“Đặc sản” vỉa hè
Đặc sản là từ để chỉ những sản vật đặc trưng của một vùng quê nào đó. Chẳng hạn như Hà Giang nổi lên là chè Shan tuyết, phở chua. Vào miền Trung, ở cố đô có món bún Huế, Bình Định đã có rượu Bàu Đá…
Đã là đặc sản chắc chắn phải có cách bảo quản, chế biến đặc biệt và thưởng thức một cách đặc biệt. ấy vậy mà cứ lượn một vòng quanh các con đường (đặc biệt là ở những vùng ven đô), người ta dễ dàng bắt gặp những món được “xướng” lên là đặc sản bày bán ê hề nơi vỉa hè, góc phố.
Ảnh minh họa
Tại đường Tố Hữu, cứ cách vài chục mét lại có một điểm bán đặc sản An Giang – đấy là món bánh chuối. Thú thực là tôi cũng đã từng ghé An Giang nhưng ở nơi phát sinh món đặc sản nói trên, mật độ cửa hàng bán món bánh chuối không thể nhiều bằng đường Tố Hữu. Thứ đến là món bánh đa Kế, ở đầu các cây cầu như Chương Dương, Long Biên, Mai Lĩnh… chỗ nào cũng có người đứng đường chào mời khách qua đường mua loại quà được cho là có xuất xứ ở vùng Dĩnh Kế, tỉnh Bắc Giang. Món đặc sản xứ Thanh (là nem chua) lại được người ta dùng loa phát oang oang, “du bán” khắp hang cùng ngõ hẻm!
Ở một đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, hoa quả có suốt 4 mùa. Vào vụ vải, khắp nơi rao bán vải thiều Lục Ngạn, Thanh Hà. Đến lúc hết vải cũng là khi nhãn vào vụ, đấy là thời khắc nhãn xuất xứ ở Sơn La cũng được gắn mác nhãn lồng Hưng Yên… Chôm chôm, vú sữa, mãng cầu, sầu riêng dừa Xiêm, xoài cát thì tại miền Tây Nam Bộ tỉnh nào chả có. Thế nhưng một khi ra đến Hà Nội, dừa Xiêm dẫu ở Long An cũng được gắn mác Bến Tre, vú sữa ở Hậu Giang cũng phải gắn với địa danh Lò Rèn (Châu Thành, Tiền Giang)…
Điều đáng bàn ở đây, là từ lâu, ngành chức năng của TP đã có quy định siết chặt việc quản lý thực phẩm, thức ăn đường phố. Thế nhưng, do quản lý không chặt nên vẫn có nơi chính quyền làm ngơ cho những người kinh doanh ở vỉa hè, oang oang quảng bá bán “đặc sản” khắp vùng, miền. Nếu xuất xứ hàng hóa không chuẩn, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của các thương hiệu đặc sản “xịn” được xây dựng từ lâu. Mặt khác, với những đồ ăn, thức uống, hoa quả bày bán lăn lóc ven đường, ai dám khẳng định nó đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm? Nếu chẳng may ảnh hưởng đến sức khỏe, khi ấy người tiêu dùng sẽ là nạn nhân chẳng biết kêu ai! Ngoài ra, việc từ sáng sớm tới đêm khuya, vỉa hè, lòng đường bị hàng trăm, hàng ngàn người chiếm dụng để kinh doanh “đặc sản” đã và đang góp phần làm giao thông ùn tắc, vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng.
Theo Kinhtedothi
Thưởng thức đặc sản Cao Bằng
Vùng đất Cao Bằng với nhiều danh lam thắng cảnh và những món ngon đặc sản khiến bạn khó có thể quên.
Có những món bạn nên thưởng thức ngay trong chuyến du lịch nhưng cũng có những món bạn có thể đem về làm quà cho bạn bè, người thân. Hay tìm hiểu xem nơi đây có những đặc sản khó quên nào nhé.
Miến dong đen
Với sự khéo léo và kinh nghiệm của những người dân nơi đây đã tạo nên những sợi miến bóng đẹp, giòn, dai, có hương thơm đặc trưng của bột dong mà không hề sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Bát canh miến Nguyên Bình rất thơm ngon mà có thể không cần thịt, cần xương hầm, không cần tra nhiều gia vị, nhưng hương vị khó có nơi đâu sánh kịp.
Trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Việt Nam nói chung, bao giờ cũng có một bát canh miến. Và đối với người dân Cao Bằng, bát canh miến Nguyên Bình được nấu với thịt gà, kèm các loại mộc nhĩ, nấm hương đã là món ẩm thực truyền thống, nó không đơn giản chỉ là một món ăn, mà còn mang vị quê hương, góp phần làm cho những bữa cơm tất niên thêm đậm đà, ấm áp đầy tình thương.
Lạp xường hun khói
Lạp xường ở vùng cao thuộc tỉnh Cao Bằng được chế biến cầu kỳ hơn ở vùng đồng bằng. Người ta chế biến lạp xường bằng cách đem lòng lợn non rửa sạch nhiều lần, cuối cùng là rửa bằng rượu. Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ, lòng lợn non được phơi khô rồi thổi hơi vào trở thành bong bóng, để làm vỏ bao bọc bên ngoài của lạp xường.
Nhân của lạp xường được làm bằng thịt thăn, thịt vai hoặc thịt mông lợn mán đen. Tất cả được băm nhỏ và tẩm ướp gia vị, mật ong, mía... và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Rồi nhồi vào bong bóng để trở thành lạp. Công đoạn tiếp theo là phơi khô khoảng ba nắng rồi treo lên bếp lửa, khói và hơi nóng của bếp lửa nhen từ mía cho miếng thịt săn hơn và ngon hơn.
Nằm khâu
Video đang HOT
Nằm khâu một món đặc sản Cao Bằng là món ăn trong cỗ cưới của người Tày ở Cao Bằng. Món được nấu từ thịt ba chỉ và khoai, đem lại hương vị khó quên. Nằm khâu là món ăn chủ yếu có trong các cỗ cưới, rất gần gũi với người dân các huyện của tỉnh Cao Bằng.
Món ăn phải luôn để nóng mới ngon. Không ít người lần đầu được thường thức, nhìn thấy miếng ăn to đã sợ ngấy, nhưng khi ăn rồi chỉ muốn được ăn thêm.
Cá chiên sông Gâm
Cao Bằng còn một đặc sản thuộc loại nổi tiếng, đó là con cá chiên sông Gâm. Loại cá lăng màu đen này vốn được một ông chủ quán chả cá Lã Vọng đánh giá là ngon nhất để làm chả cá. Lòng cá được người sành ăn cho là thứ ngon nhất trên đời.
Cá chiên có con đến vài chục kg, là loại khó bắt vì chuyên sống trong hang ngầm dưới sông. Người đi câu thường đóng cả lán trại thường xuyên để đợi cá, đến khi câu được con nào là có người đến tận chỗ mua.
Bánh khảo
Bánh khảo có lẽ là một thứ lương khô của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Bánh khảo thường được làm vào dịp Tết. Có thể để lâu không mốc, thiu, nên với phong tục đón Tết trong những ngày xuân dài, thì khi nào nào trong nhà còn bánh khảo, thì chừng đó vẫn còn là Tết.
Làm bánh khảo đòi hỏi phải thật khéo léo. Khi làm bánh khảo thì ai có dụng cụ cũng có thể "làm được", nhưng muốn "ăn ngon" thì thật là kiệt tác. Người làm bánh khảo khéo léo cũng chính là người nghệ nhân.
Bò gác bếp
Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, tập trung nhiều nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Bò gác bếp Cao Bằng được tẩm ướp bằng các gia vị như muối, nước gừng, rượu trắng. Trước khi ướp, thịt được khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Sau khi ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.
Bếp của người Tày, Nùng suốt ngày đêm lúc nào cũng có hơi lửa. Hơi lửa, hơi khói giúp cho thịt khô, săn cứng lại. Khoảng mười đến mười lăm ngày là đem xuống dùng được. Khi muốn mang xuống ăn phải ngâm trong nước nóng cho thịt nở ra, rửa sạch rồi thái ra thành từng lát mỏng. Chờ cho chảo nóng rồi đổ dầu vào, tiếp theo phi tỏi cho thơm rồi cho thịt vào đảo đều. Sau khi những lát thịt đã se se, đổ một ít nước vào om cho thịt mềm. Tỏi thì băm nhuyễn và gừng tươi thái chỉ đổ tất cả vào vào xào chung. Bây giờ thì hãy nêm gia vị cho vừa miệng và bây giờ chúng ta sẽ có đĩa bò gác bếp thơm lừng. Lát thịt bò có màu nâu đỏ, nhìn có vẻ khô nhưng lại rất mềm, hơi dai mà không bị xác, không bở, càng nhai càng thấy bùi.
