Đặc sản Tết: Dân Thủ đô trúng lớn nhờ “đệ nhất bưởi”
Nhờ trồng bưởi tôm vàng (hay còn gọi là đệ nhất bưởi) bán Tết, nhiều nông dân ở ở Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội) có thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng/năm.
Anh Thuận thu hoạch bưởi bán cho khách tại nhà vườn của gia đình.
Vào những ngày này, bà con nông dân ở xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tấp nập thụ hoạch bưởi Tết. Anh Nguyễn Văn Thuận (37 tuổi) ở đội 1, xã Thượng Mỗ cho hay: Nhiều người gọi bưởi tôm vàng là đệ nhất bưởi cũng phải, bởi giống bưởi này khi chín không chỉ có màu sắc vàng tươi rất đẹp, khi ăn có vị ngọt dịu đặc trưng mà còn có mùi thơm đặc biệt, đến độ mà người ăn chỉ cần sờ vào vỏ thôi, dù rửa tay bằng xà phòng vẫn không thể hết mùi thơm trên tay.
Theo anh Thuận, với diện tích hơn 6 sào, trồng hơn 100 cây bưởi, trung bình mỗi năm gia đình anh có thu nhập gần 200 triệu đồng. Điều đáng nói là dù cho thu nhập cao, nhưng chi phí đầu tư cho cả vườn bưởi rất ít nên vợ chồng anh và bà con ở Thượng Mỗ rất phấn khởi.
Theo ông Nguyễn Khắc Hậu, đội 4, xã Thượng Mỗ, bưởi tôm vàng có xuất xứ từ xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) – nơi có giống bưởi Diễn nối tiếng. Từ năm 1995, được người dân một số xã ven sông Đáy như Song Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình… đưa về trồng, chăm sóc nhiều năm mới cho quả.
“Dù bây giờ có nhiều giống bưởi, nhiều hộ trồng bưởi nhưng bưởi tôm vàng nhà tôi trồng vẫn đắt như tôm tươi. Hàng năm cứ vào dịp giáp Tết vườn bưởi tôm vàng cảu tôi lại được thương lái đặt mua hết sạch trước tết cả tháng với giá từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng/quả, tùy loại” – anh Thuận phấn khởi nói.
Vào ngày cận Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Khắc Hậu (62 tuổi) ở đội 4, xã Thượng Mỗ cũng đang bận rộn với công việc tiếp khách vào mua bưởi. Theo ông Hậu, dù năm nay bưởi nhà ông ít hơn và chín muộn hơn nhưng vẫn kịp bán Tết nên thu nhập của gia đình vẫn đảm bảo.
“Ban đầu trồng, người dân không hề lai tạo hay chiết, ghép, tác động vào cây, nhưng khi bưởi lớn lên và chín có màu vàng tươi, bà con hái ăn thử mới thấy múi to, tôm vàng, có vị ngon ngọt đến kỳ lạ, khác hẳn so với giống bưởi Diễn ngọt đậm, và giống bưởi được đặt tên tôm vàng từ đó”, ông Hậu chia sẻ.
Video đang HOT
Chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc “đệ nhất bưởi”, ông Nguyễn Khắc Hậu cho rằng: Để bưởi ra được quả ngọt và giòn tôm thì nhà vườn cần chú ý đến việc bón phân ở từng giai đoạn sinh trưởng của cây sao cho phù hợp. Đặc biệt, ở thời kỳ ra hoa là giai đoạn nhạy cảm nhất, cần được chăm sóc nhiều nhất.
“Bưởi tôm vàng rất hay bị nấm và dễ bị rệp sáp, nhện đỏ tấn công nên chủ vườn cần phải thường xuyên quan sát, theo dõi để có thể kịp thời phòng tránh và chữa trị sâu, bệnh, giúp cây có thể phát triển ổn định đến lúc thu hoạch” – ông Hậu cho biết.
Ông Hậu cho biết thêm, giống bưởi tôm vàng trồng ở Thượng Mỗ có thời gian chín và thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên sản phẩm được tiêu thụ nhanh, giá cao.
