không biết điều này", bị cáo Danh nói.
Riêng về phần tài sản, bị cáo Danh cho biết, tài sản của bị cáo đều bị Cơ quan điều tra kê biên hết. Còn tài sản của vợ thì bị cáo không thể can thiệp, và do vợ bị cáo quyết định.
Về điều này, bà Chi cho biết, với các khoản vay do chồng bà thực hiện, với tư cách là người vợ, bà sẽ dùng tài sản chung để giải quyết các hợp đồng tín dụng. Còn phần tài sản riêng của bà, bà bảo lưu ý kiến xin giữ lại.
Trước đó, trong phiên tòa ngày 4.8, bà Chi yêu cầu HĐXX cho phép giải tỏa kê biên, lấy các tài sản chung ra để trả nợ cho các ngân hàng. "Những tài sản của cá nhân vợ chồng tôi đang cầm tại các ngân hàng, tôi đề nghị dùng xử lý các hợp đồng tín dụng. Sau khi xử lý tất cả khoản nợ với các ngân hàng, nếu còn dư thì phần nào thì tôi xin được giữ lại phần của mình. Còn phần của anh Danh thì do anh Danh quyết định", bà Chi nói.
Theo cáo trạng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB hơn 63 tỷ đồng; lập hồ sơ khống thuê hai trụ sở ở quận 10, TP.HCM gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và chỉ đạo rút gần 5.500 tỷ đồng không có sự chấp thuận của chủ tài khoản mở tại VNCB; phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB số tiền là 4.700 tỷ đồng. Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền 2.100 tỷ đồng.
Theo Danviet
Ông Phạm Công Danh ôm hoạ vì 'giấc mơ' ngân hàng Mua lại ngân hàng đang thua lỗ nặng, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh kỳ vọng sẽ vực dậy thành nhà băng phục vụ ngành xây dựng nhưng chỉ sau hai năm số nợ đã tăng lên 38.000 tỷ đồng. Giữa năm 2012, với tư cách là doanh nhân - người nắm giữ Tập đoàn Thiên Thanh với tiềm lực tài chính rất...