Đặc vụ TQ bí mật đến Canada bắt các đối tượng như Trịnh Xuân Thanh
The Globe and Mail cho hay nhiều nhân viên an ninh bí mật của Trung Quốc đã nhập cảnh Canada thông qua thị thực du lịch để truy lùng những quan chức tham nhũng bỏ trốn.
Theo báo The Globe and Mail, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động bí mật săn lùng tội phạm bỏ trốn ở quốc gia Bắc Mỹ này là vì Ottawa không sẵn lòng chấp thuận cho hồi hương các tội phạm kiểu này và do dự trong việc thảo luận thoả thuận dẫn độ.
Trong khi đó, trước thềm chuyến thăm chính thức Canada của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từ ngày 21 đến 24.9, hai nước đã đạt được thỏa thuận liên quan đến hiệp định dẫn độ song phương trong chuyến công du tới Trung Quốc đầu tuần trước của ông Daniel Jean, Cố vấn an ninh quốc gia của Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Hiệp định được ký kết sẽ mở đường cho việc đưa các quan chức Trung Quốc phạm tội về nước xét xử, đồng thời, cho phép hai chính phủ chia sẻ thông tin về các nguồn tài chính do những người Trung Quốc thuộc diện nghi vấn đưa đến Canada.
Các hoạt động bí mật của lực lượng an ninh Trung Quốc đã diễn ra trong nhiều năm ở Canada, một phần trong nỗ lực toàn cầu của Bắc Kinh trong chiến dịch được gọi là “Săn cáo” nhằm truy lùng và hồi hương bằng được các tội phạm kinh tế, đảng viên, quan chức nhà nước và những người liên quan đến tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài, đồng thời thu hồi tài sản bị các đối tượng này biển thủ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc gia tăng các hoạt động bí mật này làm tăng mối lo ngại của giới chức an ninh Canada và các luật sư bảo vệ quyền của người nhập cư.
Luật sư Clive Ansley, người đã phục vụ như là một chuyên gia về hệ thống luật pháp của Trung Quốc trong các buổi điều trần trục xuất, nói rằng hiệp ước dẫn độ với Bắc Kinh “là một ý tưởng tồi tệ.”
Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở cuộc chiến chống tham nhũng trên diện rộng hơn 3 năm trước, Trung Quốc nỗ lực đẩy nhanh việc ký kết thỏa thuận dẫn độ với những quốc gia mà các quan chức tham nhũng của nước này lẩn trốn, đồng thời tăng cường hợp tác với nhiều nước để truy lùng quan chức tham nhũng bỏ chạy ra nước ngoài.
Những đối tượng này là các “công chức tham nhũng và các công dân bị cáo buộc phạm tội về kinh tế như gian lận tài chính đối với cá nhân, các doanh nghiệp và ngân hàng.” Chính phủ Trung Quốc ước tính trong năm 2014 có 208 người đã chạy trốn.
“Hơn 70 đội cảnh sát đã được gửi ra nước ngoài để săn lùng những kẻ tội phạm kinh tế, dẫn đến việc bắt giữ của các cá nhân trải rộng trên 69 quốc gia và khu vực.”
Kể từ năm 2014, khi phát động chiến dịch “Săn cáo”, Bộ Công an Trung Quốc đã gửi hàng chục nhóm đặc biệt ra nước ngoài bắt giữ nghi phạm tại Pháp, Madagascar, Thái Lan, Peru, Philippines, Ecuador, Hàn Quốc, Campuchia, Tây Ban Nha và nhiều nước khác.
Theo Danviet
Vụ Trịnh Xuân Thanh: PVC họp toàn bộ lãnh đạo
Chưa bao giờ cái tên PVC (Tổng Cty Cổ phần xây lắp dầu khí) nổi như lúc này. Chuyện đúng, sai ra sao, cơ quan chức năng sẽ kết luận. PVC những ngày này ra sao?
"Việc thoái vốn tại các đơn vị không dễ dàng vì khó thu hút nhà đầu tư. Chúng tôi cố gắng đảm bảo việc làm, đời sống của trên 4.000 cán bộ, công nhân viên và người lao động. Tuy số tiền lãi từ năm 2014 đến nay chưa lớn, nhưng đã cải thiện, xoay chuyển tình thế, giúp PVC từ nhiều năm thua lỗ chuyển sang hoạt động có hiệu quả", một đại diện PVC nói.
Tại trụ sở PVC (trên đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội), trao đổi với PV, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Văn Đồng, nói: "Mọi việc đều chờ kết luận của cơ quan điều tra.
Công nhân PVC xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Chiều qua (19/9), Ban lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí vừa chủ trì cuộc họp với lãnh đạo PVC, đại diện các phòng ban và đơn vị trực thuộc thông báo tình hình hoạt động tổng công ty, động viên cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc và chờ quyết định cuối cùng của cơ quan điều tra. Lãnh đạo phòng ban về phổ biến cho toàn bộ cán bộ nhân viên, người lao động. Hầu như ai cũng biết là chuyện từ giai đoạn trước".
Ông Đồng kể, thời gian qua, một vài phóng viên muốn viết về kết quả hoạt động và người lao động PVC từ khi có lãnh đạo mới, nhưng ông xin khất. Bởi vì "lúc này, những kết quả tốt, chúng tôi làm được từ 2014 đến nay dù có nói cũng không ai nghe mình. Nói ngược dòng thông tin chung (về các sai phạm - PV) lại thành lạc lõng, thậm chí gây phản ứng ngược".
Về sự việc miễn nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc Trần Minh Tuấn, ông Đồng cho biết, quyết định này dựa trên nguyện vọng cá nhân của ông Tuấn.
"Anh Tuấn có đơn xin từ chức cách đây cả tháng, trước khi quyết định khởi tố vụ án. Để miễn nhiệm, chúng tôi phải theo quy trình báo cáo lên lãnh đạo tập đoàn. PVC đã niêm yết trên sàn chứng khoán, vì vậy mọi thông tin đều có văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong vòng 24h. Thời điểm nhận quyết định miễn nhiệm ông Tuấn trùng hợp với khi công bố khởi tố vụ án tạo nên nhiều nghi ngờ không tốt cho PVC", ông Đồng nói.
Hiện, PVC triển khai thi công tại các công trình, dự án trọng điểm như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu, Nhà giàn DK... PVC tiếp tục tái cơ cấu, thoái vốn tại các đơn vị theo đề án tái cơ cấu Tổng công ty PVC; xử lý khoản công nợ tại các dự án.
Từ năm 2014 đến nay, hoạt động của PVC bắt đầu có lãi. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất toàn tổ hợp năm 2014 đạt 10,31 tỷ đồng; năm 2015 là 22,69 tỷ đồng; 6 tháng năm 2016 đạt 148,45 tỷ đồng. Riêng lợi nhuận của Cty mẹ tăng lên nhanh chóng, từ 53 tỷ đồng năm 2014 lên 2,5 lần (tương đương 137 tỷ đồng) năm 2015; 6 tháng đầu năm 2016 lợi nhuận đạt gần 179 tỷ đồng.
Theo Tiền Phong
Có phải ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt? Đó là câu hỏi do báo giới đặt ra trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều nay với Người phát ngôn của Chính phủ. Cụ thể, câu hỏi là: "Những ngày qua có thông tin ông Trịnh Xuân Thanh đã bị cơ quan điều tra áp dụng biện pháp tố tụng. Thông tin này tuy không chính thống nhưng đang gây...