Đặc sản Việt Nam: Quảng Nam được gọi tên 4 món nức danh
Đặc sản Việt Nam được tổ chức kỷ lục Việt Nam lựa chọn và đưa vào danh sách nhằm cung cấp và quảng bá về ẩm thực Việt Nam với bạn bè thế giới, tỉnh Quảng Nam có 4 đề cử ẩm thực nhắc đến là thèm.
Mì Quảng
Món mì Quảng trứ danh (Ảnh: Ẩm thực ba miền)
Món mì quảng được xếp vào top 100 đặc sản Việt Nam bởi nhiều lí do, ngoài hương vị độc đáo, món mì Quảng là kết tinh của nhiều sự giao lưu văn hóa ẩm thực của người dân Quảng Nam với các quốc gia khác như ẩm thực Trung Quốc, ẩm thực Ý ở những năm đầu thế kỷ 20.
Mì Quảng được coi là “linh hồn” của xứ Quảng, bởi nhắc đến món mì này là thực khách sẽ nhớ đến Quảng Nam, cho dù ở Việt Nam có nhiều tỉnh thành bắt nguồn từ chữ Quảng.
Mì được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm.Sau đó trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ giòn, dai. Một bát mì Quảng bao gồm các nguyên liệu như thịt heo, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc, cùng với nước dùng được hầm từ xương heo, ăn cùng rau sống ở dưới bát. Ngoài ra còn có lạc rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ…
Món bê thui Cầu Mống (Ảnh: Báo Đà Nẵng)
Món bê thui Cầu Mống là đặc sản nổi tiếng ở làng Cầu Mống, phía cầu Câu Lâu bắc qua sông Thu Bồn, ở huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Du khách đến xứ Quảng đều tò mò muốn đến Cầu Mống thử món bê thui tại địa điểm này bởi chỉ có ở Cầu Mống thì món bê thui mới chuẩn vị.
Nguyên liệu của món bê thui là thịt bê non từ 25kg – 35 kg, được nuôi ở khu đồng bằng, ăn cỏ.
Ngoài món thịt bê chuẩn, thì nước chấm của món này cũng cực kì quan trọng, nước chấm phải được pha từ loại mắm cái thượng hạng làm từ cá cơm, cá nục của miền Trung. Mắm cái sau khi gạn ép xác, lọc lấy nước mới cho thêm tỏi ớt, gừng xay, mè rang, chanh, rau sống gồm rất nhiều các loại như giá sống, chuối chát và khế chua, rau thơm (húng, quế, ngò…) và cải chìa non.
Video đang HOT
Cao lầu Hội An (Ảnh: Foody)
Cao lầu là món mà nhiều người vẫn nghĩ đó là món ăn của người Hoa, món cao lầu được gọi như vậy là do khi xưa các doanh nhân buôn bán nơi phố cảng vì muốn trông coi hàng hóa của mình nên thường leo lên lầu cao của quán, vì thế món ăn có thể được mang lên lầu hoặc chế biến trên lầu. Điều này có thế thấy ở các quán cao lầu Hội An. Ngồi trên lầu cao ngắm cảnh đẹp và thưởng thức món ngon, đây có thể là xuất phát của tên gọi cao lầu.
Nguyên liệu chính của món cao lầu gồm sợi mì gần giống mì Quảng nhưng phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn., nước xíu, thịt xíu và tóp mỡ làm cho món ăn thêm đậm đà, độc đáo.
Cơm gà Hội An (Ảnh: Donkeyfun)
Món cơm gà Hội An đã nổi danh khắp nơi, nhưng mỗi khi nhắc đến món ăn này, người ta thường nhắc cụ thể thể đến cái tên “Cơm gà bà Buội”. Có mặt từ năm 1955, cơm gà bà Buội ở Hội An đã nhanh chóng được thực khách yêu mến và dần trở thành một món ẩm thực nổi danh phố cổ.
Nguyên liệu của món này gồm thịt gà mái tơ, trứng, chả, cơm trắng loại ngon nhất, ghệ, hành tây, ăn kèm với nước chấm có tương ớt Hội An, cà rốt và đu đủ bào sợi nhỏ dài ăn kèm.
Theo Thòi đại
Gọi tên 5 món ngon du khách nhất định phải thử khi tới phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam. Đến đây, du khách sẽ không thể bỏ qua những món ngon như Cao lầu, bánh bao, bánh vạc, bánh đập, hến xào, mì Quảng, trà Mót Hội An, chè bắp...
Cao lầu Hội An
Cao lầu là món ăn nổi tiếng số một của phố cổ Hội An. Người dân nơi đây truyền tai nhau, cái đặc biệt là ở cách làm sợi mì cao lầu, gạo phải được ngâm bằng nước tro đốt bằng củi lấy từ Cù Lao Chàm, nước phải lấy từ giếng Bá Lễ duy nhất ở Hội An, rằng sợi mì phải được hấp nhiều lần mới có được màu vàng nhẹ cùng vị dai dai đậm đà như vậy.
Món Cao lầu thường được ăn kèm với 12 loại rau như rau Thơm, rau quế, cải cúc, rau đắng, ngò, giá, xà lách, diếp cá, cải non, bắp chuối, dưa leo, khế chua. Trong đó có 3 loại rau cơ bản không thể thiếu là cải cúc, rau đắng, rau quế.
