Đặc tính khác biệt của cá vẹt: Làm ra 320kg cát mỗi năm
Mỗi con cá vẹt có khoảng 1.000 chiếc răng, cứng hơn vàng bạc. Đặc tính này giúp chúng bảo vệ san hô, sạch môi trường biển.
Cộng đồng mạng đang truyền tải lời kêu gọi không ăn cá vẹt, góp phần cứu môi trường biển.
Đây là loài cá quan trọng nhất trên các rạn san hô tại vùng biển Caribe và các vùng biển nhiệt đới đang bị hiện tượng tảo xâm lấn. Chúng có nhiều điều đặc tính thú vị.
Các vẹt biển ở quần đảo Trường Sa của Việ Nam
Hình dáng
Cá vẹt có tên tiếng Anh là Parrotfish, chúng là một loại cá biển thường sống ở vùng nước nông của đại dương nhiệt đới, cũng như có một số loài sẽ sống ở các đại dương cận nhiệt đới.
Chúng thuộc họ cá Scaridae (cá Mó) và hiện nay có khoảng 80 loài cá vẹt được tìm thấy.
Mỏ của chúng giống con vẹt nên được đặt tên là vẹt. Cá vẹt được biết đến với vẻ ngoài sặc sỡ, bắt mắt, lớp vảy thường có màu xanh, óng ánh.
Bộ răng của chúng thường được ví cứng hơn vàng, bạc, nhô ra khỏi miệng. Mỗi con cá vẹt có khoảng 1.000 chiếc răng, sắp xếp trong 15 hàng, hợp nhất với nhau, tạo thành cái mỏ giống con vẹt.
Cá vẹt bị đánh bắt hàng năm với số lượng lớn làm thực phẩm cho con người, khiến loài này có nguy cơ biến mất
Video đang HOT
Chúng dùng hàm răng này để ăn thức ăn cứng như san hô chết, đá rêu. Một số loài cá vẹt còn có thể bài tiết chất nhầy mỗi đêm để giúp ngăn chặn những kẻ săn mồi tới gần.
Vai trò của cá vẹt với hệ sinh thái biển
Cá vẹt cần thiết trong việc duy trì và phát triển các rạn san hô của tự nhiên. Nếu không có chúng, các rạn san hô sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng và không còn tồn tại.
Những chú cá vẹt không chỉ bảo vệ san hô mà còn giúp các rạn san hô phát triển nhanh hơn và khỏe mạnh hơn.
Cá vẹt chủ yếu là động vật ăn cỏ, chúng sử dụng hàm răng chắc khỏe để xé và ăn các loại tảo biển có trong các rạn san hô.
Cá vẹt rất ít khi cắn vào san hô sống và chỉ tìm đến các rạn san hô có nhiều tảo nằm trên bề mặt, san hô chế để ăn. Cá vẹt thường dành tới 90% thời gian trong ngày để tìm kiếm thức ăn.
Nếu cá vẹ biến mất, môi trường sinh thái biển có thể bị phá vỡ
Bằng cách ăn tảo, chúng đã ngăn chặn được tình trạng tảo nở hoa gây nguy cơ tẩy trắng san hô và dẫn đến việc san hô bị chết.
Khi cá vẹt ăn san hô chết, chúng sẽ tiêu hóa tất cả các phần dinh dưỡng có trên san hô và sau đó bài tiết dưới dạng cát.
Nhiều người cho rằng hầu hết các rạn san hô Caribbean sẽ biến mất trong vòng 20 năm, nếu các loài cá ăn cỏ, chẳng hạn như cá vẹt, không được bảo vệ và phát triển.
Nhiều tài liệu cho biết thêm, cát trắng ở Hawaii được tạo ra chủ yếu từ phân cá vẹt. Một con cá vẹt lớn sẽ có thể tạo ra 320kg cát mỗi năm.
Ngoài những đặc tính trên, cá vẹt còn là loài lưỡng tính. Chúng thay đổi giới tính vài lần trong đời của mình. Ban đầu chúng là con cái, nhưng sau đó có thể chuyển thành con đực.
Cá vẹt ít khi sống được trong môi trường nuôi nhốt. Vì chúng yêu cầu một chế độ ăn rất đặc thù, mà đa số các bể cá hiện tại không thể đáp ứng được.
Mua, bán hoặc đánh bắt cá vẹt là phạm pháp
Việc mua, bán hoặc đánh bắt cá vẹt được coi là phạm pháp ở Barbuda, một quốc đảo tại vùng biển Caribe. Chính quyền địa phương đã thông qua một đạo luật nhằm bảo vệ loài động vật biển này.
Kỳ lạ loài cá không biết bơi mà chỉ đi bộ nhưng săn mồi siêu nhanh
Cá ếch không biết bơi mà thay vào đó dùng cặp vây để đi bộ trên bề mặt san hô. Những \'bàn chân đặc biệt\' này của chúng còn có tác dụng như cần câu để thu hút con mồi.
Một sinh vật được gọi là cá nhưng lại không biết bơi mà lại di chuyển bằng chân như động vật trên cạn, cá ếch (frogfsh) là một trong số những loài cá kỳ lạ nhất được tìm thấy.
Loài cá không biết bơi này còn được gọi là cá thợ câu (anglerfish), thuộc Bộ Cá vây chân Lophiiformes. Chúng sống ở khắp các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Có những con có kích thước tí hon chỉ bằng 1/3 đầu ngón tay người, con lớn nhất có thể dài tới 40 cm. Khi bé chúng có màu trắng, vàng hoặc đỏ nhưng khi trưởng thành cá ếch biến đổi thành màu hồng, đen, xanh lá cây và đa dạng hơn thế.
Cá ếch không biết bơi như các loài cá khác. Đôi vây ngực cứng chắc và có hình dáng giống như bàn chân, giúp chúng "đi bộ" dễ dàng trên bề mặt san hô.
Loài cá đi bộ này được mệnh danh là "bậc thầy ngụy trang" nhờ khả năng thay đổi màu sắc. Dù bình thường di chuyển khá chậm nhưng khi săn mồi, tốc độ tấn công của chúng nhanh hơn bất kỳ loài động vật nào, và lại rất kiên nhẫn khi rình mồi.
Nắm lợi thế khi sở hữu cái vây nhỏ rất dài phía gần đầu, chúng thường dùng như cần câu để thu hút các loài tôm cá nhỏ.
Cá ếch nằm yên một chỗ trong thời gian rất lâu đợi đến khi con mồi lọt vào phạm vi tấn công.
Sau đó chúng lập tức há miệng thật lớn, tạo ra một vùng chân không hút con mồi vào miệng với thời gian là 6 phần nghìn giây.
Một số nơi ở hu vực tây bắc châu Âu, đông Bắc Mỹ, châu Phi và Đông Á thường dùng cá ếch làm thực phẩm. Chúng có thịt khá ngon, chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Tuy nhiên, một số loài cá cóc- họ hàng của cá ếch thuộc họ Batrachoididae có thể có độc và được khuyến cáo không nên ăn.
Mộc Nhiên
Rùa xanh mắc vào lưới đánh cá, bài tiết ra toàn rác thải của con người Một con rùa xanh (tên khoa học là Chelonia mydas) mới đây đã mắc vào lưới đánh cá của ông Roberto Ubieta, một ngư dân ở San Clemente del Tuyú, Argentina. Ông Ubieta đã được Quỹ Marino Mundo huấn luyện cách giúp đỡ các sinh vật biển lọt vào lưới đánh cá, vì thế ông đã đưa con rùa này đến trung tâm...