Đặc sản tôm nõn Diễn Châu, mang lại 230 tỷ/năm cho làng nghề
Diễn Châu là một “mỏ tôm” nổi tiếng của xứ Nghệ với sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 500 tấn. Từ hàng chục năm nay, từ việc sấy khô tôm để dễ bảo quản, ngư dân vùng biển Diễn Châu đã sáng tạo ra món tôm nõn thơm ngon nức tiếng.
Đây là sản phẩm được chế biến ngay từ những con tôm tươi ở biển về trong ngày, thịt chắc vị đậm ngọt, rất thơm ngon.
Sau khi được rửa sạch, tôm sẽ được luộc qua trên bếp củi sau đó bóc vỏ. Đây là công đoạn rất quan trọng bởi luộc kỹ quá con tôm sẽ bị nát; luộc chưa tới thì rất khó bóc vỏ. Tôm bóc vỏ xong được rửa lại nhiều lần. Tiếp đến sẽ cho lên than hồng để hong khô trong vòng 5 tiếng đồng hồ.
Bình quân 10 kg tôm tươi, sẽ chế biến được 1 kg tôm nõn khô. Tôm nõn khô loại ngon có màu đỏ tươi, săn chắc và có mùi vị thơm, dịu ngọt. Tôm nõn sau khi làm xong được chia làm 3 loại. Loại 1 tôm to, thịt ngon sẽ có giá 800.000 đồng – 1.000.000 đồng/kg, loại 2 giá 600-8000 nghìn đồng và loại 3 giá 500-600 nghìn đồng/kg.
Sản phẩm tôm nõn sau khi hoàn thành hết các công đoạn có màu đỏ tươi, cứng chắc, mùi vị thơm ngon. Tôm nõn chủ yếu được biết đến là món quà của những người con Diễn Châu đi xa. Thời gian gần đây, tôm nõn Diễn Châu được được khách hàng gần xa biết đến nhưng chủ yếu vẫn chỉ tiêu thụ nội tỉnh.
Hiện nay, nhiều hộ chế biế đã đầu tư máy hút chân không để bảo quản tôm nõn được lâu hơn. Trước thực tế sản lượng đang ngày một tăng, những hộ sản xuất tôm nõn Diễn Châu muốn mở rộng thì trường, không những giúp tôm nõn có mặt trong nhiều bữa ăn mà còn giúp người dân địa phương có thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.
Hành trình đến với nhãn hiệu tập thể Tôm nõn Diễn Châu
Sản xuất tôm nõn là nghề truyền thống đã có từ hàng chục năm nay, gắn với cuộc sống của người dân vùng biển Diễn Châu. Nghề này đang giải quyết hàng trăm lao động nhàn rỗi và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ con tôm.
Tôm nõn được sản xuất quanh năm, nhưng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 là chính vụ vì nguồn tôm biển ở rất dồi dồi dào. Con tôm được chọn làm tôm nõn phải đảm bảo yếu tố tươi và đều con. Nhờ nghề chế biến tôm nõn phát triển, nên mỗi năm đã tiêu thụ cho ngư dân 300-400 tấn tôm tươi.
Toàn huyện Diễn Châu hiện có 99 hộ chuyên sản xuất tôm nõn theo phương pháp thủ công truyền thống, tập trung ở 2 xã Diễn Bích và Diễn Ngọc. Hàng năm, toàn huyện sản xuất 30-40 tấn tôm nõn, đem lại doanh thu khoảng 230 tỷ đồng. Nghề chế biến tôm nõn phát triển đã tạo công ăn việc làm cho trên 300 lao động vùng biển.
Tôm nõn Diễn Châu được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chính chất lượng, giá trị dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị của sản phẩm. Tuy nhiên, lâu nay sản phẩm tôm nõn chỉ mới dừng ở các thị trường nội tỉnh, còn với những thị trường xa hơn, người tiêu dùng vẫn e ngại do chưa biết đến vùng sản xuất cũng như độ tin cậy vào chất lượng sản phẩm.
Nhận diện những khó khăn trong phát triển thị trường cũng như tạo đầu ra ổn định cho nghề khai thác tôm của địa phương, năm 2016, Hội Sản xuất và kinh doanh tôm nõn Diễn Châu đã được thành lập với 30 thành viên; các cơ sở sau khi sản xuất sẽ có người đứng ra thu mua đóng gói và tiêu thụ.
Qua 1 năm thành lập Hội, sản lượng tôm nõn được xuất ra thị trường đã tăng đáng kể với 30 tấn/năm, doanh thu 230 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc chưa có nhãn mác, bao bì phù hợp nên sản phẩm vẫn khó cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể Tôm nõn Diễn Châu luôn được các hộ làm nghề cùng các cấp chính quyền nỗ lực đầu tư, hoàn thiện.
Tháng 10/2017, niềm vui đã đến với các hộ sản xuất, kinh doanh tôm nõn Diễn Châu khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu tập thể “Tôm nõn Diễn Châu”, kèm theo quy chế hoạt động cụ thể.
Các hội viên tham gia sản xuất mang nhãn hiệu tập thể tôm nõn Diễn Châu sẽ được nâng cao nhận thức về pháp luật như Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Pháp lệnh về vệ sinh ATTP, Luật Bảo vệ môi trường cũng như kiến thức kỹ thuật sản xuất tôm nõn đảm bảo chất lượng cao hơn để sản phẩm vươn xa hơn thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu nước ngoài.
Tại Hội thảo Khoa học và công bố nhãn hiệu tập thể tôm nõn Diễn Châu diễn ra ngày 18/12/2017, sau khi công bố nhãn hiệu, các đại biểu cùng thảo luận các giải pháp quảng bá, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu; đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của Diễn Châu.
Ông Lê Minh Tuấn, Hội trưởng Hội Sản xuất kinh doanh tôm nõn Diễn Châu cho biết: “Để gìn giữ thương hiệu sản phẩm, những hội viên như chúng tôi phải cố gắng hết sức để tôm vừa sạch, vừa đạt chất lượng, tươi 100%. Các hộ chế biến tôm nõn đều cam kết không sử dụng hóa chất bảo quản. Điều này không chỉ tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân vùng biển mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn thương hiệu, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của Diễn Châu”.
Theo Văn Dũng – Thanh Mai (NNVN)
"Bí kíp" cực đơn giản để phân biệt tôm bơm tạp chất và tôm sạch
Để tăng trọng lượng cho tôm, nhiều gian thương đã bơm nước, bơm tạp chất, bơm glixerin... vào tôm nhằm thu lợi bất chính. Nếu chỉ nhận biết qua màu sắc thì người tiêu dùng gần như sẽ rất khó để có thể phân biệt được tôm bị "tiêm hóa chất" và tôm sạch.
Việc tôm nhiễm kháng sinh cấm, bị bơm tạp chất... không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tôm bị bơm tạp chất (Ảnh: Dân Việt)
Theo các chuyên gia, tôm khi bị bơm tạp chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải loại tôm này sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt tôm bơm tạp chất và tôm sạch trong quá trình chọn mua.
Theo Danviet
Triết lý "6 cây, 2 con" đất nghèo Quảng Trị: Bỏ cây cao su? (kỳ 1) LTS: Quảng Trị đã chọn 6 cây (cao su, cà phê chè, hồ tiêu, cây ăn quả đặc sản và dược liệu, lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, gỗ nguyên liệu) và hai con (bò, tôm) để đẩy mạnh sản xuất, tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế. Viễn cảnh thì rất tươi...