Đặc sản Vĩnh Phúc mới nghe thôi cũng đã thèm
Đặc sản Vĩnh Phúc là những đặc sản như tép dầu, cá thính, chè kho hay rượu dừa đặc biệt ở Vĩnh Phúc sẽ khiến du khách ngất ngây khi thưởng thức.Vậy các bạn hãy cùng tìm hiểu những món ăn đặc sản Vĩnh Phúc này qua bài viết sau nhé!
Đặc sản Vĩnh Phúc mới nghe thôi cũng đã thèm
Đặc sản Vĩnh Phúc mới nghe thôi cũng đã thèm:
Ăn món này, bạn sẽ cảm nhận được sự tan chảy trong vị béo ngậy, dịu ngọt quyện nơi đầu lưỡi và đắm chìm trong mùi thơm của hạt thính.
Màu vàng ươm thơm nức của hạt thính, màu hồng hồng của miếng cá chua chua ăn cùng với rau sống tươi mát quả là điều khó có thể quên với ai đã một lần thưởng thức.
Món chè kho không phải duy nhất chỉ có ở Vĩnh Phúc. Tuy nhiên không ở đâu món chè kho mang ý nghĩa nhân văn lịch sử như nơi đây.
Vị chè kho ngọt quoánh, thơm thảo đượm tấm chân tình của những con người mến khách, đằm thắm, chân quê.
Bánh nẳng được làm từ gạo nếp cái hoa vàng. Bánh bóc ra có màu vàng cánh gián trong suốt, hấp dẫn.
Mùi thơm bùi, dịu nhẹ của nếp cái cùng với vị ngọt nhẹ, khi ăn chấm với nước mật mía khiến bánh thêm đậm đà thanh mát.
Video đang HOT
Bánh gạo:
Bánh gạo rang có mùi thơm dìu dịu của gạo nếp. Miếng bánh giòn tan mà không ngọt gắt nên rất dễ ăn và hợp khẩu vị nhiều người.
Cùng là gạo nếp và đường nhưng mỗi miền lại có một cách chế biến khác nhau.
Với bàn tay khéo léo của người Vĩnh Phúc, bánh gạo rang đã để lại hương vị đặc trưng say đắm lòng người mỗi khi thưởng thức.
Đến với miền đất Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, du khách không thể không thưởng thức món dứa nơi đây.
Dứa Tam Dương ngọt, thơm, thanh mát, chắc chắn sẽ làm nao lòng du khách và đủ vị làm đắm say lòng người.
Tép dầu Đầm Vạc:
Tép dầu Đầm Vạc đã trở thành món ăn khoái khẩu, đặc sản tạo nên thương hiệu cho vùng Vĩnh Phúc.
Ăn một lần sẽ khiến bạn nhớ mãi và chỉ muốn quay lại nơi đây thêm nhiều lần nữa.
Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa:
Nói đến dừa thì người ta nghĩ đến Bến Tre. Nhưng rượu dừa không chỉ Bến Tre mới có, người dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nấu thành công rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa thơm ngon khó nơi đâu sánh bằng.
Khi đưa lên miệng thưởng thức, mùi thơm dịu nhẹ quẩn quanh sẽ kích thích vị giác, mơn man nơi đầu lưỡi vị ngọt bùi, đậm đà nơi cổ họng.
Nét riêng của loại bánh này là bánh trùng không có nhân mà chỉ có lớp mật mía sánh đỏ màu cánh gián hấp dẫn phủ bên ngoài, tạo nên vị ngọt thơm đặc trưng cho bánh.
Bánh hòn Hội Hợp món bánh ngon của Vĩnh Phúc
Bánh hòn Hội Hợp là một món ăn truyền thống của người dân làng Hội Hợp, xã Hợp Thịnh, tỉnh Vĩnh Phúc.
Bánh hòn gắn bó với người dân nơi đây đến mức người ta vẫn gọi chiếc bánh này với tên gọi là bánh hòn Hội Hợp.
Vào các dịp lễ tết, bánh hòn là món ăn sánh ngang với các món ngon nem, chả, giò, mọc trên cùng mâm cỗ.
Bánh hòn Hội Hợp món bánh ngon của Vĩnh Phúc
Bánh hòn Hội Hợp Vĩnh Phúc:
Bánh hòn Hội Hợp có giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hiện cũng lắm công phu. Chỉ giai đoạn ngâm gạo cho bánh cũng mất đến một ngày vì thế làm bánh hòn phải làm bằng cả tình yêu, nhiệt huyết, sự kiên trì với món ăn truyền thống này.
Nguyên liệu làm món bánh hòn:
Để làm bánh hòn ngon phải chọn được loại gạo ngon. Có gạo ngon thì phải tiến hành giã gạo chỉ để lấy phần thân gạo, loại bỏ hai đầu hạt gạo.
Khi đã có gạo giã kỹ càng, người ta bắt đầu ngâm gạo trong nước sạch. Đúng 12 tiếng đồng hồ thì chắt nước ra để gạo khô ráo. Sau đó ngâm thêm với nước để đảm bảo hạt gạo nảy mềm.
Công đoạn xay bột:
Khi đã có nguyên liệu gạo ngâm, người ta sẽ xay bột. Công đoạn xay bột ngày nay của dân làng Hội Hợp đã được hỗ trợ rất nhiều từ các máy xay, thế nhưng để có món bánh hòn ngon tuyệt thì người ta vẫn bỏ công xay bột bằng cối đá.
Người xay bột cũng phải có nghề, khi xay bột phải chú ý đợi bột lắng xuống hết rồi mới từ từ lược bỏ nước chua trên mặt, cứ thế thay nước mới liên tục để bột xay ra được mịn, trong, thơm.
Công đoạn cho việc lấy giọt bánh:
Sau khi có bột, người làm bánh hòn sẽ thực hiện bước kỹ thuật khó nhất, đó là bước "lấy giọt" (mà miền Nam hay gọi là lấy trùng).
Lấy giọt cho bánh hòn là phải cho cả hai tay vào thau bột rồi nhấc lên, đảo xuống nhiều lần cho đến khi thấy bột nhão vừa, không còn lục cục, thử bột thấy nằm gọn trên lòng bàn tay là đạt yêu cầu.
Khâu làm bánh:
Tiếp tục là cho bột vào nồi đun nóng, khuấy đều cho đến khi bột đặc. Khi bột đặc, người làm bánh hòn sẽ trích từng nắm bột nhỏ vào lòng tay để vo tròn rồi ấn dẹp xuống, nhằm cho nhân bánh vào giữa rồi túm các góc của miếng bột lại thành hình tròn.
Cuối cùng, từng viên nhỏ bánh hòn Hội Hợp được thả vào nồi nước sôi, viên nào chín sẽ tự động trồi lên trên mặt nước.
Riêng nói về phần nhân bánh, muốn ăn bánh hòn Hội Hợp nhân mặn thì người ta dùng hỗn hợp thịt và hành lá băm nhuyễn. Còn bánh hòn nhân ngọt thì dùng lạc giã nhuyễn.
Cá thính Lập Thạch làm say lòng du khách khi đến Vĩnh Phúc Cá thính Lập Thạch là món ăn mặn dân dã ở Vĩnh Phúc. Cá có màu vàng rộm hơi hung hung đỏ, thơm, chua, bùi béo và đậm đà vị muối. Cá thínhcòn gọi là cá muối chua, là sản phẩm được làm từ các loại cá nước ngọt còn tươi đem sơ chế, ướp thính để lên men chua, thơm, làm chín...