Vị ngọt của thịt bò, vị cay thơm của gừng hòa quyện cộng với một ly rượu nhỏ nữa khiến cho món ăn trở nên càng tuyệt vời hơn.
Cá trầm hương
Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng).
Gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng. Chính vì vậy thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác, khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm.
Món ngon nhất từ loài cá trầm hương là nướng, vì giữ nguyên được mùi vị của cá, khiến người sành ăn cũng phải trầm trồ. Cá bắt từ sông, làm sạch, mổ bụng rồi nhét thêm một vài loại rau, gia vị như hành, thì là, ớt... vào bên trong, bọc qua bằng lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng.
Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất, cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.
Xôi trám
Mùa thu, khi bạn có dịp vào các bản làng của người Tày bạn sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám.
Có hai loại trám: trắng và đen. Trám trắng thường dùng làm những thứ kẹo, mứt, đậu sị, ô mai và còn dùng để chữa ho và còn có tác dụng giải rượu. Trám đen dùng làm món kho, sốt đậu phụ, cá, có vị đậm đà. Nhưng muốn làm xôi trám thì chỉ có trám đen. Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất tốt cho sức khỏe, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi hái về ngâm nước ấm, bóc lấy phần thịt rồi sấy sau đó đựng vào lọ để bảo quản.
Các món từ ong vò vẽ
Ong vò vẽ là một loại ong có nọc độc nổi tiếng là hung dữ và nguy hiểm, thế nhưng, ơ Cao Bằng, loai ong nay đang đươc chế biến thanh nhiều món ăn đặc sắc mang đậm dấu ấn và bản sắc dân dã...
Nhộng ong sau khi được tách ra khỏi tổ thân tròn, béo mập rất mềm và trắng mọng. Để món ăn được ngon thì phải xào với măng chua, ăn vừa béo, giòn, ngọt, chua, theo mọi người nói có lẽ là món ăn làm từ côn trùng ngon nhất. Ngoài món ong xào măng còn có món ong nấu cháo. Vào mùa thu chính là mùa ăn ong tại Cao Bằng. Ong được bắt cả ổ, con lớn thì bán hay ngâm rượu, con nhỏ thì để chế biến món ăn.
Đậu phụ
Cao Bằng là một nơi có khí hậu trong lành, nhờ chất đất tốt nên Cao Bằng có thế mạnh trồng đỗ tương chất lượng cao. Hạt đỗ tương giàu chất dinh dưỡng. Do đó, khi chế biến đỗ tương sẽ giúp cho thức ăn có mùi thơm ngon, béo ngậy. Cách làm đậu phụ của người Cao Bằng hết sức cầu kỳ.
Từ miếng đậu ngon, người Cao Bằng thường chế biến thành các món ăn khác nhau giàu chất dinh dưỡng như: đậu rán sốt cà chua, đậu chấm nước mắm chanh hoặc mắm tôm, đậu cắt miếng, rưới nước sốt cà chua và thịt băm, đậu rán xốt thịt ba chỉ, đậu phụ xị, váng đậu để ăn lẩu, tàu phớ...
Phở chua
Phở chua Cao Bằng không chỉ là đặc sản của miền sơn cước mà còn được liệt vào danh sách những món ăn đặc sản Việt Nam. Là món ăn nguội, phở chua được yêu thích khi ăn vào vào mùa thu và mùa hè.
Phở chua Cao Bằng ngon bởi vì bánh có độ dẻo, kết hợp với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay và còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay của măng ớt... Ăn vào lúc thời tiết hơi lạnh thì thấy rất ấm áp, mùa nóng lại có cảm giác mát lạnh. Khi ăn hết tô, có vị chua đọng lại nên vẫn cảm thấy thèm ăn thêm. Ăn lần đầu còn lạ miệng, đến lần thứ hai, ba bạn sẽ cảm thấy nghiện hương vị độc đáo của nó.
Bánh trứng kiến
Không phải trứng của loại kiến nào cũng có thể ăn được. Chỉ có trứng của kiến đen (thường được người Tày gọi là tua rày) có thân hình nhỏ, đuôi nhọn mới ăn được. Vì vậy, cứ vào khoảng tháng 4-5, người dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen mang về làm bánh. Bánh trứng kiến đen được làm từ bột nếp và lá non cây vả. Trứng kiến đen rất béo, có hàm lượng protein cao.
