Đặc sản trên cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn trải dài trên bốn huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn. Đây không chỉ là một vùng đất nổi tiếng với nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều lễ hội và tập tục sinh hoạt độc đáo mà còn là nơi có văn hóa ẩm thực hết sức lý thú và hấp dẫn đối với du khách. Nhiều món ăn trên cao nguyên đá Đồng Văn là những đặc sản thơm ngon mang đậm phong vị của núi rừng vùng cao.
Biết bao người khi đến với Đồng Văn đã phải trầm trồ khen ngợi khi thưởng thức một thứ đặc sản nơi đây – đó là thịt trâu khô. Cách chế biến thịt trâu khô ở nơi đây thể hiện sự khéo léo và sành ăn của đồng bào dân tộc. Để chế biến thịt trâu khô người ta thường chọn phần thịt ngon, tươi sau đó đem cắt thành khúc. Công đoạn tẩm ướp gia vị cho thịt là một bí quyết độc đáo, thịt trâu không được ướp khô mà nhúng đi nhúng lại vào một nồi nước đang sôi trên bếp. Bên trong nồi nước là các loại gia vị, chủ yếu là muối và các loại thảo dược (được nướng và nghiền nhỏ). Thịt trâu sau khi nhúng sẽ ngấm gia vị, được để cho ráo nước sau đó được treo lên gác bếp với nhiệt độ cao. Khoảng ba tháng thịt trâu sẽ ngót lại tới tháng thứ năm sẽ khô và có thể mang xuống sử dụng. Thịt trâu khô có thể thái lát mỏng đem xào với gừng lá và tỏi, nhưng ngon nhất là vùi thịt trâu khô vào than nóng khoảng năm phút sau đó đem ra đập và xé thành từng miếng nhỏ. Thịt sẽ rất thơm, ngọt và dai, càng thưởng thức lâu ta càng cảm nhận được sức hấp dẫn đặc biệt của đặc sản này.
Thắng Cố cũng là món đặc sản không thể bỏ qua khi đặt chân tới cao nguyên đá Đồng Văn. Thắng Cố thực chất là một món canh tổng hợp, đây là món ăn độc đáo không chỉ ở nguyên liệu, ở cách chế biến mà còn ở cách thưởng thức. Có nhiều loại Thắng Cố nhưng chủ yếu là Thắng Cố trâu, Thắng Cố ngựa và Thắng Cố dê. Nguyên liệu để nấu Thắng Cố là toàn bộ nội tạng, đầu, chân, da, gân và tiết của trâu (hoặc ngựa, dê) sau đó được ninh nhừ cùng với các loại thảo dược (trong đó không thể thiếu là thảo quả và hạt dổi). Thắng Cố được múc ra từng bát và ăn nóng. Thưởng thức Thắng Cố trên cao nguyên Đồng Văn khỗng thể thiếu hương vị đậm đà của bát rượu ngô. Tất cả tạo nên một không khí ấm cúng xua tan đi tiết trời lạnh buốt của mùa đông nơi đây.
Cùng một nguồn nguyên liệu nhưng cách chế biến khác nhau và các loại phụ gia khác nhau cũng tạo ra những món ăn khác nhau. Mắm cá rô của dân tộc Tày trên cao nguyên Đồng Văn là một món đặc sản nhỏ cùng với hơn mười loại lá thảo dược, đặc điểm của các loại lá này là có độ nóng cao. Cá rô được làm sạch, đánh vảy, để cho ráo nước rồi được ướp muối, rượu, giềng và lá cơm đỏ sau đó cho vào hũ trộn đều với các loại lá thảo dược đã được giã nhỏ, đậy kín trong một khoảng thời gian dài (2-3 năm) rồi mới đem ra sử dụng. Mắm cá rô được nấu chín dùng để chấm cơm lam hoặc măng luộc. Đây là món đặc sản có hương vị đậm đà, lạ miệng, thơm ngon chỉ có ở cao nguyên đá Đồng Văn.
