“Đặc tính Trung Quốc” trong lớp lãnh đạo mới
Ban lãnh đạo chính trị của Trung Quốc sau Đại hội Đảng 18 này sẽ đem đến những thay đổi nào trong chính sách đối nội và đối ngoại cho quốc gia này?
Tháng 11 là “tháng chính trị” đáng quan tâm của toàn thế giới. Trung Quốc và Mỹ cùng cho ra một nhiệm kì lãnh đạo mới. Vị học giả chính trị quốc tế của trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, giáo sư Thời Ân Hoằng từng phân tích rằng, trong lớp lãnh đạo chính trị mới này, “đặc tính Trung Quốc” lâu nay sẽ không thay đổi.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình (giữa) cùng 6 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa xã)
Giáo sư Thời Ân Hoằng nhận định, những “đặc tính Trung Quốc” này bắt nguồn từ truyền thống lịch sử mấy nghìn năm của Trung Quốc, có những yếu tố có quan hệ thực tiễn đến nền chính trị đương đại. Cụ thể, ông đưa ra những đặc tính trên mấy phương diện sau:
Cải cách
Chủ đề đầu tiên của Trung Quốc đương đại chính là cải cách. Với việc hình thành nên khái niệm “đặc tính Trung Quốc” mà ông Vương Canh Võ, một học giả người Hoa ở Singapore đưa ra, điều cơ bản của nền chính trị Trung Quốc đương đại chính là việc theo đuổi tính ổn định trong chính sách, cải cách kinh tế càng được hệ thống hóa hơn, mục đích và biện pháp có tính rõ ràng hơn. Thời Ân Hoằng chỉ ra rằng, cũng giống như cải cách truyền thống trong lịch sử Trung Quốc, cải cách đương đại cũng có tính khu biệt nội tại, cũng trải qua sự sàng lọc cẩn thận, nhưng lại phức tạp và tỉ mỉ hơn.
Duy trì
Quan niệm “duy trì” bắt nguồn từ truyền thống lịch sử Trung Quốc cũng có ảnh hưởng sâu rộng đến những nhà cải cách đương đại. Trung Quốc đương đại đã trải qua những cuộc cải cách chuyển đổi lớn, việc làm thế nào để duy trì được trạng thái thống nhất, hòa bình, ổn định vẫn đang là những khảo nghiệm cho tính linh hoạt, tính lâu dài và khả năng cầm quyền của nhà lãnh đạo chính trị. Trước mắt, giữ vững sự thống nhất của quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ chính là ý nghĩa cơ bản của quan niệm “duy trì”.
Quan niệm “vạn vật tuần hoàn thống lĩnh vũ trụ”
“Đặc tính Trung Quốc” truyền thống vẫn có ảnh hưởng đến quan niệm chấp chính ngày nay. Ví như, nhận thức về quy luật tuần hoàn thịnh suy trong chính trị sinh ra từ quan niệm “vạn vật tuần hoàn thống lĩnh vũ trụ”, đi cùng với phồn vinh sẽ là suy thoái. Giống như lời phát biểu của Tổng Bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong Đại hội kỉ niệm 30 năm Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 khóa 11: “Sự tiên tiến trước kia không đồng nghĩa với sự tiên tiến hiện tại, sự tiên tiến hiện tại không đồng nghĩa với sự tiên tiến trong tương lai; cái có được trước kia không có nghĩa với cái có được bây giờ, cái có được bây giờ không đồng nghĩa với cái có được mãi mãi”.
Video đang HOT
Bình đẳng
Vấn đề bình đẳng là một nghịch lí mâu thuẫn trong “đặc tính Trung Quốc” cùng tồn tại đồng thời ở Trung Quốc lịch sử và Trung Quốc ngày nay. Trong xã hội phân chia đẳng cấp truyền thống Trung Quốc, quần thể xã hội khác nhau có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau, nhưng cũng có một loại “bình đẳng bề mặt đối với tình trạng đặc định và tính chính đáng của vấn đề”.
