Đại án 9.000 tỉ: Các bị cáo với những số phận riêng
“Việc bị cáo ra đứng trước vành móng ngựa này là ô nhục với gia đình bị cáo, điều này còn nặng nề hơn cả việc phải ngồi tù”.
Chiều 30-8, phiên tòa Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm kết thúc phần các bị cáo nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án.
Dự kiến ngày 9-9, TAND TP.HCM sẽ tuyên án.
Các bị cáo tại phiên xử
Buổi sáng, bị cáo Danh và Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB) mong HĐXX xem xét chiếu cố hình phạt cho các cán bộ, nhân viên VNCB và Thiên Thanh. Chiều, nhiều bị cáo ngoài xin xem xét cho bản thân cũng xin giảm tội cho Danh và Mai.
Trong lời nói sau cùng, bị cáo Mai Hữu Khương mong HĐXX xem xét cho anh Danh có điều kiện khắc phục hậu quả và giảm nhẹ hình phạt thấp nhất cho các bị cáo liên quan đối với những cán bộ ngân hàng và Thiên Thanh để họ không bị cách ly xã hội. Ngoài xin lỗi gia đình, người thân…, bị cáo này còn xin lỗi VNCB đã để lại những khó khăn thách thức do bị cáo gây ra.
Bị cáo Hoàng Đình Quyết tâm tư, trong hơn một tháng phiên xử, những gì cần nói bị cáo đã nói. HĐXX đã có những chứng cứ để có thể phán quyết một cách công minh nhất. “Bị cáo xin HĐXX xem xét những đóng góp của lãnh đạo VNCB như anh Danh, Mai, Khương đã hy sinh rất nhiều” – Quyết nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bị cáo Phạm Công Danh ít khi quay nhìn các thuộc cấp tại phiên xử
Bị cáo Nguyễn Tấn Thành cảm ơn HĐXX đã tạo điều kiện cho bị cáo quan tâm đến gia đình, sống có ích cho Nhà nước. Đáng chú ý, bị cáo này nhận là đồng hương của ông Danh, đã nghe sự việc xảy ra tại phiên tòa này và cũng nghe mẹ của bị cáo Danh khi còn sống có rất nhiều công với cách mạng: “Những lần bị lũ lụt thì gia đình ông Danh cũng giúp đỡ nhiều cho bà con. Bị cáo cũng nghe bị cáo Danh đã làm tất cả mọi thứ để cứu ngân hàng nhưng ngân hàng bị sụp đổ. Mong HĐXX xem xét rộng lòng tha thứ, khoan hồng cho bị cáo Danh”.
Trình bày về hoàn cảnh, bị cáo Lý Minh kể: Đầu 2013, gia đình bị cáo lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Lúc đó anh Mai là người bị cáo nhận thấy có tâm, có đức đã cưu mang bị cáo và cho bị cáo công ăn việc làm. Đến giờ phút này thì bị cáo và gia đình bị cáo vẫn mang ơn anh Mai. Đứng trước vành móng ngựa, bị cáo rất xấu hổ. Bị cáo là người lao động chính trong gia đình, bố mẹ già yếu, vợ không có công ăn việc làm, hai con còn bé.
“Cho phép bị cáo được nói thêm hoàn cảnh gia đình anh Mai. Trước khi anh Mai bị bắt thì vợ anh Mai mang trọng bệnh và cũng đang có con nhỏ. Bản thân anh Mai cũng bị bệnh. Mong HĐXX xem xét mức án nhẹ nhất cho anh Mai” – Minh nói.
Còn bị cáo Đặng Đình Tuấn nói xin HĐXX, VKS giơ cao đánh khẽ, không phải ngồi tù mới là bản án có sức răn đe.
Bị cáo Tuấn trình bày, sinh ra trong gia đình nông thôn nghèo, có truyền thống ngay thẳng, là lao động chính trong nhà, mẹ bị cáo bị huyết áp cao. Hai con của bị cáo còn nhỏ. Trước một ngày bị cáo nhận quyết định khởi tố bị can thì bác sĩ cũng báo tin bệnh lao phổi của bà bị cáo không có khả năng chữa trị, phải trả về nhà. Trong hai ngày gia đình bị cáo nhận hai hung tin. Sau đó vợ bị cáo cũng bị bệnh u nang tử cung. Hiện nay sức khỏe vợ bị cáo không tốt. Ngày bị cáo bị đưa ra xét xử cũng là ngày ba bị cáo hấp hối. Ba bị cáo dặn dò nói rằng việc của con chắc rồi sẽ không sao. Nói chuyện này bị cáo mong muốn HĐXX xem xét. Việc bị cáo ra đứng trước vành móng ngựa này là ô nhục với gia đình bị cáo, điều này còn nặng nề hơn cả việc phải ngồi tù.