Trên cao nguyên Đồng Văn có một loại cây và hoa thật lạ. Đó là cây bạc hà, một loài cây sống mãnh liệt trên đá, lá xanh mướt, hoa màu tím đã tạo ra những bức tranh ký thú. Hoa bạc hà còn là nguồn thức ăn vô tận đối với loài ong và loài vật này đã mang lại cho cao nguyên Đồng Văn một thứ đặc sản nổi tiếng từ thiên nhiên đó là mật ong bạc hà.Mật ong bạc hà có màu vàng chanh, rất thơm và ngọt, hương vị của mật ong bạc hà mang nhiều nét đặc trưng mà các loại mật ong khác không có. Không chỉ có hương vị ngọt mật ong bạc hà còn rất tốt cho sức khỏe, trị nhiều loại bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Đến với cao nguyên Đồng Văn không thể không thưởng thức những miếng mật ong bạc hà còn chưa vắt – Thưởng thức thứ đặc sản ngọt ngào tình vùng cao.
Đến với cao nguyên đá Đồng Văn ta không chỉ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức hương vị đậm đà của bát Thắng Cố vùng cao, được nếm trải sự thơm ngon của miếng thịt trâu khô vùi than nóng, được uống những bát rượu ngô bên bếp lửa đầm ấm, thưởng thức món măng vầu luộc chấm cá rô và không thể bỏ qua đặc sản mật ong bạc hà thượng hạng. Đồng Văn mãi mãi là một điểm hẹn với du khách bốn phương.
Theo PLXH
Có những chốn thần tiên ở Hà Giang
Người ta nghe tiếng Hà Giang thấy xa lắm. Mà xa thật, tận trên địa đầu Tổ Quốc, nơi có cực Bắc cao nhất. Đường lên quanh co dốc đứng. Nhưng mà đã, mà phê, mà thích thú vô chừng.
Video đang HOT
Từ Hà Nội đến Hà Giang, bạn phải vượt qua con đường hơn 300km đến thị trấn, sau đó rẽ lên tỉnh lộ 4c để vào sâu trong mảnh đất xa xôi cực Bắc Tổ Quốc.
Thời điểm đẹp nhất đi Hà Giang là tháng 11 khi lúa đang mùa gặt, hoa tam giác mạch nở trên khắp cánh đồng và mùa mưa bão đã qua cùng tháng 3 khi mùa xuân với sắc hoa đào hoa mận và hoa cải rạng rỡ.
Các điểm có nhà nghỉ tại Hà Giang: Tam Sơn - Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Các điểm cách nhau quãng đường 40km. Giá phòng: 180.000/phòng.
Thị trấn Yên Minh với những đồi thông bạt ngàn trải dài.
Phiên chợ Ma lé, cách Lũng Cú 10km được họp vào sáng thứ 7 hàng tuần.
Phương tiện đi lại có thể là xe máy hoặc những chiếc xe khách chạy tuyến
trong ngày từ bến xe Mỹ Đình.
Đèo Mã Phì Lèng, một trong những con đèo nổi tiếng nhất miền Bắc.
Từ Hà Giang lên đến Đồng Văn có rất nhiều điểm tham quan, bạn có thể đi trong một ngày
để khám phá hết mảnh đất Cao nguyên đá này.
Những cảnh sắc làm ngơ ngẩn lòng người.
Dinh họ Vương cách Hà Giang khoảng 125km, vé vào cửa là 5.000 đồng/người.
Dinh mở cửa từ 8h sáng đến 17h chiều vào tất cả các ngày trong tuần.
Người dân tộc Hà Giang chủ yếu là người Mông, người Lô Lô...
Bản Phó Bảng - một ngôi làng cổ có tuổi đời 100 năm với những ngôi nhà
mái âm dương đặc trưng của người Hoa.
Phiên chợ Đồng Văn họp vào sáng Chủ nhật hàng tuần.
Những gương mặt rạng rỡ của vùng cao nguyên Đá
Thị trấn Tam Sơn - Quản Bạ với thắng cảnh núi đôi nổi tiếng.
Đây cũng là thị trấn sầm uất nhất tỉnh Hà Giang
Làng cổ gần chợ Đồng Văn cũng đã có tuổi 100.
Bản Sủng Là, trên đường từ Yên Minh đi Đồng Văn, địa điểm chính quay
bộ phim "Chuyện của Pao".
Dinh họ Vương uy nghiêm trong thung lũng Sà Phìn
Lũng Cú, cực Bắc Tổ Quốc là đây!
Theo aFamily
Những cung đường trên mây Đó là kết quả của chuỗi những hành trình lang thang khám phá, để rồi "nỗi ám ảnh đường cong" hiện lên qua những khung hình. Với dân đi "bụi", những cung đường đã trở thành một nỗi nhớ có thể "điểm mặt, chỉ tên" mà người không đi có lẽ không bao giờ hiểu được. Đi bụi bằng xe gắn máy luôn...