Nói thêm về bí quyết bảo quản bưởi, anh Thuận cho hay: Bưởi tôm vàng sau khi cắt về có thể để được tới 4-5 tháng nếu biết cách bảo quản.
“Có rất nhiều cách để giữ cho bưởi không bị hỏng nhanh sau khi thu hoạch như quét vôi, bọc túi nylon… Tuy nhiên, để bưởi ngon, có chất lượng tốt, khi bảo quản bà con không nên xếp bưởi cao quá 2-3 lượt. Đặc biệt, nên rải một lớp chăn bông dưới nền rồi mới xếp bưởi lên, như vậy thì khi thời tiết nồm, ẩm ướt bưởi sẽ không bị hư thối”, anh Thuận tiết lộ.
Để tăng thêm hiệu quả kinh tế, người dân ở Thượng Mỗ còn thả nuôi thêm gà dưới các gốc bưởi để bán Tết.
Bà con dùng các bẫy sinh học để diệt côn trùng hại bưởi.
Nhiều cây bưởi tôm vàng sai quả, người dân phải dùng cây để chống, đỡ. Được biết, năm 2012, bưởi tôm vàng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể với tên gọi “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”. “Nhờ có thương hiệu đến nay sản phẩm của chúng tôi đã được khách hàng các tỉnh, thành biết đến nên bà con làm ra sản phẩm rất dễ bán”, ông Hậu nói.
Theo Danviet
Trái cam ngon nức tiếng Phù Yên "tăng tốc" ra thị trường
Đã gần 1 năm kể từ khi sản phẩm cam của những người nông dân các xã vùng trồng cam huyện Phù Yên (Sơn La) được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Để cây cam trở thành nông sản mũi nhọn, huyện Phù Yên đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp.
Chiếm lĩnh thị trường bằng chất lượng
Huyện Phù Yên - nơi có cánh đồng Mường Tấc lớn thứ 4 cả nước, đang được nhắc đến nhiều khi tạo lập được những vùng trồng cây ăn quả có múi với sản phẩm cam ngon nổi tiếng.
Nhiều năm trước, vùng trồng cam tại một số xã của Phù Yên chưa được mở rộng, sản phẩm chưa được người tiêu dùng cả nước biết đến, chất lượng cam chưa được khẳng định, giá bán không ổn định do bị tư thương ép giá nhiều...
Mỗi năm, vườn cam của gia đình bà Lê Thị Nga cho thu nhập 300 triệu đồng. Ảnh: L.N.T
Với quyết tâm đưa cây cam trở thành nông sản mũi nhọn, huyện Phù Yên đã có nhiều giải pháp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cam. Và nỗ lực đó đã được đánh dấu khi sản phẩm cam Phù Yên được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Từ đó đến nay, huyện Phù Yên đã tăng diện tích trồng cây ăn quả có múi lên gần 500ha, trong đó diện tích trồng cam được quan tâm phát triển mạnh khi diện tích trồng từ vài chục ha lên gần 248ha.
Ông Phan Quý Dương - Trưởng phòng NNPTNT huyện Phù Yên cho biết: Mấy năm gần đây, cây cam Phù Yên đã được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương. Bởi thực tế cho thấy, đất đai, khí hậu ở Phù Yên hoàn toàn phù hợp cho cây cam phát triển.
Sản phẩm cam trồng ở Phù Yên có đặc điểm quả to, đều, vỏ mỏng và đặc biệt là ăn rất ngọt, thơm. Hiện nay, cam được trồng tập trung ở các xã: Mường Thải, Mường Cơi, Tân Lang với 2 loại giống là cam Vinh và cam đường Canh.
"Mặc dù mới được công bố nhãn hiệu cho sản phẩm gần 1 năm nay, nhưng sản phẩm cam Phù Yên đã và đang chiếm lĩnh thị trường trong nước và đã góp mặt ở nhiều siêu thị, nhà hàng lớn của các tỉnh, thành trong cả nước. Qua đó, những diện tích cam ở Phù Yên đã mang lại những mùa vàng cho người nông dân. Giá trị sản phẩm không những tăng lên mà còn ổn định qua từng niên vụ" - ông Phan Quý Dương thông tin.