Bị cáo luôn lo lắng con của bị cáo sẽ thấy xấu hổ vì bị cáo, không lo học hành. Bị cáo lo cho mẹ bị cáo vừa bị mất chồng lại có con vướng vòng lao lý.
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Vụ UBKT huyện ủy 'tuyên án' thay tòa: Tỉnh ủy Bình Phước sẽ vào cuộc làm rõ
Lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Phước khẳng định Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đồng Phú làm trái thẩm quyền, trong khi chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đồng Phú vẫn cho rằng mình làm đúng.
Chiều 25-8, trả lời PV báo Pháp Luật TP.HCM về vụ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Đồng Phú "tuyên án" thay tòa, một lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Phước cho biết sẽ chỉ đạo Ban Nội chính, UBKT Tỉnh ủy vào cuộc làm rõ thông tin mà báo phản ánh.
"Nếu đúng như những gì báo phản ánh thì UBKT Huyện ủy Đồng Phú đã ra kết luận trái thẩm quyền. UBKT phải chờ tòa án cấp phúc thẩm có phán quyết, từ đó căn cứ vào đó để xử lý chứ UBKT không thể làm thay phán quyết của tòa được. Cơ quan Đảng trước hết cũng phải làm đúng quy định pháp luật, tùy theo thẩm quyền mà giải quyết một cách đúng quy định, thận trọng" - vị lãnh đạo Tỉnh ủy nhấn mạnh.
Cùng ngày, trao đổi với PV, ông Lê Văn Uy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Phước, nêu quan điểm: "Đây là vụ tranh chấp đất đai có giấy đỏ, thẩm quyền giải quyết do tòa án chứ không do bất kỳ cơ quan nào khác. Việc UBKT Huyện ủy Đồng Phú ra kết luận, xử lý những người liên quan khi chưa có bản án có hiệu lực của tòa án là không đúng quy định pháp luật. Tôi sẽ làm việc với UBKT Tỉnh ủy để cùng phối hợp giải quyết sự việc này. Khi có kết quả giải quyết, chúng tôi sẽ thông tin cho báo Pháp Luật TP.HCM biết. Cảm ơn quý báo đã kịp thời thông tin sự việc này".
Bà Nội Thị Uyên bên mảnh đất mà UBND xã Tân Hòa, Đồng Phú lấy giao cho ban quản lý ấp Đồng Chắc. Ảnh:PHƯƠNG ANH
Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh trên số báo ngày 25-8, gia đình bà Nội Thị Uyên vào sinh sống tại ấp Đồng Chắc (xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, Bình Phước) từ năm 1986 và khai phá được 2,1 ha đất hoang để lập nghiệp. Năm 2000, gia đình bà đã kê khai diện tích đất trên, đến năm 2002 thì được UBND huyện Đồng Phú cấp giấy đỏ.
Thời gian này, chính quyền địa phương có vận động người dân nhượng đất để làm các công trình công cộng nên gia đình bà Uyên đồng ý hiến hơn 300 m2 đất cho ấp làm nhà văn hóa. Sau đó, UBND xã Tân Hòa có quyết định giao đất số 36/2002 cho ban quản lý ấp Đồng Chắc quản lý. Điều đáng nói, trong quyết định này, UBND xã Tân Hòa không chỉ lấy 300 m2 mà còn lấy thêm 531 m2 đất nằm trong diện tích được cấp giấy đỏ của gia đình bà Uyên để giao cho ấp Đồng Chắc.
Do không được UBND xã thông báo hay tống đạt quyết định trên nên gia đình bà Uyên không hề hay biết. Mãi tới năm 2011, khi ban quản lý ấp Đồng Chắc cho người ra rào đất, xây dựng công trình..., gia đình bà Uyên mới tá hỏa khi biết sự việc. Gia đình bà khiếu nại vì phần đất này gia đình bà vẫn đang sử dụng ổn định, nằm trong diện tích được cấp giấy đỏ, gia đình bà vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, phí của người sử dụng đất, việc UBND xã tự ý giao đất cho ấp là trái quy định của pháp luật.