Thịt xá xíu của cao lầu cũng phải được chế biến từ loại thịt heo nạc nguyên miếng, được lựa chọn hết sức cẩn thận. Khi ăn, thực khách dễ có cảm giác phong vị của thứ thịt này không hoàn toàn thuần Việt nhưng cũng không hề giống những món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu hay Nhật Bản.
Có thể nói thưởng thức Cao Lầu giúp thực khách đánh thức mọi giác quan vì vị giòn dai của sợi mì, hương thơm của mắm, nước tương, mùi ngậy của tép mỡ hòa cùng vị thơm ngọt của tôm, thịt xá xíu, tất cả quyện cùng đủ mùi vị cay nồng, đắng, chát của rau ghém.
Mì Quảng Hội An
Khác với sợi mì thông thường, sợi mì Quảng lại làm bằng bột gạo. Nước dùng của mì Quảng nấu từ các nguyên liệu chính như thịt heo, xương heo... thường rất đặc, hơi sánh và được nêm đậm đà.
Ngày nay món mì Quảng được biến tấu thành rất nhiều loại khác nhau như mì Quảng tôm, mì Quảng thịt heo, mì Quảng gà, mì Quảng xá xíu, mì Quảng sườn, mì Quảng bò, mì Quảng cá... Tên gọi của món mì phụ thuộc vào loại thực phẩm chính ăn cùng với mì như tôm, thịt heo, thịt gà, thịt bò...
Khi thành phẩm, Mì Quảng rất hấp dẫn với tôm đỏ, thịt, trứng cút, kèm bánh tráng giòn rụm và rau thơm các loại. Và đặc biệt là nước lèo vừa thơm vừa ngọt lịm một cách tự nhiên.
Trà Mót Hội An
Khi đã đi bộ vòng quanh phố cổ Hội An, tham quan những điểm du lịch nơi đây và có được những bức ảnh đẹp bên những căn nhà cổ kính, du khách có thể thưởng thức 1 ly trà Mót Hội An.
Chỉ với 10.000 đồng, du khách sẽ được thưởng thức một loại đồ uống gồm gừng, sả, chanh kết hợp với phương thức pha chế từ bài thuốc bắc gia truyền của người dân địa phương.
Thức uống này có tác dụng giải nhiệt, thanh mát cơ thể, chống đầy hơi, khó tiêu, giải cảm... Ngoài ra, Trà Mót còn giúp huyết mạch được luân chuyển, bạn sẽ thấy thoải mái hơn sau một ngày rong chơi mỏi mệt.
Bánh bao, bánh vạc Hội An
Bánh bao và bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu và cách làm khá giống nhau nên thường là một "bộ đôi" ăn cùng với nhau. Bánh bao và bánh vạc đều có hai phần chính: phần vỏ và phần nhân. Vỏ của cả hai loại bánh này làm bằng bột gạo. Nhân bánh bao làm từ các nguyên liệu gồm thịt heo, hành lá, mộc nhĩ... Nhân bánh vạc làm từ tôm đất cùng một số phụ gia như hành, tiêu, tỏi, sả...
Tại Hội An, ở một số nhà hàng lớn chuyên phục bánh bao - bánh vạc, toàn bộ quá trình làm bánh sẽ thực hiện ngay tại không gian chính của nhà hàng. Vì vậy, khi du lịch phố cổ Hội An, du khách có thể vừa thưởng thức hương vị thơm ngon của bánh bao - bánh vạc, vừa tận mắt xem cả quy trình làm ra những chiếc bánh nhỏ xinh.
Bánh bèo Hội An
Bánh bèo Hội An gồm hai phần: phần bánh và phần nhân. Phần bánh làm từ bột gạo. Nhân bánh bèo thường làm từ các nguyên liệu chính là tôm và thịt. Bánh bèo được đổ trong các chén nhỏ. Và với bánh bèo Hội An, người ta thường ăn trực tiếp trong các chén nhỏ mà không cần lấy ra.
Khi khách đến ăn, người bán sẽ cho phần nhân vào giữa từng chén bánh nhỏ. Ngoài nhân, nhiều nơi còn cho thơm ít mỡ hành, bánh mì khô thái sợi dài... Bánh bèo Hội An thường ăn cùng với nước mắm. Nếu muốn dậy thêm hương vị, khách có thể cho thêm ít ớt vào nước mắm. Ngoài ra, bánh bèo còn ăn cùng với một vài loại rau dưa.
Tất cả là sự kết hợp hoàn hảo của sắc, hương và vị, mang lại sự hấp dẫn khó cưỡng của bánh bèo Hội An. Món bánh này có thể tìm thấy ở bất cứ đâu quanh Hội An, đặc biệt là vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam.
Theo Inside
Cách làm mì Quảng Mì Quảng là một món ăn nổi tiếng và đặc trưng của vùng đất Quảng Nam. Một tô mì Quảng luôn không thể thiếu được một ít lạc rang rắc vào cho bùi bùi, và vài miếng bánh tráng nướng (ở miền Bắc gọi là bánh đa). Các loại rau sống ăn cùng cũng rất đa dạng, nói chung là cũng đủ cả,...