Nghịch lí mâu thuẫn này có quan hệ mật thiết đến niềm tin đối với lãnh đạo chính phủ Trung Quốc ngày nay. Việc nhân dân mưu cầu công chính bình đẳng, ủng hộ quan niệm “cá nhân vì tập thể” có mâu thuẫn sâu sắc đối với văn hóa chính trị “quan bản vị” của hiện tượng đẳng cấp hóa trong xã hội.
Mặt khác, Trung Quốc gần như là một nước lớn duy nhất trên thế giới vẫn còn đề xướng và thực hiện quan điểm triết học chủ nghĩa bình đẳng quốc tế. Xét về quy mô, lợi ích căn bản và địa vị quốc gia của Trung Quốc, chiến lược “chính sách ngoại giao nước lớn” cũng nhiều lần được các nhà ngoại giao Trung Quốc đề cập. “Chính sách ngoại giao nước lớn” trong chính sách ngoại giao thực tế của Trung Quốc có thể được lí giải bằng những cách thức, hành vi qua các vấn đề nóng như Triều Tiên, Iran, Dafu, Myanmar.
Đạo đức
Sự nhấn mạnh về đạo đức rõ ràng là một trong những đặc sắc chính trị truyền thống của Trung Quốc. Nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc hiện nay nhấn mạnh về vấn đề đạo đức bởi những nguyên nhân từ trong nước, không chỉ để phục hồi lại truyền thống văn hóa đã bị hủy hoại trong cải cách văn hóa, mà còn để chống lại những ảnh hưởng xấu đến hệ thống lý luận xã hội, đến văn minh tinh thần do nền kinh tế thị trường tự do sau cải cách gây ra.
Quan điểm “kết hợp pháp trị và đức trị” mà Giang Trạch Dân đưa ra và thuyết “bát vinh bát nhục” (tám điều vinh nhục) của Hồ Cẩm Đào đều là những biểu hiện đạo đức chính trị rất quan trọng.
Chức năng đối nội trong chính sách đối ngoại
Thời Ân Hoằng cho rằng, so sánh với bất kì một nước lớn nào trên thế giới vào những năm 1945 hoặc từ năm 1990 đến nay, chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay có còn có chức năng đối nội mạnh mẽ. “Đặc tính Trung Quốc” này vô cùng hữu ích cho “chiến lược tập trung” của Trung Quốc ngày nay, có lợi cho sự tăng trưởng kinh tế và những thành tựu ổn định xã hội nổi bật của Trung Quốc trong hai, ba mươi năm gần đây, cũng thúc đẩy mạnh mẽ chính sách đối ngoại vốn vẫn tương đối bảo thủ của Trung Quốc. Tương lai, quyền thế và tầm ảnh hưởng chính trị mà ngoại bộ Trung Quốc đạt được có thể sẽ tiến triển chậm chạp, nhưng không phải là đi ngược lại con đường này.
Lòng tin đối với bản thân “đặc tính Trung Quốc”
Đây là một đặc tính Trung Quốc của những năm gần đây, đó chính là lòng tin kiên định của những lãnh đạo chính trị hiện nay của Trung Quốc (bao gồm cả đại đa số quần chúng nhân dân) đối với bản thân đặc tính Trung Quốc (“tình hình quốc gia Trung Quốc”) cũng như thực tiễn duy trì tự chủ, cải cách và phát triển.
Thậm chí có thể nói rằng, lòng tin này chính là một hình thái ý thức căn bản nhất của Trung Quốc ngày nay, bắt nguồn từ chiến lược cách mạng Trung Quốc mà Mao Trạch Đông đã xây dựng dựa trên tình hình nhà nước Trung Quốc thời kì cách mạng. Từ sau cải cách mở cửa cho đến nay, Trung Quốc thu được những thành công lớn, phục hồi lại lòng tin của người dân sau tai họa từ cuộc “đại cách mạng văn hóa”.
Thời Ân Hoằng cho rằng, những đặc tính Trung Quốc này, cho dù là “duy trì” thận trọng, hay là quan niệm thịnh suy về sự tuần hoàn của vạn vật, đều đã trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phương thức hành vi và chính sách đối ngoại của lãnh đạo chính trị Trung Quốc ngày nay. Chí ít trong nhiệm kỳ lãnh đạo chính trị kế tiếp, các đặc tính này có thể vẫn sẽ như vậy.