Làm việc với bà Uyên, UBND xã Tân Hòa đồng ý trả lại đất. Tuy nhiên, ban quản lý ấp Đồng Chắc lại không chấp hành ý kiến chỉ đạo của xã, một mực không giao lại đất cho gia đình bà Uyên.
Nhiều lần hòa giải không thành, bà Uyên phải khởi kiện yêu cầu TAND huyện Đồng Phú buộc UBND xã Tân Hòa trả lại đất cho gia đình bà. Sau đó TAND huyện Đồng Phú tuyên trả lại đất cho bà Uyên. Tuy nhiên, trưởng ấp Đồng Chắc kháng cáo. Khi vụ án đang được cấp phúc thẩm thụ lý thì UBKT Huyện ủy Đồng Phú tiến hành xác minh vụ việc và kết luận kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng đối với bà Uyên vì cho rằng đất tranh chấp là của ban quản lý ấp. Ngoài ra, UBKT Huyện ủy Đồng Phú còn kỷ luật nhiều cán bộ xã Tân Hòa vì cho rằng họ bao che cho bà.
Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Đồng Phú nói làm đúng Ngày 25-8, ông Bùi Văn Khởi, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Đồng Phú, Bình Phước, cho rằng UBKT không làm trái thẩm quyền trong vụ tranh chấp đất giữa bà Nội Thị Uyên với UBND xã Tân Hòa. Ông Khởi nói khi nhận được đơn của công dân tố cáo bà Nội Thị Uyên (đảng viên) thì theo quy định của điều lệ Đảng, UBKT có quyền xác minh dù tòa đang thụ lý vụ án. "UBKT ra thông báo kết quả giải quyết đơn tố cáo, trong đó kết luận công dân tố cáo đồng chí Uyên lấn chiếm đất là đúng. Điều này là không trái với thẩm quyền. Căn cứ vào quy định của Đảng, UBKT xử lý đồng chí Uyên là xử lý hành vi lấn chiếm đất, chặt cây dầu của đoàn thanh niên ấp" - ông Khởi cho biết. Theo ông Khởi, việc thông báo kết luận giải quyết đơn tố cáo đối với bà Uyên là tài liệu mật, chỉ lưu hành trong nội bộ của Đảng, không ảnh hưởng và tác động đến việc xét xử của tòa án. Về việc xử lý kỷ luật nhiều cán bộ xã khác, ông Khởi cho biết có một số người đang khiếu nại kỷ luật đảng nên UBKT đang chờ kết quả giải quyết. PHƯƠNG ANH Ủy ban Kiểm tra làm thay tòa án Tôi cho rằng việc UBKT Huyện ủy Đồng Phú, Bình Phước gặp tòa án hai cấp làm việc được xem như là một việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với đảng viên thuộc đảng bộ huyện... Tuy nhiên, thay vì đợi kết quả cuối cùng của tòa phúc thẩm thì UBKT Huyện ủy lại nóng vội khi ra quyết định kỷ luật đảng viên. Việc UBKT Huyện ủy xác minh rồi kết luận luôn ai là chủ đất là thể hiện việc bao biện, can thiệp vào công việc của chính quyền và cơ quan tư pháp. Ngoài ra, ban quản lý ấp chẳng có tư cách tố tụng gì trong vụ này vì đất này do xã mượn của dân, chỉ giao cho ấp quản lý. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, ban quản lý ấp không phải một cấp hành chính ở chính quyền địa phương. Luật sư NGUYỄN VĂN HỒNG, Đoàn Luật sư TP.HCM PHƯƠNG LOAN ghi
NGUYỄN ĐỨC
Theo PLO
Tòa tuyên bằng thời gian tạm giam, vì sao? Trong thực tiễn xét xử, việc các tòa phạt tù bị cáo (kể cả người chưa thành niên) bằng đúng thời gian tạm giam xảy ra khá phổ biến. Vì sao lại có thực trạng này? Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, trong vụ cướp giật bánh mì, trả lời PV về việc tòa sơ thẩm cho bị cáo Ôn Hoàng Tân...