Theo bà Đinh Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên, cam Phù Yên có thương hiệu, được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, để duy trì và bảo vệ thương hiệu trong tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay lại càng khó hơn. Do vậy, đòi hỏi các HTX, người sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ những điều kiện, tiêu chuẩn sản xuất khắt khe, đồng thời đưa ra những hoạch định chiến lược trong phát triển sản phẩm, tăng cường quảng bá, liên kết tiêu thụ. Trong đó, tư duy sản xuất nông nghiệp phải đi trước một bước, thay đổi theo hướng sản xuất sạch, an toàn.
Mong được hỗ trợ về thị trường
Ông Lê Đức Thiện - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phù Yên cho rằng, để thương hiệu cam Phù Yên giữ vị thế vững chắc trong lòng người tiêu dùng, đòi hỏi những nông dân phải được trải qua các lớp tập huấn, đào tạo và thực hành sản xuất. Trong quá trình canh tác, người nông dân cần phải tuân thủ nguyên tắc để cho ra đời những trái cam an toàn tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm sau thu hái cần phải được sơ chế, đóng gói bao bì, tem nhãn giúp người tiêu dùng nhận diện đầy đủ thông tin về quy trình sản xuất, nguồn gốc, xuất xứ khi truy cập mã vạch...
Từ đầu năm 2018 đến nay, Hội Nông dân huyện Phù Yên đã phối hợp chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi cho hàng trăm lượt hộ nông dân.
Là một trong những người trồng cam có nhiều kinh nghiệm, bà Lê Thị Nga ở thôn Văn Yên (xã Mường Thải, Phù Yên) nói: Gia đình có hơn 600 gốc cam trồng trên 1ha đất dốc. Nhờ được tập huấn kỹ thuật, tham gia trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP nên sản phẩm cam bán rất đắt hàng. Hiện tại, cam của gia đình bà chủ yếu bán cho các thương lái đến tận vườn thu mua hay xuất đi các siêu thị dưới Hà Nội.
"Mỗi năm gia đình tôi thu nhập khoảng 300 triệu đồng từ trồng cam. Tuy nhiên, cùng với việc tăng diện tích trồng cam thì ngoài nỗ lực của người trồng cam, rất mong tỉnh, huyện tiếp tục giúp chúng tôi tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ. Do đó, việc thành lập các HTX, tổ hợp tác là rất cần thiết, tạo thành lượng hàng hóa lớn, thuận lợi trong ký kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp" - bà Nga bày tỏ.
Cùng chung mối quan tâm, ông Nguyễn Văn Sử - Phó Giám đốc HTX trồng cây ăn quả Nghĩa Hưng (xã Mường Cơi, huyện Phù Yên) chia sẻ: "Cùng với việc quảng bá, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông sản của người nông dân thông qua các hội chợ, siêu thị, những người trồng cam chúng tôi cũng mong muốn tỉnh, huyện tăng cường hơn nữa việc quản lý chất lượng, quy trình sản xuất cam. Trong đó, cần thu hút được người trồng cam tham gia vào các HTX sản xuất nông sản an toàn theo hướng VietGAP. Có như vậy mới tránh được được việc sản phẩm cam không đảm bảo an toàn, giả thương hiệu có mặt trên thị trường, giữ vững được thương hiệu và chất lượng cho sản phẩm cam Phù Yên".
Theo Danviet
Va chạm với xe tải trên đại lộ, tài xế xe máy tử vong tại chỗ Trong lúc di chuyển từ đường gom ra đại lộ Thăng Long, chiếc xe máy do một người đàn ông điều khiển bất ngờ xảy ra va chạm với một xe tải. Cú va chạm khiến tài xế xe máy tử vong tại chỗ. Hiện trường vụ tai nạn ẢNH CTV Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng...