Đặc sứ hạt nhân Triều Tiên qua đời vì ung thư
Nhà ngoại giao từng thương thảo hiệp ước để Mỹ không tấn công vào các cơ sở hạt nhân Triều Tiên đã qua đời hôm 20/5.
Nhân viên làm việc trong nhà máy điện hạt nhân ở Yongbyon. Ảnh: AP
Ông Kang Sok Ju, thành viên Ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên qua đời vì ung thư ở tuổi 76, AFP hôm nay đưa tin. Năm 1994, ông Kang từng đàm phán với Mỹ để Mỹ không tấn công các cơ sở hạt nhân Triều Tiên. Ông Kang, khi đó là thứ trưởng ngoại giao, đã ký với Mỹ hiệp định khung về việc Triều Tiên ngừng các hoạt động tại cơ sở hạt nhân Yongbyon, đổi lại việc nhà máy điện hạt nhân do một tập đoàn quốc tế xây dựng sẽ không bị chuyển giao cho quân đội sử dụng.
“Ông Kang Sok Ju là nhà ngoại giao xuất sắc, đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện các chỉ đạo của Nguyên soái Kim Jong-il, người đã dẫn dắt chúng ta chống lại cuộc chiến hạt nhân của Mỹ nhằm vào Triều Tiên từ những năm 1990″, thông cáo của thông tấn xã Triều Tiên KCNA viết.
Trong các cuộc đàm phán về hiệp định khung tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Kang từng cảnh báo người đồng nhiệm Mỹ Robert Gallucci rằng các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc áp đặt lên Triều Tiên sẽ bị coi là hành động chiến tranh. Cảnh báo của ông Kang đã khiến tổng thống Mỹ Bill Clinton khi đó cân nhắc tới kế hoạch hủy diệt cơ sở Yongbyon bằng các cuộc không kích, Gallucci nói trong một cuộc phỏng vấn. Yongbyon nằm cách thủ đô Bình Nhưỡng 90 km về phía bắc.
Video đang HOT
Khi đàm phán ở giai đoạn căng thẳng, Triều Tiên đưa ra đề nghị xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ với các biện pháp bảo đảm để nó không bị chuyển giao cho quân đội. Hiệp định khung sau đó được ký kết dựa trên đề nghị này.
Cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Hiệp định khung nêu trên đã làm chậm tiến trình phát triển hạt nhân của Triều Tiên khoảng một thập kỷ, nhưng nó đã bị phá vỡ vào năm 2003, sau khi Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đã bỏ ra 2,3 tỷ USD để xây nhà máy điện hạt nhân cho Triều Tiên.
Năm 2006, Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên và cho tới nay đã có 4 vụ thử. Lần gần nhất Triều Tiên thử hạt nhân là vào tháng 1, khi đó nước này tuyên bố sở hữu công nghệ bom nhiệt hạch, vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất lịch sử loài người.
Văn Việt
Theo VNE
Triều Tiên thay bộ trưởng ngoại giao
Triều Tiên bổ nhiệm một nhà ngoại giao cấp cao có nhiều kinh nghiệm trong đàm phán với Hàn Quốc và Mỹ làm bộ trưởng ngoại giao mới.
Tân Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho. Ảnh: AP.
Đại sứ quán Triều Tiên tại London hôm qua gửi thư thông báo đến chính phủ Anh rằng cựu thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao, theo AP.
Ri Yong-ho từng là phái viên cấp cao Triều Tiên tham gia đàm phán 6 bên về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng và đàm phán với Mỹ vào những năm 1990. Ông còn là đại sứ Triều Tiên tại Anh.
Năm 2011, ông gặp phái viên cấp cao Hàn Quốc về hạt nhân ở Bali, Indonesia, bên lề hội nghị an ninh khu vực và nhất trí nối lại các vòng đàm phán hạt nhân. Quyết định này được coi là bước đột phá vào thời điểm đó nhưng quá trình đàm phán vẫn bị gián đoạn từ cuối năm 2008.
Một số nhà phân tích Hàn Quốc nhận định Triều Tiên bổ nhiệm Ri Yong-ho nhằm khôi phục lại hoạt động ngoại giao, vốn bị gián đoạn từ lâu, và cải thiện quan hệ với các quốc gia khác sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 4 hồi tháng 1, khiến cộng đồng quốc tế chỉ trích và áp đặt thêm lệnh trừng phạt.
Nội dung thư không cho biết thông tin về người tiền nhiệm Ri Su-yong. Cơ quan tình báo Hàn Quốc hôm nay cho biết ông Ri Su-yong có thể đã được bổ nhiệm làm phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên (WPK) nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Ri Su-yong và Ri Yong-ho đều được thăng chức trong thời gian diễn ra đại hội WPK, lần đầu trong 36 năm.
Nếu việc Ri Su-yong được thăng chức là chính xác, ông sẽ thay thế Kang Sok-ju, chuyên gia chính sách đối ngoại, người từng đàm phán với Mỹ năm 1994 về thỏa thuận đóng băng, tiến tới phá dỡ lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên để đổi lấy viện trợ kinh tế.
Như Tâm
Theo VNE
Khói bốc lên từ cơ sở hạt nhân Triều Tiên Hình ảnh vệ tinh chụp cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên cho thấy hoạt động đáng ngờ có thể liên quan đế việc tái xử lý plutonium để chế tạo thêm bom nguyên tử. Triều Tiên ngừng hoạt động của lò Yongbyon năm 2007 theo một thỏa thuận giải trừ vũ khí lấy viện trợ, nhưng bắt đầu nâng cấp cơ...