Trứng kiến đen không chỉ được chế biến thành bánh trứng kiến mà còn làm xôi trứng kiến, bánh dày hoặc đem phi thơm với hành, ăn cùng với cơm thì rất ngon.
Một chiếc bánh trứng kiến ngon có các vị béo ngậy, vị của hành, vị của lá vả. Nhưng không phải ai cũng ăn được nên có một số người sẽ bị dị ứng nhẹ nếu không hợp.
Rau dạ hiến
Rau dạ hiến hay còn gọi là rau bồ khai, tiếng Tày - Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá. ây là loại cây thân dây rất giòn, dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa bám trên các cây gỗ để đón ánh sáng mặt trời. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng rất hiếm nơi có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng bảy âm lịch, nếu như có ai vào rừng hái được một nắm rau dạ hiến là cảm thấy rất quý.
Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản Cao Bằng. Vào dịp mùa xuân và mùa hè, ở những vùng thị xã cũng như ở các nơi khác, hầu như không có bữa tiệc nào là không có món rau dạ hiến được xào với thịt bò, lòng lợn, lòng gà. Quả thực đây là một món ăn rất ngon dường như chỉ có ở Cao Bằng. Món rau rừng này có hương vị rất lạ lùng, không giống bất kỳ một loại rau nào khác bởi hương vị đặc biệt quyến rũ khó quên.
Vịt quay 7 vị
Vịt quay 7 vị là đặc sản ở Cao Bằng. Được gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng đã dùng 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt.
Sau khi quay xong thịt vịt được chặt nhỏ ra đĩa, da vàng màu mật, rộm cánh gián. Thịt ăn chắc và ngọt, mềm nhưng không bở, cũng không dai. Mỗi khi ăn người ta phải nhai thật chậm để cảm nhận hết vị ngọt của mật ong với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng.
Bên trong từng miếng vịt quay là một mùi hương ngai ngái như mùi lá non, vị hơi đắng nhưng càng ăn càng ngọt thịt. Đó là do 7 thứ gia vị được lấy từ trong bụng vịt. Nhiều người từng được nếm qua đều đoán rằng trong các thứ gia vị ấy, có rất nhiều vị như là rễ, lá của cây được mang về từ trên rừng. Do đó, nhiều người muốn học được cách làm vịt quay Cao Bằng nhưng đều không thể có được mùi vị đặc trưng ấy.
Bánh áp chao
Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cái lạnh miền rừng núi. Hình thù món ăn thoạt nhìn thì giống như bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao.
Nguyên liệu để làm bánh áp chao gồm gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt. Người Cao Bằng khi ăn bánh áp chao không chỉ là ăn một món ngon mà còn là thưởng thức và cảm nhận cái tình cảm yêu thương lẫn nhau như sự hòa quyện của bột gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt.
Hạt dẻ Trùng Khánh
Hạt dẻ Trùng Khánh chỉ có ở Cao Bằng. Khách du lịch khi đến đây thường nhớ đến hạt dẻ vì nó là một loại quả thơm ngon nhất mà họ từng được thưởng thức.
Hạt dẻ có vỏ cứng, dày và có nhiều lông tơ. Có thể đem luộc, hấp hoặc mang vào lò nướng chín, bạn sẽ thấy có hương thơm tự nhiên. Chỉ cần ngậm một lúc, tự nó mềm ra như bột bánh. Hạt dẻ xuất hiện vào cuối mùa thu. Khi ăn hạt dẻ thơm ngon trong tiết trời lạnh bạn sẽ có thể cảm nhận được hương vị của núi rừng và tấm lòng của người chăm sóc cây dẻ.
Theo Vietnamnet
8 món ăn ngon nhắc đến là "chảy nước miếng" ở vùng cao phía Bắc Tháng 10, được xem là mùa "săn mây" và thời điểm lý tưởng để ngắm những cánh đồng lúa chín vùng cao phía Bắc. Nếu có dịp đến đây, bạn cũng đừng quên bỏ lỡ, việc thưởng thức những món ăn đặc sản ngon trứ danh mà không phải nơi nào cũng có. Cốm Tú Lệ (Văn Chấn, Yên Bái) là một trong...