Theo 24h
Tập Cận Bình: Đường đến đỉnh cao chính trị
Con đường nào đưa ông Tập Cận Bình lên chức vụ Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc? Quan điểm trị quốc cũng như tính cách của ông ra sao? Loạt bài về chân dung Tập Cận Bình sẽ giúp bạn đọc biết rõ hơn về nhân vật này.
"Vốn liếng" từ những năm tháng lao động
Tập Cận Bình sinh tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, quê gốc Thiểm Tây (Trung Quốc). Khi chào đời, cha của ông, Tập Trọng Huân đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng bộ Tuyên truyền trung ương, phó Chủ nhiệm ủy ban văn giáo chính vụ viện. Năm 40 tuổi, ông Tập Trọng Huân 40 mới có được người con quý tử, đặt tên "Cận Bình".
Tập Cận Bình lớn lên trong sự nghiêm khắc của cha mẹ, và tuổi niên thiếu của ông gắn bó mật thiết với vận mệnh của cha mẹ. Trong giai đoạn "đại cách mạng văn hóa", cha ông bị lật đổ, lúc ấy Tập Cận Bình chưa đầy 16 tuổi đã bị ép tham gia đội sản xuất nông thôn ở Thiểm Tây.
Trải nghiệm trong quãng thời gian này trở thành một đoạn hồi ức ông không thể quên, và coi là một tài sản quý giá. Ông kể: "Suốt một năm 365 ngày, tôi gần như không ngủ, trừ những hôm bị bệnh. Trời mưa gió bão tôi cùng mọi người đi cắt cỏ trong nhà hầm, buổi tối cùng mọi người trông đàn gia súc, rồi lại cùng họ đi chăn dê, việc gì cũng làm, khi đó tôi khiêng 200 cân lúa mạch đi 10 dặm đường núi mà không cần đổi vai".
Ông Tập Cận Bình: "Cuộc sống vất vả bao năm tại vùng núi cao thôn xã đã rèn luyện cho tôi rất nhiều"
Lúc đó, khoảng 29.000 thanh niên trí thức Bắc Kinh đến đội sản xuất nông thôn Diên An. Tập Cận Bình làm bí thư chi bộ đại đội đầu tiên. Ông nói, sự khổ luyện này khiến bản thân ông nhìn thấy sức mạnh của nhân dân, thấy được gốc rễ căn bản của quần chúng nhân dân, giúp ông thực sự hiểu về bách tính, hiểu về xã hội, đây là điều cơ bản nhất. "Rất nhiều suy nghĩ thực sự cầu thị đều được manh nha từ đó để rồi bây giờ ảnh hưởng đến bản thân tôi từng giờ từng khắc".
"Sự trưởng thành và tiến bộ của tôi có thể nói là được bắt đầu từ quãng thời gian 7,8 năm tại Thiểm Tây. Hai thứ lớn nhất mà tôi có được từ giai đoạn này: Một là nó giúp tôi hiểu được thế nào là thực tế, thế nào là thực sự cầu thị, thế nào là quần chúng. Đây là cái lợi mà cả đời mà tôi có được. Hai là nó bồi dưỡng cho tôi lòng tự tin. Quán ngữ vẫn thường nói, đao phải mài trên đá, người phải tôi luyện trong gian khó. Cuộc sống vất vả bao năm nay tại vùng núi cao thôn xã đã rèn luyện cho tôi rất nhiều, sau này gặp phải bất kì khó khăn gì, tôi đều nghĩ đến khoảng thời gian đó, trong hoàn cảnh điều kiện khốn khổ ấy còn có thể vượt qua được, thì giờ sao lại không thể? Có khó mấy cũng không thể khó bằng lúc đó đâu. Con người phải có chí khí, gặp phải chuyện gì cũng đều phải có dũng khí vượt qua, không được mê tín, như vậy sẽ có thể vững vàng trước biến loạn, ngẩng đầu trước khó khăn".
Có lẽ nhờ những trải nghiệm này, nên trong công việc, Tập Cận Bình được báo chí Trung Quốc cho là đi về phía quần chúng, thúc đẩy ý chí quật cường, phát triển sách lược một cách thẳng thắn và kiên định.
Làm việc nặng, đọc sách nhiều
Nơi Tập Cận Bình làm thanh niên trí thức là thôn Lương Gia Hà, huyện Diên Xuyên tỉnh Thiểm Tây. Do sinh ra ở Bắc Kinh và cha ông là cán bộ cao cấp của Đảng, nên quãng thời gian trước năm 16 tuổi, Tập Cận Bình có rất quan hệ ít với nông thôn. Tuy nhiên trong một cuộc vận động đặc biệt của cuộc "đại cách mạng văn hóa", ông cùng nhiều thanh nhiên trí thức xuống vùng nông thôn, điều đó siết chặt sợi dây liên lạc giữa ông đối với quê hương Thiểm Tây của mình.
Ông Tập Cận Bình đắc cử chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa mới, thay thế ông Hồ Cẩm Đào
Mùa thu năm 1969, Tập Cận Bình 16 tuổi, mang theo hai hòm sách đến thôn Lương Gia Hà. Lão Lương, cựu bí thư chi bộ của thôn Lương Gia Hà nhớ lại, Tập Cận Bình không ngày nào rời tay khỏi sách. Ông bảo, Tập Cận Bình sau khi đến vùng nông thôn này đã học cuốc xới, bón phân rất nhanh, một gánh hai sọt nặng hơn 100 cân (cân Trung Quốc, 100 cân bằng 50kg), bước đi nhanh không ai đuổi kịp.
"Ông ấy mặc một chiếc áo bông cũ màu xanh dương, eo giắt một kíp nổ đã dùng, không có dáng vẻ gì của một thư sinh", Lão Lương nhận xét.
Lão Lương nhớ lại, năm 1973 Tập Cận Bình viết một lá đơn xin kết nạp Đảng tại thôn Lương Gia Hà. Tháng 1 năm 1974, khi mới 21 tuổi, ông được kết nạp Đảng dưới sự tiến cử của chi bộ Đảng thôn Lương Gia Hà huyện Xuyên Thiểm Tây. Vào Đảng chưa được bao lâu, Tập Cận Bình được bổ nhiệm làm bí thư chi bộ Đảng đại đội sản xuất thôn Lương Gia Hà huyện Diên Xuyên.
Đắp đê là việc quan trọng nhất ở vùng nông thôn Thiểm Bắc khi đó, đặc biệt là vùng núi hẻo lánh. Đắp đê tức là dựng một con đập lớn ở mỗi một khu sơn cốc để ngăn dòng hồng thủy, tránh cho đất màu bị bào mòn, đồng thời bảo vệ trang trại và lương thực. Lão Lương nói: "Tập Cận Bình đắp ba con đập, đào 42 hồ khí mê tan, khơi một chiếc giếng lớn. Trong chưa đầy 2 năm, làm không ít việc như vậy, quả không phải đơn giản". Tập Cận Bình ở Lương Gia Hà gần 7 năm, năm 22 tuổi rời khỏi vùng nông thôn này, và là một trong 12 thanh niên trí thức Bắc Kinh đến thôn Lương Gia Hà năm đó ra đi muộn nhất.
"Thích đọc sách", "ham học" là đánh giá của người dân thôn Lương Gia Hà dành cho Tập Cận Bình. Trong kí ức của họ, Tập Cận Bình thường xem những "cuốn sách dày như gối để gối đầu", trong đó có Mác - Lê, dường như cũng có cả Toán, Lý, Hóa. "Lúc ấy chưa có điện, ông ấy đọc sách dưới ánh đèn dầu, có lúc ăn cơm cũng cầm quyển sách", Thạch Xuân Dương, một người ở thôn Lương Gia Hà kể.
Theo 24h
7 gương mặt lãnh đạo cao nhất Trung Quốc Tân Tổng bí thư Tập Cận Bình cùng 6 ủy viên khác trong Thường vụ Bộ chính trị khóa 18 đã gặp gỡ báo chí tại Bắc Kinh. 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa mới được bầu gồm 2 ủy viên khóa cũ: ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. 5 người còn lại là những gương...